Định lượng ure máu là gì? Đo như thế nào? Có ý nghĩa ra sao?

Ngọc Anh

07-08-2024

goole news
16

Định lượng ure máu, hay xét nghiệm nitơ urê máu (BUN), là xét nghiệm đơn giản và phổ biến để đánh giá chức năng thận. Xét nghiệm này đo lượng nitơ urê trong máu, sản phẩm thải loại khi cơ thể chuyển hóa protein. Mức độ nitơ urê cao có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận.

Định lượng ure máu là gì? Ý nghĩa xét nghiệm ure creatinin máu

Định lượng ure máu là chỉ số đánh giá chức năng lọc cà thải độc của thận ra khỏi máu. Trong đó, được biết ure máu là chất độc được sinh ra qua quá trình phân giải axit amin ở ruột và tổng hợp ở gan. Thông thường, mỗi ngày chỉ cần con người nạp chất đạm vào cơ thể qua thịt, cá, trứng, sữa,... thì cơ thể sẽ tự động tổng hợp. Protein sau khi chuyển hoá sẽ đi vào máu.

(Hình 1 - Các thực phẩm giàu protein sẽ được chuyển hoá thành ure) 

(Hình 1 - Các thực phẩm giàu protein sẽ được chuyển hoá thành ure) 

Trung bình mỗi người trưởng thành sẽ bài tiết khoảng 30g ure qua đường nước tiểu và lượng nhỏ qua mồ hôi. Ở người bình thường, chức năng của thận bình thường và cơ thể bài tiết tốt thì định lượng ure máu ở mức bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn có bất thường ở thận, gan, suy tim thì lượng ure máu bị tích tụ và ngược lại. 

Nhìn chung, xét nghiệm định lượng ure máu được chỉ định để:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát chức năng gan, thận
  • Theo dõi tình trạng suy thận, kết hợp cùng với nồng độ ure niệu
  • Đánh giá mức cung cấp protein của một chế độ ăn

Chỉ số ure máu bình thường là bao nhiêu? Chỉ số ure máu bao nhiêu là cao?

Chỉ số ure máu của người khoẻ mạnh rơi vào khoảng 2.5 - 7.5 mmol/l. Nếu nồng độ ure trong máu cao hơn 7.5 mmol/ l tức chỉ số ure máu tăng bất thường. Điều này cảnh báo thận đang làm việc không hiệu quả, hàm lượng protein trong cơ thể quá cao hoặc cơ thể thiếu nước dẫn đến quá trình lưu thông kém. Trên thực tế, có một số nguyên nhân dẫn đến trường hợp ure máu tăng cao như sau: 

  • Chế độ dinh dưỡng có quá nhiều protein
  • Người mắc bệnh suy thận, tắc nghẽn đường niệu, vô niệu,...
  • Người bị ngộ độc thuỷ ngân
  • Các trường hợp tăng dị hoá protein như suy dinh dưỡng, bỏng, sốt
  • Nhiễm trùng nặng, xuất huyết tiêu hoá,...

(Hình 2 - Người bị nhiễm độc thuỷ ngân có thể có chỉ số ure máu tăng cao) 

(Hình 2 - Người bị nhiễm độc thuỷ ngân có thể có chỉ số ure máu tăng cao) 

Ngược lại, nếu chỉ số này thấp hơn 2.5mmol/ l thì bạn có thể đang bị suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh lý về gan. Các lý do sau có thể khiến định lượng ure máu giảm, bao gồm:

  • Thai phụ
  • Người đang trong chế độ ăn kiêng, giảm protein
  • Bệnh nhân mắc xơ gan, suy gan, viêm gan mạn tính hoặc cấp tính
  • Người được chẩn đoán hội chứng thận hư, giảm hấp thu
  • Người mắc hội chứng tiết ADH không phù hợp

Định lượng ure máu thay đổi ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa mọi sự tăng giảm của nồng độ ure trong máu cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của con người như sau:

  • Tăng huyết áp, mạch đập nhanh, nhỏ. Hàm lượng ure trong máu bất ổn có thể thúc đẩy quá trình truỵ mạch, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bị suy thận giai đoạn cuối
  • Chướng bụng, đầy hơi, ăn không ngon là những triệu chứng nhẹ khi bạn gặp vấn đề về thận. Nếu tình trạng này diễn biến lâu dài có thể khiến người bệnh bị buồn nôn, tiêu chảy, viêm loét niêm mạc miệng và họng. Có thêm dấu hiệu đen lưỡi, thâm chí xuất hiện tình trạng xuất huyết tiêu hoá. 
  • Rối loạn nhịp thở, hơi thở yếu, chậm và có mùi hăng, khai đặc trưng. Đây là những ảnh hưởng của sự biến đổi nồng độ ure máu lên cơ thể người bệnh.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ở mức độ nhẹ. Nếu nặng hơn thì người bệnh dễ rơi vào trạng thái mơ màng, nói mê, vật vã. Trong trường hợp ure máu tăng cao đột biến có thể đẩy người bệnh vào cảnh cơ thể co giật, đồng tử co lại, hôn mê và phản ứng kém với ánh sáng.
  • Thông thường, nếu ure trong máu tăng thì người bệnh cũng dễ bị thiếu máu và thân nhiệt giảm 

(Hình 3 - Một trong các biến chứng của định lượng ure máu cao là tăng huyết áp, mạch đập nhanh, nhỏ) 

(Hình 3 - Một trong các biến chứng của định lượng ure máu cao là tăng huyết áp, mạch đập nhanh, nhỏ) 

Xét nghiệm ure máu là gì? Diễn ra như thế nào?

Xét nghiệm ure máu, hay còn gọi là xét nghiệm nitơ urê máu (BUN), là một xét nghiệm đơn giản và phổ biến được sử dụng để đánh giá chức năng thận. Xét nghiệm này đo lượng nitơ urê trong máu - hoạt chất được tạo ra khi cơ thể chuyển hóa protein. Mức độ nitơ urê trong máu cao có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận.

Được sử dụng để tính định lượng ure máu, bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này có thể thực hiện ngay trong ngày. Quy trình của xét nghiệm ure máu được diễn ra như sau:

  • Quá trình lấy mẫu: Xét nghiệm ure máu được thực hiện bằng cách lấy một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch ở cánh tay của bạn. Máu sẽ được thu thập vào ống nghiệm và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.
  • Chuẩn bị: Thông thường, bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt cho xét nghiệm ure máu. Tuy nhiên, một số bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn hoặc hạn chế lượng protein trong vài giờ trước khi xét nghiệm.
  • Kết quả: Kết quả xét nghiệm ure máu thường có sẵn trong vòng vài ngày.

Phải làm thế nào để ổn định nồng độ ure trong máu?

Để phòng tránh rủi ro từ các trường hợp nồng độ ure trong máu tăng, giảm bất thường. Bạn có thể thực hiện các phương pháp sau để duy trì định lượng ure máu cân bằng:

Chế độ ăn uống

  • Hạn chế protein: Protein khi được chuyển hóa sẽ tạo ra ure như sản phẩm phụ. Do đó, việc hạn chế lượng protein nạp vào cơ thể có thể giúp giảm ure máu. Tuy nhiên, cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ lượng protein thiết yếu cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước: Nước giúp cơ thể bài tiết ure qua đường nước tiểu. Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) có thể giúp hạ ure máu hiệu quả.
  • Hạn chế thực phẩm giàu purin: Purin là hợp chất khi chuyển hóa cũng tạo ra ure. Các thực phẩm giàu purin bao gồm thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, các loại đậu... Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này có thể góp phần giảm ure máu.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu kali: Kali giúp điều hòa chức năng thận và bài tiết ure. Các thực phẩm giàu kali bao gồm chuối, khoai lang, rau bina, cà chua...

(Hình 4 - Để ổn định chỉ số ure máu, bạn nên uống đủ nước) 

(Hình 4 - Để ổn định chỉ số ure máu, bạn nên uống đủ nước) 

 Lối sống khoa học

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ chức năng thận, từ đó góp phần ổn định ure máu.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc (khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm) giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng, đồng thời hỗ trợ chức năng thận hiệu quả.
  • Tránh hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể gây tổn hại thận và làm tăng ure máu. Do đó, việc cai thuốc lá là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe thận.
  • Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, từ đó bảo vệ sức khỏe thận và ổn định ure máu.

Điều trị bằng thuốc 

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều chỉnh lượng ure máu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Theo dõi sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về thận và kiểm soát nồng độ ure máu hiệu quả. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn xét nghiệm ure máu và creatinin máu định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của thận.

(Hình 5 - Bạn nên đi khám sức khỏe để kiểm soát các nguy cơ sức khỏe) 

(Hình 5 - Bạn nên đi khám sức khỏe để kiểm soát các nguy cơ sức khỏe) 

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về thận hoặc muốn kiểm tra chức năng thận định kỳ thì gợi ý bạn nên đến Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn cao kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại, sẽ giúp bệnh nhân chẩn đoán hiệu quả và xét nghiệm chính xác tình trạng thận - tiết niệu - nam học.

Có thể nói, định lượng ure máu là chỉ số quan trọng giúp đánh giá chức năng thận, gan. Để nắm quyền chủ động với sức khỏe của bản thân và những người thân yêu, bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ tại các Bệnh viện uy tín.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
261

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám