Những Món Ăn Ở Cữ Sau Sinh Mẹ Nên Bổ Sung Vào Thực Đơn
Sau sinh nên ăn uống như thế nào, món ăn nào tốt là quan tâm của nhiều bà mẹ. Hãy tham khảo những món ăn ở cữ sau sinh tốt nhất cho mẹ và bé
Hậu sản sau sinh luôn là mối lo ngại của nhiều gia đình. Người phụ nữ sau quá trình mang thai thường rất yếu và cần thời gian hồi phục. Nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ gây nên những căn bệnh hậu sản không mong muốn. Gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến người mẹ cũng như em bé.
Hậu sản là thời điểm 5 - 6 tuần sau khi sinh em bé. Trong thời gian này, các cơ quan trong cơ thể mẹ, đặc biệt là các cơ quan sinh dục sẽ dần trở lại trạng thái bình thường như trước lúc mang thai, trừ tuyến vú sẽ tiếp tục phát triển để tiết sữa cho em bé.
Hậu sản sau sinh là nỗi ám ảnh của của nhiều mẹ bỉm sữa
Thời kỳ hậu sản này sẽ được đánh dấu bằng các hiện tượng chính: Tử cung thu hồi, sự tiết sản dịch, sự lên sữa hay tiết sữa,... các thay đổi khác, vì thế quá trình chăm sóc sau sinh cho bà mẹ rất quan trọng.
Tỷ lệ người mẹ tử vong sau sinh chiếm 60% trong thời kỳ hậu sản và 50% bị tử vong sau 24h khi sinh, kéo theo đó là ⅔ tỷ lệ em bé sơ sinh tử vong sau 28 ngày ra đời. Điều này đã nói lên được tầm quan trọng của chăm sóc hậu sản cũng như chăm sóc cho các bà mẹ, trẻ em.
Vậy bệnh hậu sản là bệnh gì? Với thông tin trên, nếu như sản phụ sau sinh không được chăm sóc đầy đủ và đúng cách, sẽ dễ dàng mắc phải những bệnh lý khác nhau. Những bệnh này thuộc nhóm gọi là hậu sản sau sinh.
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản sau sinh là:
Stress là một trong những nguyên nhân gây nên hậu sản sau sinh
Muốn giảm cân nhanh chóng sau sinh nên nhiều mẹ tập thể dục quá đà dẫn đến kiệt sức
Sản phụ có biểu hiện chảy máu ở đường sinh dục liên tục trong vòng 24h sau sinh. Lượng máu mất hơn 500ml (đối với sản phụ sinh thường) và 1000ml (đối với sản phụ sinh mổ).
Băng huyết sau sinh là biến chứng sản hậu rất nguy hiểm
Hiện tượng băng huyết thường xảy ra khi tử cung của người mẹ không thể co hồi lại, bánh nhau còn sót hoặc không bong ra để sổ ra bên ngoài. Khi mất máu quá nhiều, người mẹ có thể bị choáng váng, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, chân tay lạnh, vã mồ hôi,… Có nhiều tình huống dẫn đến nhiều tình trạng đặc trưng khác nhau nhưng tóm lại, băng huyết là bệnh hậu sản cực nguy hiểm.
Trong những ngày đầu tiên của thời kỳ hậu sản, sản dịch là chất dịch trong tử cung và đường sinh dục chảy ra bên ngoài. Vào 3 ngày đầu, sản dịch gồm có máu đông cục và máu loãng có màu đỏ sẫm, sau đó sản dịch sẽ bớt đặc hơn, tới ngày thứ 9 trở đi, sản dịch sẽ không có máu mà chỉ còn dịch trắng, trong, chứa bạch cầu và các mô màng vỏ bị hoại tử.
Bế sản dịch là hiện tượng mà sản dịch không thể thoát ra ngoài. Hiện tượng này làm cho máu cũng như các chất dơ bị ứ đọng ở tử cung, sản phụ sẽ có nguy cơ bị rối loạn đông máu, chảy máu đường sinh dục,… Mặt khác, khi chảy qua đường sinh dục ngoài, sản dịch có thể dễ bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh làm sản dịch thường sẽ có mùi hôi, gây nhiễm trùng cho sản phụ.
Nhiễm trùng hậu sản xảy ra ở mẹ sau sinh, có nguồn gốc từ đường sinh dục. Thời điểm được tính trong vòng 42 ngày sau đẻ, tính từ khi em bé được sinh ra. Có rất nhiều kiểu phân loại nhiễm khuẩn hậu sản và tình trạng nặng hay nhẹ mà có khi các bà mẹ cũng không tài nào nhận biết được.
Vi khuẩn E.Coli gây nhiễm trùng hậu sản
Sự nhiễm khuẩn xảy ra khi vi khuẩn có ở bộ phận sinh dục, vi khuẩn thường đi ngược dòng từ âm đạo đến tử cung theo sản dịch. Trong đó, sản dịch hay gặp yếu tố nhiễm trùng từ vi khuẩn. Một số loại vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm khuẩn hậu sản như: Tụ cầu khuẩn, E. Coli, liên cầu khuẩn và một số loại vi khuẩn kỵ khí như Bacteroides, Clostridium. Vi khuẩn xuất phát từ chính cơ thể sản phụ, dụng cụ đỡ đẻ, những người xung quanh, thủ thuật mổ lấy thai,… Khi đó, nếu không được xử trí kịp thời sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng trở nặng và thậm chí có thể khiến bà mẹ tử vong.
Nguyên nhân gây nên bệnh lý áp xe vú có thể do tắc tia sữa, suy giảm hệ miễn dịch, núm vú bị nứt, vú bị trầy, xước. Lúc này tuyến vú sẽ bị vi khuẩn xâm nhập trực tiếp từ da, thông qua qua các ống dẫn sữa làm viêm và hình thành ổ áp xe. Khi mắc bệnh, sản phụ sẽ có cảm giác đau nhức ở sâu bên trong của tuyến vú. Dịch mủ hình thành trong vú ở các mô bị viêm.
Do đó không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức từ sâu bên trong vú. Sẽ đau hơn nếu dùng tay ấn vào vùng áp xe, cử động hai vai, cánh tay. Bên cạnh đó, vú bị sưng, căng cứng hơn bình thường và ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn.
Tắc tia sữa, áp xe vú là một trong những biến chứng nguy hiểm của hậu sản sau sinh
Khi hệ miễn dịch cũng như khả năng đề kháng của người mẹ bị yếu đi. Đó là lý do các bà mẹ dễ bị nhiễm khuẩn và ốm, đáng lo ngại hơn là những mầm bệnh này sẽ dễ lây lan sang con một cách nhanh chóng.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là trường hợp hiếm hơn các trường hợp trên, xảy ra trong vòng 48h sau sinh hoặc muộn hơn là sau sinh khoảng 5 - 6 tuần. Hội chứng này giống với hội chứng thai nghén toàn thân. Có 3 triệu chứng phổ biến: Tăng huyết áp, phù protein niệu. Có thể có cả triệu chứng thiếu máu: mỏi mệt, da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt. Kèm theo đó có thể buồn nôn, đau đầu, uống các loại thuốc giảm đau không đỡ, hoa mắt chóng mặt,…
Với sự căng thẳng, mệt mỏi đến suy nhược, bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh hậu sản, người mẹ còn dễ bị kiệt sức, thậm chí là thiếu chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến nguồn sữa, chất lượng sữa cho con và quan trọng nhất là ảnh hưởng tới bản thân. Hiện tượng suy yếu này ở sản phụ thường được gọi là hậu sản mòn. Dấu hiệu hậu sản mòn thường là mẹ bị sút cân nhanh chóng sau sinh, không muốn ăn, sôi bụng, xót ruột,….
Hậu sản mòn khiến mẹ bỉm sữa chán ăn, thường xuyên sôi bụng
Nếu bệnh nặng, sản phụ có nguy cơ gặp phải những biến chứng: Phù não, xuất huyết não, sưng phù võng mạc, suy thận mạn, chảy máu dưới bao gan, suy gan, suy tim cấp, phù phổi cấp (gặp trong tiền sản giật nặng).
Để đề phòng hậu sản sau sinh hiệu quả, không gặp những biến chứng nguy hiểm, mẹ bỉm sữa cần chú ý đến sức khoẻ tổng thể của bản thân. Sau đây là những điểm mẹ cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe thời kỳ hậu sản:
Tập yoga nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng và hậu sản sau sinh
Một số quan niệm dân gian cho rằng, phụ nữ sau sinh ăn cá rô phi sẽ dễ mắc bệnh hậu sản, bởi tính tanh làm sản dịch ứ đọng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, cá nói chung và cá rô phi nói riêng chứa nhiều dinh dưỡng, giúp mẹ bỉm sữa hồi phục nhanh. Do đó, phụ nữ sau sinh không cần kiêng ăn cá rô phi.
Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, cà pháo chứa chất solannin - chất gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Nếu phụ nữ sau khi sinh ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa, bị ho, khí huyết không thông, thậm chí là hậu sản. Do đó, trong vòng 3 tháng sau sinh, mẹ bỉm sữa nên kiêng cà pháo muối.
Hậu sản sau sinh là nhóm bệnh gồm nhiều bệnh nguy hiểm đối với sản phụ sau sinh. Bệnh viên Đa khoa Phương Đông luôn sẵn sàng đồng hành cùng mẹ và bé trước và sau khi sinh. Với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, điều dưỡng tận tâm, trang thiết bị hỗ trợ hiện đại. Đến Phương Đông, mẹ và bé vừa được chăm sóc sức khoẻ vừa được chăm lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ. Chúng tôi luôn muốn mang lại điều kiện tốt nhất để bé được khoẻ, mẹ phục hồi tốt sau sinh, phòng tránh những căn bệnh hậu sản sau sinh nguy hiểm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Sau sinh nên ăn uống như thế nào, món ăn nào tốt là quan tâm của nhiều bà mẹ. Hãy tham khảo những món ăn ở cữ sau sinh tốt nhất cho mẹ và bé