Độ pH trong nước tiểu phản ánh những vấn đề sức khỏe nào?

Phương Loan

06-08-2024

goole news
16

Độ pH trong nước tiểu là chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe của một người, cung cấp dữ liệu chẩn đoán bệnh lý hiệu quả. Bệnh nhân nên tuân thủ quy trình lấy mẫu theo hướng dẫn của kỹ thuật viên, đảm bảo chất lượng và số lượng, giúp quá trình phân tích diễn ra thuận lợi.

Độ pH trong nước tiểu là gì?

Độ pH trong nước tiểu là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức axit hoặc kiềm trong nước tiểu, được xác định dựa trên nồng độ ion H+ tự do. Người có sức khỏe bình thường có độ pH nước tiểu dao động 4.5 - 8.0, trung bình 6.0, không xảy ra vấn đề nước tiểu tăng axit hay tăng kiềm.

Độ pH trong nước tiểu giúp đánh giá mức axit hoặc kiềm trong nước tiểu

(Độ pH trong nước tiểu giúp đánh giá mức axit hoặc kiềm trong nước tiểu)

Chuyên gia khuyến cáo, mọi đối tượng nên duy trì độ pH nước tiểu ở mức ổn định và định kỳ đo độ pH. Chỉ số pH nước tiểu có thể cung cấp thông tin tình trạng sức khỏe, chức năng của cơ thể.

Ý nghĩa chỉ số độ pH trong nước tiểu

Chỉ số pH trong nước tiểu có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, đánh giá sức khỏe người bệnh. Nếu độ pH bất thường, thấp hoặc cao bác sĩ sẽ có căn cứ nghi ngờ hoặc kết luận các bệnh lý sau đây:

Độ pH trong nước tiểu thấp (pH < 6)

Độ pH trong nước tiểu thấp (pH < 6), tức nước tiểu có tính axit phản ánh các vấn đề sau:

  • Suy thận cấp toan chuyển hóa, suy thận mạn.
  • Tiểu đường nhiễm ketone.
  • Tiêu chảy, nôn ói nhiều.
  • Hội chứng ure huyết cao.
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu do E.coli.
  • Toan hô hấp ứ CO2.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Hen nặng.
  • Giảm Kali máu, ăn uống kém.
  • Hội chứng ADH không thích hợp.
  • Chế độ ăn nhiều protein và thịt.
  • Đái tháo đường.
  • Tăng huyết áp.
  • Nhiễm độc thai nghén.
  • Thiếu nước.
  • Tiểu cetone do đái tháo đường không được điều trị tốt, ăn ít carbohydrate, nghiện rượu, thai bị suy dinh dưỡng.
  • Tiểu máu do nhiễm khuẩn đường tiểu, sỏi thận, bướu bàng quang, bướu thận, viêm bàng quang, niệu đạo.

pH nước tiểu dưới 6 phản ánh vấn đề sức khỏe liên quan đến tính axit

(pH nước tiểu dưới 6 phản ánh vấn đề sức khỏe liên quan đến tính axit)

Độ pH trong nước tiểu cao (pH > 8)

Độ pH trong nước tiểu trên 8 là nước tiểu có tính kiềm, độ pH cao xảy ra trong một số trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn Proteus, Pseudomonas gây phản ứng hủy urea.
  • Kiềm chuyển hóa do nôn ói.
  • Kiềm hô hấp do tăng thông khí, thở nhanh.
  • Vi trùng từ nhiễm trùng tiểu, khiến nước tiểu có tính kiềm.
  • Ăn nhiều rau quả, đặc biệt trái cây họ đậu, cam, quýt có thể làm kiềm hóa nước tiểu.

Độ pH cao hơn 8 phản ánh nước tiểu có nhiều tính kiềm

(Độ pH cao hơn 8 phản ánh nước tiểu có nhiều tính kiềm)

Quy trình lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm

Quy trình lấy mẫu nước tiểu trước khi xét nghiệm đo độ pH thông thường diễn ra lần lượt theo các bước sau:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục: Bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng nước ấm hoặc dung dịch sát trùng dịu nhẹ. Đây là bước quan trọng trong quy trình, ngăn chặn vi khuẩn bên ngoài tiếp xúc với mẫu nước tiểu.
  • Đi tiểu như bình thường: Sau khi đã vệ sinh vùng sinh dục, bệnh nhân tiến hành đi tiểu như bình thường vào lọ vô khuẩn do cơ sở y tế cung cấp. Thao tác này đảm bảo mẫu nước tiểu được thu thập từ trạng thái của cơ thể, không lẫn các chất khác.
  • Chuyển xét nghiệm: Bệnh nhân chuyển mẫu nước tiểu đã lấy được cho bộ phận kiểm tra, tránh chậm trễ khiến mẫu thay đổi đặc tính.

Quy trình xét nghiệm độ pH trong nước tiểu

(Quy trình xét nghiệm chỉ số pH trong nước tiểu)

Trong khi lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm đo độ pH, bệnh nhân cần lưu ý 2 vấn đề quan trọng sau đây:

  • Lấy mẫu giữa dòng, tức bệnh nhân không thu mẫu đầu hoặc cuối quá trình đi tiểu, nhằm đảm bảo mẫu phẩm không bị nhiễm khuẩn từ niêm mạc đường tiểu.
  • Thu thập đủ lượng nước tiểu cần thiết để đảm bảo độ chính xác cho kết quả xét nghiệm độ pH, thông thường 30 - 60ml.

Quy trình thu mẫu nước tiểu đo độ pH cần đảm bảo sạch và đủ lượng để quá trình phân tích diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, bạn nên xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị, máy móc thực hiện.

Yếu tố tác động đến kết quả đo độ pH trong nước tiểu

Chỉ số pH trong nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

  • Thời gian lưu trữ mẫu dài: Không được chuyển xét nghiệm ngay khiến vi khuẩn phân hủy urea - hợp chất tự nhiên trong nước tiểu tạo thành amoniac. Trong đó, amoniac là chất kiềm mạnh, có thể làm tăng pH trong nước tiểu.
  • Muối amoni clorua: Trong nước tiểu chứa muối amoni clorua sẽ tham gia phản ứng với nước, tạo thành axit clohidric (HCl) gây hiện tượng axit hóa.
  • Tác động của thuốc: Một số loại thuốc như potassium citrate, sodium bicarbonate, acetazolamide có thể làm tăng độ kiềm trong nước tiểu, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Xét nghiệm sau khi ăn: Sau ăn, dạ dày bắt đầu bài tiết axit, đặc biệt khi ăn những thực phẩm chứa axit, làm tăng tính kiềm trong nước tiểu.

Độ pH trong nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài

(Độ pH trong nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài)

Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, nghe tư vấn trước khi lấy nước tiểu xét nghiệm đo độ pH. Điều này đảm bảo bạn không mắc phải bất kỳ sai lầm nào, khiến kết quả phân tích bị ảnh hưởng.

Biện pháp duy trì độ pH nước tiểu ổn định

Độ pH trong nước tiểu ổn định, nằm trong khoảng cho phép thể hiện sức khỏe người kiểm tra bình thường, không mắc bệnh lý nghiêm trọng. Bạn có thể duy trì thói quen sau để duy trì chỉ số:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1.5 - 2 lít nước, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Chế độ dinh dưỡng ưu tiên rau xanh, trái cây, cung cấp đa dạng các loại vitamin thiết yếu, điều hòa acid trong cơ thể. Cân nhắc những thực phẩm như cải bó xôi, ớt chuông, bơ.

Chế độ dinh dưỡng giúp cân bằng độ pH nước tiểu

(Chế độ dinh dưỡng giúp cân bằng độ pH nước tiểu)

Tổng kết lại, độ pH trong nước tiểu là chỉ số quan trọng giúp bác sĩ, người bệnh theo dõi sức khỏe tổng thể. Thông qua tình trạng nước tiểu có tính axit hay tính kiềm có thể đánh giá chức năng hoạt động của thận, đường tiết niệu cùng một số cơ quan khác.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
217

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTƯT.BS.CKII

HÀN VĂN BẠ

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.BS.CKII

HÀN VĂN BẠ

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám