Lưu trữ mô dây rốn: Lợi ích, quy trình và cách thực hiện

Ngọc Anh

13-03-2024

goole news
16

Lưu trữ mô dây rốn là tấm vé bảo vệ sức khoẻ tương lai cho em bé. Trong tương lai xa hơn, em bé có thể mắc các bệnh lý khác nhau. Nếu mô dây rốn được lưu trữ, sau này khi cần chữa bệnh cho em bé hoặc thậm chí những người thân mắc bệnh, đây là nguồn tế bào quý giá có tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh lý. 

Mô dây rốn là gì? Mô dây rốn có tế bào gốc gì?

Mô dây rốn là một phần của dây rốn có chứa các tế bào gốc mang tiềm năng tái tạo mô hiệu quả gọi là tế bào gốc trung mô (MSC). Đây cũng là nguồn tế bào gốc quan trọng có chứa MSC mà khác biệt là các tế bào gốc quanh nội mô và mạch máu. Các tế bào này có khả năng biệt hoá thành các mô liên kết, dây thần kinh, cơ, gân và xương hỗ trợ tái tạo. Trong lưu trữ mô dây rốn, tế bào gốc trung mô là phần quý giá nhất để sử dụng sau này.

(Hình 1 - Mô dây rốn sẽ được thu thập và lưu trữ một phần nhỏ)

(Hình 1 - Mô dây rốn sẽ được thu thập và lưu trữ một phần nhỏ)

Tế bào gốc của mô dây rốn chữa được bệnh gì? 

Bệnh tiểu đường 

Đối với bệnh nhân tiểu đường bình thường có lưu trữ mô dây rốn, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị cho bệnh nhân bằng tế bào gốc. Khi tế bào gốc trung mô được tiêm vào tĩnh mạch sẽ giúp ổn định các chỉ số trao đổi chất và nồng độ insulin. Theo đó, lượng đường huyết lúc đói và nhu cầu insulin của bệnh nhân đã giảm đi. 

Trong trường hợp người bệnh phải chịu biến chứng do tiểu đường như bệnh thận, loét vết thương hay tổn thương võng mạc,... Tế bào gốc trung mô cấy ghép vào có thể chống viêm, thúc đẩy chữa lành. Đồng thời, quá trình biệt hoá mô được đẩy mạnh, mô cũ đã tổn thương được thay thế bằng mô mới đầy đủ chức năng. Bệnh tiểu đường được hỗ trị điều trị. 

(Hình 2 - Lợi ích của lưu trữ mô dây rốn lớn nhất đối với bệnh nhân là điều trị được nhiều bệnh lý)

(Hình 2 - Lợi ích của lưu trữ mô dây rốn lớn nhất đối với bệnh nhân là điều trị được nhiều bệnh lý)

Bệnh gan

Tế bào gốc dây rốn được sử dụng được ứng dụng trong điều trị xơ gan, viêm gan và ung thư gan. Nếu người bệnh có lưu trữ mô dây rốn, bác sĩ có nhiều lựa chọn tối ưu trong chữa trị: 

  • Xơ gan: Cấy ghép tế bào gốc mô dây rốn có thể ức chế sự tăng sinh và thúc đẩy quá trình tự huỷ của HSC (Tế bào hình sao) - nguyên nhân chính gây xơ gan. Từ đó, nó sẽ ngăn chặn bệnh diễn biến xấu hoặc thậm chí đảo ngược quá trình xơ gan và các bệnh liên quan đến xơ hoá.
  • Viêm gan: Tế bào gốc trung mô khi được truyền vào cơ thể sẽ giải phóng các exosome giúp giảm nhẹ triệu chứng, giảm mức độ viêm.

(Hình 3 - Lưu trữ mô dây rốn có ý nghĩa rất lớn trong điều trị bệnh gan)

(Hình 3 - Lưu trữ mô dây rốn có ý nghĩa rất lớn trong điều trị bệnh gan)

Ngoài ra, tế bào trung mô còn ngăn chặn sự xâm nhập của bạch cầu trung tính, quá trình chết đi của tế bào gan và giảm tình trạng stress oxy hóa. Chính vì thế, tế bào gan được bảo vệ khỏi các tác nhân chống oxy hoá và tái tưới máu do thiếu máu cục bộ ở gan. 

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Cấy ghép tế bào gốc mô dây rốn để điều trị lupus ban đỏ cho người bệnh nặng đã được xác nhận an toàn và hiệu quả. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này đạt hơn 80% và tỷ lệ tái phát xấp xỉ 20%. 

Bằng cách ức chế sự tăng sinh của tế bào T, duy trì sự cân bằng của tế bào Th1/ Th2, tế bào gốc trung mô đã hỗ trợ điều trị và giảm mức độ tổn thương lên thận. So với các phương pháp điều trị lupus ban đỏ truyền thống gây nhiều tác dụng phụ: nhiễm trùng, suy buồng trứng, loãng xương,... thì ghép tế bào gốc mô dây rốn cho thấy triển vọng khá tốt. 

(Hình 4 - Bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể được điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc)

(Hình 4 - Bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể được điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc)

Bên cạnh đó cũng nên lưu ý, khả năng ức chế miễn dịch quá mức của tế bào trung mô cũng có thể gây ra các tác dụng phụ đang được nghiên cứu thêm. 

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp là tình trạng viêm ảnh hưởng đến khớp và mô xung quanh. Nguyên nhân chủ yếu là do tự miễn dịch, nhiễm trùng và chấn thương. Ghép tế bào gốc mô dây rốn hỗ trợ bệnh nhân trong điều trị bệnh lý  vè xương khớp như sau:

  • Biệt hoá thành sụn hoặc nguyên bào xương để chữa lành sụn và tái tạo sụn đầu gối
  • Giải phóng các yếu tố tăng trưởng và điều hoà để phát huy tác dụng điều hoà miễn dịch
  • Ức chế sự tăng sinh của tế bào gây viêm, thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào chống viêm và làm suy yếu quá trình viêm xương khớp. 

Chấn thương sọ não và bệnh mạch máu não

Lưu trữ mô dây rốn khi cần có thể phân lập ra tế bào gốc trung mô và exosome. Đây là hai loại tế bào gốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh mạch máu não như sau:

  • Điều hòa các gen liên quan để giảm các yếu tố gây viêm và chống viêm 
  • Tăng cường sự phát triển của các tế bào thần kinh đệm để bảo vệ và tăng cường chức năng của chúng.

Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của tế bào gốc mô dây rốn sẽ được nâng lên nếu được kết hợp với các phương pháp bổ trợ khác. Đây cũng là phần đang được mở rộng bởi các nhà khoa học. 

Bệnh tim mạch

Chức năng của tế bào gốc mô dây rốn trong điều trị các bệnh tim như sau:

  • Biệt hoá thành tế bào cơ tim, thay thế các tế bào cũ bất thường
  • Biệt hoá thành tế bào nội mô mạch máu để thúc đẩy quá trình tạo mạch và cung cấp máu.
  • Cải thiện hoạt động của tim qua ức chế quá trình apoptosis của cơ tim
  • Chống viêm và chống xơ hoá

Chấn thương tuỷ sống

Đặc trưng biệt hoá và chống viêm của tế bào trung mô rất có giá trị trong chấn thương có thể suy giảm, mất chức năng vận động, cảm giác và thần kinh. Trong điều kiện bệnh nhân đã lưu trữ trước, tế bào gốc dây rố giúp:

  • Giảm quá trình tự huỷ của tế bào thần kinh tủy sống
  • Ức chế phản ứng viêm ở vị trí bị thường, thúc đẩy tái tạo tế bào thần kinh  và giảm sự hình thành sẹo thần kinh đệm.

(Hình 5 - Lưu trữ mô dây rốn có thể hỗ trợ bác sĩ rất lớn trong điều trị chấn thương tuỷ sống)

(Hình 5 - Lưu trữ mô dây rốn có thể hỗ trợ bác sĩ rất lớn trong điều trị chấn thương tuỷ sống)

Bệnh về đường hô hấp

Tế bào gốc dây rốn hỗ trợ điều trị các tổn thương phổi cấp tính, hen phế quản và các bệnh phổi cấp tính.

Truyền tế bào gốc có thể ức chế các yếu tố gây viêm, thúc đẩy tăng trưởng tế bào để sửa chữa mô, tái cấu trúc mạch máu phổi và cải thiện chức năng phổi. Đồng thời, chức năng phổi cũng được điều hoà. 

Trong điều trị các bệnh lý khác

Ngoài ra tế bào gốc mô dây rốn còn được sử dụng để giảm tỷ lệ mắc bệnh ghép chống vật chủ (GVHD) khi cấy ghép tế bào gốc. Ngoài ra, nó cũng được ứng dụng và nghiên cứu chữa bệnh tự kỷ, hoại tử xương đùi, suy buồng trứng, alzheimer,... 

Vì sao cha mẹ cần lưu trữ tế bào gốc dây rốn cho con?

Lưu trữ mô dây rốn là làm gì?

Lưu trữ mô dây rốn là việc thu thập, xử lý và bảo quản đông lạnh mô dây rốn để phục vụ các mục đích điều trị trong tương lai. Đây là thủ thuật thường được thực hiện ngay sau khi em bé sinh xong, bác sĩ kẹp và cắt dây rốn. Phần mô thu thập sẽ được lưu lại tại Ngân hàng Mô thuộc Trung tâm Tế bào gốc của Bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. 

(Hình 6 - Kỹ thuật viên cắt 1 đoạn nhỏ dây rốn ngay sau khi em bé ra đời để tiến hành lưu trữ)

(Hình 6 - Kỹ thuật viên cắt 1 đoạn nhỏ dây rốn ngay sau khi em bé ra đời để tiến hành lưu trữ)

Những lợi ích của lưu trữ mô dây rốn

Lưu trữ mô dây rốn trở thành nhiều dịch vụ được cha mẹ lựa chọn cho em bé trong bụng. Bởi: 

  • Điều trị bệnh cho em bé: Tế bào gốc từ mô dây rốn của em bé có độ phù hợp 100% nên không xảy ra thải ghép. Khi được lưu trữ, nó sẽ trở thành nguồn thuốc “sạch”, sẵn sàng lấy ra điều trị rất nhiều bệnh lý như trên. Ngoài ra số lượng bệnh lý và chấn thương có xu hướng tăng lên phụ thuộc vào tiềm năng rất lớn của y học trong tương lai. 
  • Hỗ trợ điều trị bệnh lý cho người thân: Trong trường hợp người thân trong gia đình mắc bệnh lưu trữ mô dây rốn cũng có thể hỗ trợ việc điều trị đáng kể. Điển hình như việc cần điều trị các bệnh xương khớp, tiểu đường, thần kinh,... thì việc nguồn mô dây rốn cũng có tiềm năng phù hợp lớn với hiệu quả điều trị cao.  
  • Thu thập an toàn, không xâm lấn: Trong thu thập, mô dây rốn được lấy từ dây rốn của trẻ sơ sinh, không gây đau đớn hay tác dụng phụ cho mẹ và bé. Trong điều trị, tế bào trung mô của mô dây rốn thường không gây tác dụng phụ hoặc tác dụng phụ không nguy hiểm, không cần can thiệp gì.
  • Dễ tăng sinh, nhiều liều lượng, độ tinh khiết cao: Lưu trữ mô dây rốn sẽ giữ lại các tế bào trung mô non trẻ, với khả năng tăng sinh tốt và không bị nhiễm trùng, chứa virus. Khi cần sử dụng, bác sĩ có thể nuôi cấy, nhân bản để đảm bảo liều lượng khi điều trị. 

(Hình 7 - Lưu trữ mô dây rốn giúp bảo tồn tế bào gốc trung mô và các ứng dụng của nó)

(Hình 7 - Lưu trữ mô dây rốn giúp bảo tồn tế bào gốc trung mô và các ứng dụng của nó)

Khi nào nên lưu trữ mô dây rốn?

Lưu trữ mô dây rốn phải được quyết định trước sinh, trước tuần thứ 34 của thai kỳ để chuẩn bị và tiến hành lưu ngay sau khi kẹp và cắt dây rốn. 

Lưu trữ mô dây rốn dành cho ai?

Lưu trữ mô dây rốn dành cho tất cả các sản phụ và thai nhi khỏe mạnh. Để được lưu trữ, thai phụ sẽ được thực hiện các khám lâm sàng và các xét nghiệm đảm bảo đủ điều kiện khoẻ mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm hay nguy hiểm để thực hiện lưu trữ. 

Các câu hỏi liên quan

Mô dây rốn được thu thập và lưu trữ như thế nào?

Mô dây rốn được thu thập ngay sau khi lấy máu cuống rốn. Kỹ thuật viên sẽ cắt, lấy một phần dây rốn và khử trùng trong dung dịch sinh lý và bảo quản trong hộp đựng. 

Tiếp theo, mô sẽ được chuyển đến được lưu trữ trong các thùng nitơ lỏng với nhiệt độ - 196 độ C ở Ngân hàng Mô dây rốn. Quá trình thu thập được tiến hành cho cả thai phụ sinh thường và sinh mổ. 

(Hình 8 - Các bước trong quá trình thu thập để lưu trữ mô dây rốn)

(Hình 8 - Các bước trong quá trình thu thập để lưu trữ mô dây rốn)

Bảo quản lạnh mô dây rốn có thể lưu trữ được bao nhiêu năm?

Lưu trữ mô dây rốn tới 5 - 10 - 15 và tới 27 năm dưới điều kiện bảo quản đông lạnh. Tại Ngân hàng mô, quá trình đông lạnh sẽ tạm dừng mọi hoạt động sinh học để lưu trữ. Khi cần sử dụng, mô dây rốn sẽ được lấy ra mà vẫn giữ nguyên mọi chức năng. 

Ngân hàng mô dây rốn là gì?

Ngân hàng mô là nơi được Sở Y Tế cấp phép thực hiện các hoạt động tiếp nhận, xử lý, bảo quản, lưu trữ và vận chuyển các mô hay mẫu sinh học. Ngoài lưu trữ mô dây rốn, Ngân hàng Mô cũng lưu trữ máu cuống rốn,... để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và điều trị bệnh. Các mẫu mô được lưu trữ phải là các mô có chất lượng cao và đảm bảo sẵn sàng để lấy ra cấy ghép bất cứ lúc nào.

Lưu trữ mô dây rốn ở đâu Hà Nội?

Nếu bạn vẫn đang tìm hiểu địa chỉ lưu trữ mô dây rốn cho con thì có thể tham khảo giải pháp của Ngân hàng Mô Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đây là địa chỉ cung cấp dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn và mô dây rốn tư nhân với các ưu thế về công nghệ, đội ngũ thực hiện và chi phí như sau:

  • Đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ TT Tế bào gốc giàu kinh nghiệm trong thu thập và lưu trữ tế bào gốc. Dẫn dắt đội ngũ là PGS.TS.BS Nguyễn Trung Chính - GĐ BVĐK Phương Đông - Tổng Thư ký hội Y học tái tạo và trị liệu Việt Nam.
  • Là 1 trong số ít các Trung tâm Tế bào gốc sử dụng hệ thống lưu trữ tự động, đảm bảo nuôi cấy, sản xuất giúp xử lý, phân tích, đánh giá chuẩn xác chất lượng từng mẫu tế bào gốc.
  • Trung tâm Tế bào gốc đạt chứng chỉ Ngân hàng Mô, sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại: Hệ thống tủ lạnh bảo quản hóa chất HYC-610, hệ thống tủ an toàn sinh học cấp II, hệ thống đếm tế bào dòng chảy Cytoflex, máy đo độ sáng phát hiện tế bào (phát hiện Mycoplasma) Lucetta 20 …
  • Cung cấp báo cáo về tình trạng, số lượng của tế bào gốc lưu trữ qua từng năm giúp cha mẹ yên tâm về chất lượng tế bào gốc.
  • Thường xuyên tổ chức các chương trình ưu đãi, đảm bảo quyền lợi chi phí cho người bệnh.

(Hình 9 - Kỹ thuật viên thực hiện lưu trữ mô dây rốn trong Ngân hàng Mô BVĐK Phương Đông)

(Hình 9 - Kỹ thuật viên thực hiện lưu trữ mô dây rốn trong Ngân hàng Mô BVĐK Phương Đông)

Có thể nói, lưu trữ mô dây rốn có giá trị rất cao trong điều trị bệnh lý và nghiên cứu y khoa. Nếu có điều kiện, cha mẹ nên đăng ký lưu trữ để dự phòng sức khỏe cho bé yêu sau này!

Để đặt lịch lưu trữ và tư vấn thêm, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

 

173

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN TRUNG CHÍNH

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám