Không có tinh trùng là gì? Tại sao? Chẩn đoán như thế nào?

Ngọc Anh

16-07-2024

goole news
16

Nam giới không có tinh trùng thường đi liền với khả năng sinh sản suy giảm, hiếm muộn vô sinh hoặc rất khó có con tự nhiên. Điều đáng nói là bệnh nhân thường không thể phát hiện tinh dịch không có tinh trùng bằng các dấu hiệu thông thường mà phải thông qua thăm khám với các chuyên gia y tế tại các Bệnh viện uy tín!

Hiện tượng không có tinh trùng là gì?

Không có tinh trùng (vô tình) là tình trạng ghi nhận không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch nam giới. Thông thường, một bệnh nhân được xác định vô tinh bởi bác sĩ chuyên khoa khi thực hiện tinh dịch đồ cho kết quả không có tinh trùng sau ly tâm và quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần.

(Hình 1 - Một số nam giới mặc dù có tinh dịch nhưng trong tinh dịch không có tinh trùng)

(Hình 1 - Một số nam giới mặc dù có tinh dịch nhưng trong tinh dịch không có tinh trùng)

Dựa theo nguyên nhân, bất thường này được ghi nhận dưới 2 hình thức

  • Không có tinh trùng do tắc nghẽn: Phổ biến, chiếm ~ 40% các trường hợp. Xuất phát từ các bệnh lý vùng dưới đồi, tuyến yên, bất thường về mặt di truyền
  • Không có tinh trùng không do tắc nghẽn: Chủ yếu do vấn đề ở tinh hoàn như suy tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, ngưng sinh tinh,...

Cách nhận biết nam giới không có tinh trùng?

Bạn nên lưu ý đến Bệnh viện kiểm tra sớm nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Ít ham muốn tình dục
  • Rối loạn cương dương
  • Có khối u, sưng tấy hoặc khó chịu xung quanh tinh hoàn
  • Râu, lông ít hoặc không có

Tuy nhiên, đa số các trường hợp bệnh nhân vô tinh không có bất kỳ biểu hiện nào khác thường cho tới khi lập gia đình và mãi không có con. Chính vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe Nam khoa định kỳ và Khám sức khỏe tiền hôn nhân là vô cùng quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh lý sớm.

(Hình 2 - Đàn ông cần bác sĩ hỗ trợ khi nghi ngờ bản thân bị vô tinh)

(Hình 2 - Đàn ông cần bác sĩ hỗ trợ khi nghi ngờ bản thân bị vô tinh)

Tại sao một số nam giới lại không có tinh trùng?

Dị tật bẩm sinh không có ống dẫn tinh

Một số nam giới có dị tật ở bộ phận sinh dục như:

  • Thiếu ống dẫn tinh bẩm sinh hoặc teo
  • Hẹp ống dẫn tinh bẩm sinh

Cũng có trường hợp nam giới đến tuổi dậy thì không phát triển ống dẫn tinh thành kích thước tiêu chuẩn, dẫn đến tinh trùng từ mào tinh hoàn không di chuyển được ra ngoài. 

Tắc ống dẫn tinh

Đây là một trong những nguyên nhân thường thấy nhất trên lâm sàng sản khoa khi người đàn ông được chẩn đoán vô sinh. Ống dẫn tinh bị chặn ở một vị trí nào đó, khiến tinh trùng không được vận chuyển ra khỏi tinh hoàn khi xuất tinh. Tình trạng này khá phổ biến vì nó là hệ quả của:

  • Chấn thương hoặc biến chứng phẫu thuật ở hệ sinh dục như thắt ống dẫn tinh triệt sản, điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục, tắc nghẽn ống dẫn tinh
  • Biến chứng của các bệnh lý viêm nhiễm kéo dài, không được điều trị dứt điểm như viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn,... khiến vi khuẩn lội ngược dòng lên ống dẫn tinh, gây tắc nghẽn
  • Có khối u ở mào tinh hoàn, tuyến tiền liệt,....
  • Dị tật bẩm sinh ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng, không có sự liên kết giữa ống dẫn tinh với các cơ quan khác

(Hình 3 - Do nhiều nguyên nhân, tắc ống dẫn tinh khiến nam giới không giải phóng tinh trùng khi xuất tinh)

(Hình 3 - Do nhiều nguyên nhân, tắc ống dẫn tinh khiến nam giới không giải phóng tinh trùng khi xuất tinh)

Xuất tinh ngược dòng

Đối với bệnh nhân trong trường hợp này, họ có tinh trùng nhưng khi phóng tinh thay vì phóng ra ngoài dương vật lại xuất ngược về bàng quang. Tinh trùng không thoát ra ngoài nên xuất tinh ngược dòng cũng được coi là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có tinh trùng. 

Suy tinh hoàn

Tinh hoàn được coi như “nhà máy” sản xuất tinh trùng. Nếu cơ quan này bị suy yếu thì việc sản xuất tinh binh sẽ bị gián đoạn. Số lượng và chất lượng tinh trùng bị sụt giảm, ví dụ như tinh trùng ít, tinh trùng sinh ra nhưng không hoàn thiện về hình dạng và chức năng.  

Rối loạn nội tiết tố nam

Tuyến yên là cơ quan đảm nhiệm vai trò hình thành các hormone sinh dục nam để kích thích quá trình sinh tinh ở tinh hoàn. Nếu vùng tuyến yên này bị tổn thương sẽ dẫn đến rối loạn giải phóng nội tiết tố như GnRH, gonadotropin khiến tinh hoàn không sản xuất ra tinh trùng được.

Ngoài ra, các bất thường về mặt di truyền như thừa, thiếu số NST hoặc cấu trúc bất thường cũng dẫn đến tình trạng này như:

  • Hội chứng Klinefelter
  • Hội chứng Down
  • Hội chứng Noonan
  • Hội chứng Kallmann, mất đoạn NST Y, NST Y có 2 tâm động,...

(Hình 4 - Một số tác nhân di truyền cũng ảnh hưởng đến quá trình xuất tinh ở nam giới)

(Hình 4 - Một số tác nhân di truyền cũng ảnh hưởng đến quá trình xuất tinh ở nam giới)

Chẩn đoán tình trạng tinh dịch không có tinh trùng như thế nào?

Nếu bệnh nhân đang bị nghi ngờ vô tinh, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra bằng xét nghiệm tinh dịch đồ.  Xét nghiệm phải được tiến hành ít nhất 3 lần trong vòng từ 2 tuần - 1 tháng để cho ra kết quả chính xác.

Các nhân viên y tế sẽ lấy mẫu tinh dịch tươi của bệnh nhân và kiểm tra bằng máy ly tâm hoặc soi dưới kính hiển vi với độ phóng đại lên tới 400 lần. Nếu tinh dịch quá ít, các bác sĩ sẽ thu thập cả nước tiểu sau khi xuất tinh để tìm thêm tinh trùng. Việc không có tinh trùng và tế bào mầm chưa trưởng thành trong tinh dịch có thể là dấu hiệu của tắc đường dẫn tinh hoàn toàn.

Bên cạnh đó, tùy trường hợp từng ca bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định:

  • Xét nghiệm nội tiết tố sinh dục - testosterone
  • Xét nghiệm NST
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc siêu âm để kiểm tra hình dạng và các bất thường của cơ quan sinh dục

(Hình 5 - Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tinh trùng trong tinh dịch qua xét nghiệm testosterone)

(Hình 5 - Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tinh trùng trong tinh dịch qua xét nghiệm testosterone)

Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân không có tinh trùng

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị hàng đầu cho bệnh nhân vô tinh do suy tuyến yên, tức là không có tinh trùng không liên quan đến tắc nghẽn. Nam giới sẽ được yêu cầu sử hormone kích thích nang trứng FSH, Gonadotropin màng đệm người (HCG), clomiphene, anastrozole và letrozole.

Điều trị ngoại khoa

Các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật nếu vấn đề không có tinh trùng liên quan đến:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Vô tinh do bế tắc trong tinh hoàn
  • Ống dẫn tinh bị tắc
  • Mở rộng lồi tinh hoặc cổ túi tinh

Ví dụ, trường hợp thường thấy nhất là không có tinh trùng do ống dẫn tinh bị tắc sẽ được chỉ định phẫu thuật thông ống dẫn tinh. Nếu thực hiện sớm, ống dẫn tinh có khả năng hồi phục lên tới 97% và đem lại cơ hội thụ thai tới 76%.

Áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Đa số những người đàn ông không có tinh trùng đều khó có con tự nhiên nếu không dùng các phương pháp hỗ trợ sinh sản lấy tinh trùng từ mào tinh và tinh hoàn ra ngoài như sau:

  • Chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da (PESA): Bạn sẽ được thực hiện chọc hút để lấy tinh trùng qua da một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của PESA khá thấp, chỉ bằng ½ MESA.
  • Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh (MESA): Đây là thủ thuật dành cho các trường hợp không có tinh trùng do tắc nghẽn. Bác sĩ sẽ mổ lấy tinh trùng từ mào tinh của người bệnh với tỷ lệ thành công rất cao.
  • Phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn (TESE): Dành cho các trường hợp cơ thể người đàn ông vẫn có thể sinh tinh bình thường, bệnh nhân có thể được hút tinh trùng bằng kim đâm xuyên qua mô tinh hoàn.
  • Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn (Micro - TESE): Nếu bệnh nhân không tự sinh ra tinh trùng được vì tinh hoàn teo thì bác sĩ sẽ can thiệp tìm mô tinh trùng bằng các mẫu mô của tinh hoàn.  Hơn thế nữa, những bệnh nhân bị vô tinh do biến chứng quai bị cũng có thể tìm thấy tinh trùng bằng phương pháp này với tỷ lệ thành công lên đến 100%. 

(Hình 6 - Minh hoạ các bước của quá trình thực hiện lấy tinh trùng từ tinh hoàn (Micro tense))

(Hình 6 - Minh hoạ các bước của quá trình thực hiện lấy tinh trùng từ tinh hoàn (Micro tense))

Các biện pháp hỗ trợ các ca bệnh không có tinh trùng

Bên cạnh các biện pháp can thiệp y tế, người bệnh không có tinh trùng cũng được khuyến cáo:

  • Duy trì điều trị bệnh đúng theo liều lượng, thời gian 
  • Tái khám định kỳ để theo dõi sức khoẻ sát sao
  • Đi khám ngay nếu phát hiện các biểu hiện bất thường của cơ quan sinh dục
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì các thói quen sinh hoạt khoa học, vận động phù hợp

Khoa Nam học - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám uy tín cho các anh em tại Hà Nội. Khoa sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm việc tại các Bệnh viện Nam khoa hàng đầu, tự tin làm chủ hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại như máy chụp CT 128 dãy, máy chụp MRI Multiva 1.5T,.... sẽ giúp phát hiện bệnh lý nhanh chóng, điều trị kịp thời, hiệu quả. 

(Hình 7 -  Nam giới nên đi kiểm tra và đánh giá sức khoẻ sinh sản định kỳ)

(Hình 7 -  Nam giới nên đi kiểm tra và đánh giá sức khoẻ sinh sản định kỳ)

Có thể nói, không có tinh trùng là bất thường đe dọa rất lớn đến khả năng sinh sản và hạnh phúc gia đình của nam giới. Để chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản, các bác sĩ nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe sinh sản, thăm khám Nam khoa định kỳ và kiểm tra ngay nếu phát hiện các bất thường. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
375

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám