Hướng dẫn điều chỉnh liều kháng sinh khi suy thận

Phương Loan

30-08-2024

goole news
16

Hướng dẫn điều chỉnh liều kháng sinh khi suy thận là công tác bảo vệ chức năng thận, giảm thiểu tình trạng độc tính hoặc không đạt hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, việc tăng giảm liều lượng thuốc chỉ bắt đầu khi độ thanh thải creatinin (CrCl) dưới 50ml/phút.

Vì sao phải điều chỉnh liều kháng sinh khi suy thận?

Suy thận là tình trạng thận suy giảm chức năng, không thực hiện được các chức năng như đào thải chất thải, điều chỉnh huyết áp,... Trong đó, có khoảng 60 - 80% bệnh nhân suy thận bị nhiễm trùng, cần sử dụng thuốc kháng sinh hỗ trợ.

Bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp có thể gặp hiện tượng độc tính hoặc giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, hướng dẫn điều chỉnh liều kháng sinh khi suy thận là cần thiết, thông thường bắt đầu hiệu chỉnh khi độ thanh thải creatinin dưới 50 ml/phút.

Người bệnh suy thận cần điều chỉnh liều kháng sinh đảm bảo hiệu quả phác đồ điều trị

Người bệnh suy thận cần điều chỉnh liều kháng sinh đảm bảo hiệu quả phác đồ điều trị

Điều chỉnh kháng sinh nhằm tránh tích lũy các thuốc cùng độc tính gây cho bệnh nhân suy thận, bảo toàn sức khỏe tổng thể. Ngoài ra việc tăng giảm liều lượng, lựa chọn sử dụng kháng sinh phù hợp với từng tình trạng suy thận cũng quan trọng, nên ưu tiên loại thuốc ít gây ra độc tính.

Có thể thấy, việc điều chỉnh kháng sinh với người suy thận là cần thiết, quan trọng. Phác đồ dùng thuốc phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, giảm tác động xấu lên cơ thể, giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp.

Nguyên tắc lựa chọn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân suy thận

Lựa chọn dùng thuốc kháng sinh phù hợp, đúng nguyên tắc làm giảm nguy cơ tử vong cho người suy thận. Cụ thể:

  • Ưu tiên sử dụng kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh hoặc theo kết quả kháng sinh đồ.
  • Cân nhắc với các loại kháng sinh có khả năng gây độc tính cho thận như aminoglycosid, vancomycin.
  • Ưu tiên kháng sinh ít gây độc tính cho thận nhất.

Ba nguyên tắc lựa chọn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân suy thận

Ba nguyên tắc lựa chọn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân suy thận

Ước tính độ thanh thải creatinin

Liều lượng thuốc bài tiết qua thận nên được điều chỉnh theo độ lọc cầu thận (GFR) hoặc độ thanh thải creatinin (CrCl). Dưới đây là công thức tính độ thanh thải ở một số đối tượng:

Người trưởng thành

Công thức tính CrCl ở người trưởng thành như sau:

CrCl = [(140 - tuổi) x cân nặng x (0,85 nếu là nữ)]/(72 x SCr)

Điều kiện áp dụng tính công thức này:

  • Người trên 18 tuổi.
  • Cân nặng thực tế nằm trong khoảng 30% cân nặng lý tưởng.
  • Nồng độ CrCl huyết thanh ổn định.

Trẻ em

Công thức tính phân theo nhóm độ tuổi sau:

  • 0 - 1 tuổi: CrCl (ml/phút/1,73m2) = (0,45 x Chiều cao)/Scr.
  • 1 - 20 tuổi: CrCl (ml/phút/1,73m2) = (0,55 x Chiều cao)/Scr.

Người béo phì

Nếu cân nặng thực tế (ABW) của bệnh nhân vượt quá 30% cân nặng cơ thể lý tưởng (IBW) thì CrCl nên được ước tính bằng phương pháp khác. Xác định IBW như sau:

  • IBW nam = chiều cao (cm) - 100.
  • IBW nữ = chiều cao (cm) - 105.

Cách thức hiệu chỉnh liều thuốc ở bệnh nhân suy thận

Chỉ điều chỉnh liều lượng thuốc kháng sinh khi độ thanh thải creatinin dưới 50ml/phút. Hiện nay có 3 cách thức hiệu chỉnh, lựa chọn phụ thuộc vào đặc điểm của thuốc:

 

Giảm liều

Giãn cách giữa các lần dùng thuốc

Giảm liều và tăng khoảng cách giữa các lần dùng thuốc

Đặc điểm

- Thuốc có khoảng điều trị hẹp.

- Thuốc có T1/2 ngắn và không tăng lên trên bệnh nhân suy thận.

- Thuốc cần đạt được một nồng độ tối thiểu hoặc không đổi trong huyết tương khi điều trị.

- Thuốc có phạm vi điều trị rộng.

- Tác dụng thuốc phụ thuộc vào nồng độ đỉnh Cmax đạt được.

- Khi cần kéo dài khoảng cách giữa các lần đưa thuốc, tránh độc tính hoặc T1/2 thuốc tăng lên.

Phương pháp này được sử dụng phổ biến, đảm bảo nồng độ điều trị, an toàn và thuận lợi cho bệnh nhân.

Lưu ý, hướng dẫn điều chỉnh liều lượng thuốc kháng sinh khi suy thận cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý tăng giảm, có thể làm gia tăng độc tính, nguy hại đến sức khỏe.

Hướng dẫn điều chỉnh liều kháng sinh khi suy thận

Điều chỉnh liều thuốc kháng sinh nhằm tránh tình trạng tích lũy thuốc do kháng sinh không được đào thải. Bảng kháng sinh điều chỉnh phù hợp với mức độ suy thận như sau:

Thuốc

Mức lọc cầu thận (ml/phút)

Điều chỉnh liều kháng sinh khi suy thận

Liều uống

Liều tiêm

Amoxicilin

> 30

Không cần điều chỉnh liều lượng

Không cần điều chỉnh liều lượng

10 - 30

250 - 500mg/12h

Liều đầu tiên 1g, tăng lên 500g/12h

< 10

250 - 500mg/24h

Liều đầu tiên 1g, tăng lên 500g/12h

Amikacin

> 100

7.5mg/kg/12h

55 - 100

7.5mg/kg/15h

40 - 55

7.5mg/kg/18h

30 - 39

7.5mg/kg/24h

22 - 30

7.5mg/kg/30h

< 22

7.5mg/kg/36h

Cefalothin

50 - 80

2g/6h

25 - 50

1.5g/6h

10 - 25

1g/6h

2 - 10

500mg/6h

< 2

500mg/8h

Cefotaxim

< 10

Liều tải như liều thông thường

Liều tiếp theo tối đa 2g/24h

Cefoperazon

 

Không cần điều chỉnh

Cefuroxim

10 - 20

-

750mg/12h

< 10

-

750mg/24h

< 20

0,5 liều/24h

-

Ceftazidim

30 - 50

Liều tải 1g

1g/12h

15 - 30

1g/24h

5 - 15

0,5g/24h

< 5

0,5g/48h

Cefoxitin

30 - 50

Liều tải 1 - 2g

1 - 2g/8 - 12h

10 - 20

1 - 2g/12 - 24h

5 - 9

0.5 - 1g/12 - 24h

< 5

0.5 - 1g/24 - 48h

Ceftriaxon

< 10

Không quá 2g/24h

Ciprofloxacin

30 - 60

200 - 400mg/12h

 

< 30

200 - 400mg/24h

Clindamycin

-

Không hiệu chỉnh liều

Colistin

-

Liều khuyên dùng

(đv/kg/ngày)

Liều tối đa (đv/kg/ngày)

> 80

50,000

150,000

30 - 80

30,000

60,000

5 - 30

15,000

30,000

< 5

2 - 3 ngày 1.000.000 đv

30,000 đv/kg

tiếp đến 1.000.000 đv 2 lần/tuần

Moxifloxacin

-

Không điều chỉnh liều lượng với bệnh nhân suy thận

Linezolid

-

Không điều chỉnh liều lượng với bệnh nhân suy thận

Oxacillin

< 10

Dùng mức thấp của liều thông thường

Kết lại, hướng dẫn điều chỉnh liều kháng sinh khi suy thận là quan trọng, giúp hạn chế nhiễm khuẩn, đồng thời giảm ảnh hưởng của thuốc đến chức năng thận. Bệnh nhân có thể đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để thăm khám, tư vấn nhận phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế nguy cơ tử vong và tối ưu chi phí.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
61

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám