Khám dinh dưỡng cho bé: Vai trò, quy trình khám và địa chỉ uy tín

Phương Loan

13-08-2024

goole news
16

Khám dinh dưỡng cho bé là công tác quan trọng đảm bảo sức khỏe thể chất, tinh thần phát triển toàn diện, phòng ngừa các bệnh lý tiềm ẩn. Trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ lý giải tại sao dịch vụ y tế này ngày càng được quan tâm, quy trình và địa chỉ khám uy tín.

Vai trò và tầm quan trọng của khám dinh dưỡng cho bé

Khám dinh dưỡng cho bé là chìa khóa để trẻ khỏe mạnh toàn diện, cha mẹ dễ dàng theo dõi và đánh giá mức độ phát triển theo từng giai đoạn. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với trẻ nhỏ, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn có khả năng ổn định năng lượng, trí tuệ và tâm trạng.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại

Khám dinh dưỡng giúp cha mẹ biết trẻ đang dư hay thiếu chất gì, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hiện tại. Qua đây gia đình cũng có thể phát hiện các nguy cơ như thấp còi, thừa cân, rối loạn tiêu hóa hay suy dinh dưỡng, có biện pháp cải thiện tích cực.

Khám dinh dưỡng cho bé giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại

(Khám dinh dưỡng cho bé giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại)

Phụ huynh và trẻ sau khi đến khám, tư vấn dinh dưỡng cho bé tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ được các bác sĩ hướng dẫn xây dựng thực đơn phù hợp. Bên cạnh đó là cách chăm sóc hàng ngày, tạo điều kiện cho trẻ trưởng thành khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.

Phát hiện sớm các vấn đề về dinh dưỡng

Khám dinh dưỡng cho bé là một phương pháp phát hiện sớm các vấn đề dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em, điển hình như thiếu vi chất, hội chứng kém hấp thu, còi xương. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phác đồ điều trị phù hợp, giảm tối đa tác động tiêu cực đến sức khỏe tương lai.

Xây dựng chế độ ăn phù hợp từng giai đoạn phát triển

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi liên tục theo hàng năm, những giai đoạn đầu đời có thể tính theo tháng. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cha mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng đều đặn từ thời kỳ sơ sinh đến khi bước vào độ tuổi thiếu niên.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi liên tục từ sơ sinh đến khi trưởng thành

(Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi liên tục từ sơ sinh đến khi trưởng thành)

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn tập cho trẻ một lối sống khoa học khi trẻ lớn lên. Trẻ có ý thức tự giác về lựa chọn thực phẩm, qua đó chủ động tránh xa những tác nhân xấu làm suy yếu sức khỏe.

Phòng ngừa các bệnh lý liên quan

Chuyên gia dinh dưỡng sẽ cung cấp chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp với thời điểm phát triển của trẻ. Cha mẹ tuân thủ áp dụng giúp trẻ có sức khỏe ổn định, phòng tránh ốm vặt hoặc các bệnh lý mạn tính nguy hiểm.

Khi nào nên đưa bé đi khám dinh dưỡng

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý phụ huynh nên đưa con đi khám dinh dưỡng vào các mốc 6, 9, 12, 15, 18 và 24 tháng tuổi. Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ bắt đầu tập ăn dặm sẽ làm nảy sinh những vấn đề dinh dưỡng, trong đó có thể làm gián đoạn hoặc phát triển quá mức so với thời điểm hiện tại.

Sau mốc 24 tháng tuổi, cha mẹ nên khám dinh dưỡng cho bé định kỳ mỗi năm một hoặc hai lần. Nếu nhận thấy các dấu hiệu phát triển bất thường như suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì,... có thể chủ động thời gian đặt lịch khám với chuyên gia.

Đưa trẻ khám dinh dưỡng khi có những biểu hiện biếng ăn, suy dinh dưỡng, thừa cân,...

(Đưa trẻ khám dinh dưỡng khi có những biểu hiện biếng ăn, suy dinh dưỡng, thừa cân,...)

Những biểu hiện lo ngại mà gia đình không nên chậm trễ khám dinh dinh dưỡng cho trẻ như:

  • Trẻ biếng ăn, không tăng cân, chậm lớn, da xanh xao, nhợt nhạt, thường xuyên lừ đừ. Hoặc ngược lại, thừa cân, béo phì và không chịu vận động.
  • Bé gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như nôn ói khi ăn, táo bón, tiêu chảy không xác định rõ nguyên nhân.
  • Khả năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm qua các dấu hiệu như thường xuyên ốm vặt, sổ mũi, dễ bị ho khi thay đổi thời tiết, tóc lưa thưa, ít tóc, tóc mọc không đều.
  • Trẻ có các triệu chứng của thiếu vitamin, khoáng chất như hoạt động kém, chậm lật, bò, ngồi, đứng, đi, khi ngủ hay giật mình, ngủ không sâu giấc, mọc răng chậm, dễ sâu răng.

Quy trình khám dinh dưỡng cho bé

Khám dinh dưỡng cho bé là hướng cải thiện tình trạng sức khỏe, phòng ngừa các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến sức khỏe của trẻ. Song để buổi khám diễn ra hiệu quả, nhận biện pháp can thiệp kịp thời, cha mẹ tham khảo quy trình khám dinh dưỡng sau để có sự chuẩn bị.

Khám lâm sàng

Bước đầu tiên của mọi quy trình khám bệnh là khai thác triệu chứng lâm sàng, cha mẹ cần cung cấp các biểu hiện bất thường gần đây của trẻ. Nếu được hãy mô tả cụ thể, trao đổi chi tiết để bác sĩ có thêm cơ sở chẩn đoán và xác định nguyên nhân ban đầu.

Khám lâm sàng dựa vào triệu chứng bất thường gần đây của trẻ

(Khám lâm sàng dựa vào triệu chứng bất thường gần đây của trẻ)

Đánh giá chế độ ăn uống

Cha mẹ nên ghi chép lại thực đơn bữa ăn của trẻ trong 1 tuần hoặc 1 tháng gần đây. Các thông tin cơ bản bao gồm đồ ăn, thức uống, số lượng, thời gian ăn,... biểu hiện khi ăn có ngon miệng, hợp tác hay không.

Theo dõi thời gian ngủ ban ngày, giữa buổi, ngủ ban đêm, sinh hoạt, hoạt động vui chơi trong ngày của trẻ. Đây là những thông tin quan trọng đối với quá trình khám, tư vấn giải pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo tình trạng cá nhân.

Đo các chỉ số

Tư vấn dinh dưỡng cho bé cần dựa trên các chỉ số sức khỏe tổng thể, bao gồm:

  • Đo cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể.
  • Đo huyết áp với trẻ từ 3 tuổi trở lên.
  • Kiểm tra tầm nhìn.
  • Kiểm tra mắt.
  • Khám răng.
  • Nghe tim, phổi.
  • Kiểm tra lịch sử tiêm chủng.

Đo chỉ số sức khỏe tổng thể khi khám dinh dưỡng cho bé

(Đo chỉ số sức khỏe tổng thể khi khám dinh dưỡng cho bé)

Đây là những chỉ số cơ bản để phát hiện vấn đề liên quan thể chất, tình trạng thiếu hụt tăng trưởng do thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt hoặc bệnh lý tiềm ẩn. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để hướng dẫn chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, kỹ năng xã hội và cách xử lý các trường hợp khẩn cấp.

Xét nghiệm nếu cần

Trong trường hợp nghi ngờ trẻ thừa cân, suy dinh dưỡng, bác sĩ chỉ định lấy máu xét nghiệm. Những chỉ số được đánh giá bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, định lượng Calci ion hóa, định lượng sắt huyết thanh, định lượng protein, định lượng triglycerid, định lượng glucose.

Nếu cần thêm cơ sở khoa học kết luận chẩn đoán, chỉ định phác đồ điều trị mang lại hiệu quả sao, trẻ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm hình ảnh khác như siêu âm, X-quang,... Tuy nhiên các các kỹ thuật này cần được cân nhắc thực hiện theo bệnh lý, độ tuổi, giảm thiểu ảnh hưởng đến cơ thể trẻ.

Tư vấn xây dựng thực đơn dinh dưỡng

Hoàn tất quá trình thu thập thông tin, kết quả chẩn đoán, bác sĩ dinh dưỡng bắt đầu xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với thói quen và sở thích của trẻ. Đồng thời tư vấn, gợi ý cha mẹ những biện pháp cải thiện,gợi ý lối sống để đảm bảo khả năng phát triển tự nhiên và tăng cường sức khỏe.

Phụ huynh được tư vấn xây dựng, điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng sau khi có kết quả chẩn đoán

(Phụ huynh được tư vấn xây dựng, điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng sau khi có kết quả chẩn đoán)

Địa chỉ khám dinh dưỡng cho bé uy tín

Khám dinh dưỡng cho bé là công tác quan trọng đối với mọi gia đình, cha mẹ hiểu cần bổ sung và tiết chế kịp thời thực đơn hàng ngày như thế nào để bảo vệ sức khỏe của con. Phụ huynh tham khảo một số địa chỉ khám dinh dưỡng dưới đây để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khoa Dinh dưỡng & Tiết chế - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chịu trách nhiệm khám và tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ chế độ ăn cho người có tiền sử bệnh lý, bao gồm bệnh nhân nội trú lẫn ngoại trú. Người nhà bệnh nhân cũng được tư vấn giáo dục sức khỏe, cách thực hiện chế độ ăn lành mạnh và an toàn thực phẩm.

Chuyên khoa hiện được chèo lái bởi TTƯT.PGS.TS Cao Thị Thu Hương, bác sĩ có hơn 35 kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, dinh dưỡng và phòng chống bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam.

Dưới sự dẫn dắt của người thuyền trưởng ưu tú, khoa Dinh dưỡng & Tiết chế luôn tích cực tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng trang thiết bị tiên tiến vào khám và chữa bệnh. Trong đó kỹ thuật đánh giá, phân tích thành phần cơ thể ở mức tế bào qua máy INBODY 770 có độ chính xác và tin cậy cao.

Dù không phải lấy máu hay hấp thụ tia bức xạ, INBODY 770 vẫn có thể đo một loạt các chỉ số như tổng lượng nước cơ thể, phân tích nước từng phần, lượng protein toàn thân, lượng khoáng chất toàn thân, phân tích khối mỡ, lượng khoáng trong xương, cân nặng mục tiêu, số cân mỡ và cơ cần điều chỉnh,...

Đăng ký khám dinh dưỡng cho bé tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

(Đăng ký khám dinh dưỡng cho bé tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Quý khách hàng đăng ký dịch vụ khám dinh dưỡng cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông vui lòng liên hệ về số 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được hỗ trợ xếp lịch với bác sĩ chuyên khoa, qua đó nhận tư vấn và hướng dẫn cụ thể theo tình trạng của trẻ.

Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia là hai cơ sở y tế hàng đầu tại Việt Nam, quy tụ đội ngũ giáo sư, chuyên gia và trang thiết bị hàng đầu lĩnh vực khám, chẩn đoán, chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng bệnh nhi. Thông tin địa chỉ, hotline cụ thể như sau:

  • Bệnh viện Nhi Trung ương số 879 La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ hotline 024 6273 8532 nhận hướng dẫn đặt lịch khám.
  • Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia số 48B Tăng Bạt Hổ, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Gia đình nhận tư vấn và đặt lịch qua hotline 024 3971 7090.

Các phòng khám dinh dưỡng

Phụ huynh cũng có thể tham khảo các phòng khám dinh dưỡng gần nhà, đăng ký và đưa trẻ đến sàng lọc, kiểm tra và nhận tư vấn từ chuyên gia. Tuy nhiên gia đình cần thận trọng lựa chọn cơ sở y tế để thăm khám, tránh sử dụng dịch vụ của đơn vị hoạt động chui, kém chất lượng gây tác động xấu đến sức khỏe của bé.

Phụ huynh lựa chọn phòng khám dinh dưỡng uy tín trước khi đăng ký dịch vụ

(Phụ huynh lựa chọn phòng khám dinh dưỡng uy tín trước khi đăng ký dịch vụ)

Kết luận

Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ đóng vai trò quan trọng trong những đầu đời, đảm bảo trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Chuyên gia khuyến cáo, mỗi năm phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế khám, tư vấn 1 - 2 lần để kịp thời thay đổi chế độ thực đơn theo nhu cầu từng giai đoạn của cơ thể.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
309

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám