Kích thước tinh hoàn bình thường là bao nhiêu? Cách kiểm tra tinh hoàn tại nhà?

Ngọc Anh

03-07-2024

goole news
16

Mọi sự thay đổi của các cơ quan thuộc hệ sinh dục, bao gồm cả tinh hoàn đều khiến nam giới đều có thể khiến nam giới cảm thấy bất an và lo lắng bất thường. Bởi đây có thể là trạng thái sinh lý bình thường hoặc biểu hiện của các bệnh lý Nam khoa khó nói. Vậy làm thế nào để nhận biết? Kích thước tinh hoàn bình thường là như thế nào? Có triệu chứng nào kèm theo không?... Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo dõi qua bài viết dưới đây!

Kích thước tinh hoàn bình thường là bao nhiêu?

Kích thước tinh hoàn bình thường của Nam giới Việt Nam trung bình như sau:

  • Chiều dài 4 - 5,1 cm. 
  • Chiều rộng 3 cm
  • Dày khoảng 1 - 2,5 cm
  • Thể tích khoảng 12 - 30 ml

(Hình 1 - Nhiều người tò mò về tinh hoàn bình thường có kích thước bao nhiêu)

(Hình 1 - Nhiều người tò mò về tinh hoàn bình thường có kích thước bao nhiêu)

Thế nào là tinh hoàn nhỏ, tinh hoàn lớn?

Tinh hoàn được xem là nhỏ nếu chiều dài nhỏ hơn 3,5 cm. Nếu bạn có tinh hoàn nhỏ bẩm sinh thì bất thường này không ảnh hưởng đến sức khỏe, không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu tinh hoàn nhỏ do bệnh lý thì kích thước nhỏ cso thể là dấu hiệu của suy sinh dục do bệnh lý. Khi đó, người bệnh cần đi thăm khám sớm để được điều trị cải thiện. 

Đối với tinh hoàn lớn thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, triệu chứng của các bệnh lý: viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, tràn dịch tinh hoàn, xoắn tinh hoàn,... Tinh hoàn sưng to và nguyên nhân khởi phát từ bệnh lý thường do các loại virus quai bị, vi khuẩn chlamydia,... gây ra.

Tinh hoàn phát triển như thế nào? Khi nào tinh hoàn ngừng phát triển?

Tinh hoàn hình thành vào giai đoạn đầu thai kỳ, hoàn thiện hình dạng và chức năng vào giai đoạn dậy thì và ổn định sau đó. Vào giai đoạn thai nhi, tinh hoàn hình thành từ các tế bào mầm nguyên thuỷ, di chuyển xuống bìu và bắt đầu sản xuất testosterone để phát triển cơ quan sinh dục nam vào tuần thứ 12. 

(Hình 2 - Minh hoạ sự phát triển kích thích tinh hoàn bình thường qua các độ tuổi)

(Hình 2 - Minh hoạ sự phát triển kích thích tinh hoàn bình thường qua các độ tuổi)

Kích thước tinh hoàn bình thường bắt đầu tăng trưởng nhanh chóng khi bé trai bước vào tuổi dậy thì (8 - 14 tuổi). Không chỉ hình dạng, chức năng của tinh hoàn liên tục phát triển trong suốt thời kỳ dậy thì, đạt đỉnh điểm khi người đàn ông 20 tuổi.  

Tinh hoàn ngừng phát triển vào năm 20 tuổi. Vì thế, kích thước của nó ít thay đổi trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, chức năng sản xuất tinh trùng và testosterone sẽ giảm dần theo tuổi tác, bắt đầu từ năm 50 tuổi. 

Kích thước tinh hoàn có ảnh hưởng đến sức khoẻ không?

Hội chứng Klinefelter

Đây là bệnh thiểu năng sinh dục và vô sinh với bệnh cảnh tinh hoàn không phát triển, mào tinh hoàn lớn bất thường hoặc tinh hoàn teo nhỏ. Đây là bệnh do rối loạn di truyền gây ra, tuy chỉ có khoảng 1/1000 trẻ sơ sinh nam mắc bệnh nhưng Hội chứng Klinefelter ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

(Hình 3 - Bệnh nhân mắc hội chứng Klinefelter có tuyến vú nữ hoá hơn bình thường)

(Hình 3 - Bệnh nhân mắc hội chứng Klinefelter có tuyến vú nữ hoá hơn bình thường)

Các bệnh nhân mắc hội chứng này thường được nhận dạng bằng tầm vóc cao, tinh hoàn nhỏ, nữ hoá tuyến vú và không tìm thấy tinh hoàn trong tinh dịch. Trong hoàn cảnh này, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tinh hoàn mà nó còn khiến bệnh nhân:

  • Khó khăn trong giao tiếp
  • Suy giảm kỹ năng xã hội
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Dễ mắc các bệnh lý: đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, run không tự chủ, ung thư vú, loãng xương, lupus ban đỏ hệ thống...

Suy giảm sinh dục

Dù người đàn ông bị thiếu hụt testosterone do bẩm sinh, bất thường tinh hoàn hay nguyên nhân khác thì đều có tinh hoàn bất thường. Tinh hoàn có thể không di chuyển xuống bìu, tinh hoàn không phát triển hay tinh hoàn nhỏ. 

(Hình 4 - Suy giảm sinh dục cũng khiến tinh hoàn nhỏ hơn)

(Hình 4 - Suy giảm sinh dục cũng khiến tinh hoàn nhỏ hơn)

Khi đó, không chỉ tinh hoàn mà các đặc trưng của nam giới cũng chậm phát triển và rất mờ nhạt: bộ phận sinh dục, sức khỏe, hình thể, lông tóc,... Ngoài ra, nó còn làm giảm, thậm chí mất khả năng sinh sản của người đàn ông. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước tinh hoàn

Mặc dù kích thước tinh hoàn không đại biểu cho yếu tố duy nhất quyết định khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn mà nam giới cần lưu ý:

Nhiệt độ

Tinh hoàn chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Khi bộ phận này tiếp xúc với nhiệt độ cao (VD: mặc quần áo quá chật, tắm nước nóng), tinh hoàn có thể tạm thời co lại. Điều này cũng xảy ra tương tự khi nó phải tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ thấp (VD: dội nước lạnh, vào phòng điều hoà quá lạnh). Tuy nhiên, ảnh hưởng từ nhiệt độ chỉ khiến tinh hoàn teo tạm thời và chúng cần thời gian để điều chỉnh để duy trì nhiệt độ lý tưởng cho quá trình sản xuất tinh trùng.

Độ tuổi

Như đã đề cập đến ở trên, tinh hoàn phát triển và đạt kích thước tinh hoàn bình thường vào năm 20 tuổi. Nhưng từ 50 tuổi trở đi, chức năng của nó suy yếu dần, tức kích thước của bộ phận này cũng nhỏ đi một chút.  

(Hình 5 - Theo thời gian, tinh hoàn của nam giới sẽ nhỏ và giảm dần về mặt chức năng)

(Hình 5 - Theo thời gian, tinh hoàn của nam giới sẽ nhỏ và giảm dần về mặt chức năng)

Bệnh lý

Tùy tình trạng bệnh lý mà có thể gây ra các khối u, giãn mạch máu ở tinh hoàn, suy giảm hormone nam,... khiến tinh hoàn sưng to hoặc teo nhỏ. Ví dụ: 

  • Viêm tinh hoàn
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Xoắn tinh hoàn
  • Tinh hoàn ẩn
  • Chấn thương tinh hoàn
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Ung thư tinh hoàn

Cách kiểm tra tinh hoàn tại nhà? Cách đo kích thước tinh hoàn?

Bạn có thể tự thực hiện kiểm tra bộ phận này tại nhà mỗi lần đi tắm để phát hiện u cục và các bất thường nếu có. Các anh em có thể tranh thủ kiểm tra trong lúc tắm rửa, vệ sinh các nhân. Cách kiểm tra như sau:

  • Bước 1: Đứng thẳng, hai chân dạng vừa phải
  • Bước 2: Kiểm tra tình trạng bìu, xem có bất thường, bị sưng đỏ hay có gì bất thường không
  • Bước 3: Dùng tay đã rửa sạch chạm nhẹ vào hai bên tinh hoàn để xem có đau đớn hay khối u nào không
  • Bước 4: Cuộn tinh hoàn vào giữa ngón cái, ngón trỏ để xem bề mặt tinh hoàn có trầy xước, mụn,... không

Nếu phát hiện có khối u cục, cảm thấy đau, sưng tấy, nóng đỏ, tiết dịch, vùng da ngoài sa trễ,... ở khu vực này thì bạn nên đi khám ngay lập tức!

(Hình 6 - Bạn có thể chủ động thực hiện các cách kiểm tra tinh hoàn tại nhà)

(Hình 6 - Bạn có thể chủ động thực hiện các cách kiểm tra tinh hoàn tại nhà)

Khi nào nên đến Bệnh viện?

Ngoài trường hợp bắt buộc phát hiện các triệu chứng điển hình: đau, sưng, thay đổi kích thước,... ở tinh hoàn thì bệnh nhân nên đi khám nếu phát hiện:

  • Sờ thấy khối u nhỏ, cứng hoặc mềm ở vùng kín
  • Hai bên tinh hoàn bất đối xứng lớn hơn ( 4 x 3 x 2,5 cm)
  • Và các trường hợp khác

Hướng dẫn chăm sóc và phòng tránh các bệnh ở tinh hoàn?

Để chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản nam giới, bạn có thể chủ động thực hiện các cách bảo vệ và chăm sóc tinh hoàn như sau:

  • Hạn chế hút thuốc lá, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiết niệu và lây lan thành viêm nhiễm hệ sinh dục. Do thuốc lá kích thích tăng sinh các tế bào mầm tinh hoàn, đồng thời, nó làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng
  • Không vận động mạnh, tránh va chạm làm tổn thương các bộ phận sinh dục như các môn thể thao mạo hiểm
  • Trang bị đồ bảo hộ khi tập thể dục thể thao như  bóng đá, võ thuật, đua ngựa,...
  • Đi khám sức khỏe Nam khoa định kỳ
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, giúp ổn định và gia tăng nồng độ testosterone để cải thiện các bệnh lý liên quan

Câu hỏi liên quan

Kích thước tinh hoàn bình thường trên siêu âm?

Trên máy siêu âm, bác sĩ có thể quan sát thấy tinh hoàn có hình dáng như hạt đậu. Kích thước tinh hoàn bình thường khoảng 4x3x2,5cm, nặng khoảng 20g. Mào tinh hoàn dài khoảng 6 cmm, dày từ 0,6 - 1,5 cm phủ sau tinh hoàn. Đuôi mào tinh hoàn tiếp nối thành ống dẫn tinh, chạy lên phía trên ra khỏi bìu. Thừng tinh chứa động mạch, tĩnh mạch, ống dẫn tinh và các mạch máu đám rối tĩnh mạch hình dây leo chạy lên ống bẹn vào trong ổ bụng. 

(Hình 7 - Tinh hoàn bình thường trên siêu âm (trái) và xoắn tinh hoàn (phải))

(Hình 7 - Tinh hoàn bình thường trên siêu âm (trái) và xoắn tinh hoàn (phải))

Hình ảnh siêu âm bìu được cho là bất thường nếu bác sĩ phát hiện:

  • Tinh hoàn tăng, giảm kích thước
  • Giảm âm đồng âm, tăng âm, âm hỗn hợp
  • Cấu trúc mạch máu giãn trong bệnh lý giãn tĩnh mạch tinh
  • Xuất hiện các tổn thương khu trú: nang, vôi hoá, ổ áp xe, u,...
  • Các tổn thương lan toả: viêm, vi vôi hoá lan toả,...

Tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không?

Hai bên tinh hoàn thường có kích thước chênh lệch. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, nếu sự chênh lệch nằm dưới khoảng 4 x 3 x 2,5 cm thì không đáng lo ngại. 

Nếu bạn đang tìm địa chỉ thăm khám Nam khoa uy tín tại Hà Nội thì Khoa Nam học - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là nơi đáng cân nhắc. Xuất thân từ những trường đào tạo danh tiếng, Bệnh viện TW tuyến đầu, các bác sĩ, chuyên gia của Khoa luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật, phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh lý, rút ngắn thời gian nằm viện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Được hỗ trợ phát hiện bệnh lý, hạn chế biến chứng từ hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, sẵn sàng thực hiện mọi ca phẫu thuật: cấp cứu, nội soi, cắt ghép, tạo hình,... Bệnh viện tự tin sẽ giúp mọi khách hàng được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng cao, an toàn và dễ chịu. 

(Hình 8 - Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh tại BVĐK PĐ)

(Hình 8 - Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh tại BVĐK PĐ)

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về kích thước tinh hoàn bình thường. Để hạn chế rủi ro từ các biến chứng, ngay khi cảm thấy tinh hoàn có những biểu hiện bất thường thì bạn hãy thăm khám sớm nhất có thể để được hỗ trợ y tế kịp thời và hiệu quả. 

2,705

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS

LÊ QUANG ĐẠO

Trung tâm hiếm muộn và Nam học công nghệ cao

BS

LÊ QUANG ĐẠO

Trung tâm hiếm muộn và Nam học công nghệ cao
19001806 Đặt lịch khám