Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Lưu ý về chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ

Phương Loan

09-02-2024

goole news
16

Nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao phần lớn xuất phát từ việc ăn uống vô độ, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học làm mất cân bằng lượng calo vào và calo ra. Vậy, để biết người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì và không nên ăn gì, bạn hãy theo dõi bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ là tình trạng bất thường của nồng độ chất béo trong máu, có thể đề cập đến sự tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL cholesterol, tăng chất béo trung tính và giảm HDL cholesterol. Nếu một người duy trì ổn định, cân bằng bốn chỉ số nêu trên thì quá trình chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể sẽ diễn ra thuận lợi.

Máu nhiễm mỡ là tình trạng bất thường của chất béo trong máu

(Máu nhiễm mỡ là tình trạng bất thường của chất béo trong máu)

Thời kỳ đầu, máu nhiễm mỡ không có biểu hiện rõ ràng, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên kéo dài không điều trị, máu nhiễm mỡ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Chế độ dinh dưỡng quyết định đến tình trạng máu nhiễm mỡ

Ngoại trừ nhóm nguyên phát, do đột biến gen hoặc gia đình có tiền sử mỡ máu cao thì nguyên nhân phần lớn dẫn đến máu nhiễm mỡ là chế độ dinh dưỡng không khoa học. Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, nạp nhiều chất béo bão hòa đều là tiền đề của căn bệnh này.

Chế độ dinh dưỡng quyết định đến tình trạng máu mỡ

(Chế độ dinh dưỡng quyết định đến tình trạng máu mỡ)

Từng có nghiên cứu chỉ ra, số lượng và loại chất béo tiêu thụ khi ăn uống có thể ảnh hưởng đến cholesterol trong máu, gia tăng nồng độ cholesterol toàn phần và LDL cholesterol. Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Vậy nên, khi bị hoặc có nguy cơ máu nhiễm mỡ, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn thường ngày để làm giảm, ổn định các chỉ số. Song song với đó, hãy lên kế hoạch vận động, tập thể dục thường xuyên để tiêu hao năng lượng đã nạp vào cơ thể.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì?

Chế độ ăn uống giàu chất xơ, cholesterol tốt, vitamin và khoáng chất là tuyến phòng thủ, đòn tấn công đầu tiên để đẩy lùi tình trạng máu nhiễm mỡ. Từ đó phòng tránh được sự tích tụ các mảnh bám tại động mạch, tránh tắc nghẽn và nhồi máu cơ tim.

Xem thêm: Nhồi máu cơ tim cấp: Triệu chứng và cách phòng tránh

Thực phẩm giàu chất xơ

Đứng đầu danh sách máu nhiễm mỡ nên ăn gì là thực phẩm giàu chất xơ, có nhiều trong rau xanh và trái cây tươi. Người bệnh nên ưu tiên những loại có màu xanh đậm như cải xoăn, súp lơ, rau chân vịt,... chứa nhiều vitamin, khoáng chất và vi khoáng làm giảm nồng độ cholesterol xấu, ngăn ngừa các mảng xơ vữa bám vào thành động mạch.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì để làm giảm nồng độ cholesterol xấu

(Máu nhiễm mỡ nên ăn gì để làm giảm nồng độ cholesterol xấu)

Sử dụng các loại trái cây tươi như táo, chuối, lựu, cam,... để tăng cholesterol tốt, hỗ trợ quá trình đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Không những vậy, chất xơ hòa tan có trong loại thực phẩm này còn tạo cảm giác no lâu, giúp quá trình giảm cân hiệu quả hơn.

Giá đỗ

Giá đỗ chứa nhiều protein và vitamin lành mạnh nhưng cung cấp rất ít calo, không chứa chất béo nên được khuyến nghị sử dụng với bệnh nhân máu nhiễm mỡ. Ăn giá đỗ với liều lượng phù hợp, chế biến đúng cách có thể cải thiện quá trình trao đổi chất và điều chỉnh lượng cholesterol trong máu.

Ăn giá đỗ giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong máu

(Ăn giá đỗ giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong máu)

Yến mạch hoặc các loại hạt

Thực phẩm nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch hỗ trợ làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa sự phát triển bệnh lý tim mạch ở người lớn. Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, mắc ca, đậu lăng, đậu hà lan giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh, cũng giúp cải thiện chỉ số cholesterol.

Ăn ngũ cốc giúp cải thiện tình trạng mỡ nhiễm máu

(Ăn ngũ cốc giúp cải thiện tình trạng mỡ nhiễm máu)

Chế phẩm từ đậu nành

Không chỉ thịt, đậu nành cũng có một lượng protein và axit amin lớn, đủ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, đậu nành không chứa chất béo bão hòa nên có thể cải thiện lượng chất béo xấu và chất béo trung tính trong máu.

Đậu nành chứa nhiều protin và axit amin hỗ trợ cải thiện LDL-C

(Đậu nành chứa nhiều protin và axit amin hỗ trợ cải thiện LDL-C)

Dầu thực vật

Các chuyên gia khuyến nghị người bị máu nhiễm mỡ nên thay đổi thói quen nấu ăn, từ sử dụng mỡ động vật sang dầu thực vật để làm giảm sự hấp thụ cholesterol. Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại dầu được chiết xuất từ oliu, mè, lạc, hướng dương và bơ.

Dầu thực vật được khuyến nghị dùng cho người mỡ máu

(Dầu thực vật được khuyến nghị dùng cho người mỡ máu)

Thịt trắng

Người bị bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì? Thịt trắng là gợi ý tiếp theo vì dồi dào axit béo không bão hòa, giúp làm giảm đồng thời LDL-C và cholesterol toàn phần. Một số thực phẩm thịt trắng bạn có thể sử dụng như thịt gà, vịt, ngỗng, cá,... nên ăn phần ức, bỏ mỡ và bỏ da.

Người máu nhiễm mỡ nên ưu tiên ăn thịt trắng

(Người máu nhiễm mỡ nên ưu tiên ăn thịt trắng)

Omega-3 và Omega-6

Omega-3 và Omega-6 là hai loại axit béo thiết yếu và có lợi cho sức khỏe, đặc biệt với người bị mỡ máu cao, rối loạn mỡ máu. Bổ sung omega-3 và omega-6 bằng cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, thịt trắng và dầu thực vật.

Omega-3 và Omega-6 là chất thiết yếu cần bổ sung cho sức khỏe

(Omega-3 và Omega-6 là chất thiết yếu cần bổ sung cho sức khỏe)

Nước

Nằm cuối danh sách máu nhiễm mỡ nên ăn gì là nước, người bệnh trước tiên cần bổ sung đủ 2 lít nước lọc cho một ngày để hỗ trợ quá trình đào thải. Tiếp đến, bạn có thể tìm kiếm những loại nước lá giúp làm giảm mỡ máu an toàn và hiệu quả tại nhà.

Bổ sung nước lọc và nước lá hỗ trợ quá trình đào thải cholesterol xấu

(Bổ sung nước lọc và nước lá hỗ trợ quá trình đào thải cholesterol xấu)

Người bị máu nhiễm mỡ không nên ăn gì?

Không chỉ chia sẻ bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì, Bệnh viên Đa khoa Phương Đông còn thông tin thêm những loại thực phẩm không nên ăn khi bị mỡ máu, hoặc có nguy cơ bị máu mỡ.

Người bị máu nhiễm mỡ không nên ăn gì?

(Người bị máu nhiễm mỡ không nên ăn gì?)

Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao

Phô mai, sữa chua, kem, bơ thực vật, mỡ lợn, xúc xích, trứng, pate, gan, nội tạng,... là nhưng thực phẩm có lượng cholesterol cao, giàu chất béo bão hòa. Người bị bệnh mỡ máu nên hạn chế sử dụng, nếu ăn chỉ ăn với một lượng vừa đủ nhằm tránh chỉ số cholesterol tăng cao.

Chất béo no

Chất béo no có trong mỡ động vật, đồ ăn nhanh, đồ tráng miệng nhiều đường, những loại thực phẩm này tác động xấu đến quá trình chuyển hóa mỡ và gan. Duy trì cung cấp chất béo no trong thời gian dài, không đào thải kịp sẽ dẫn đến lượng cholesterol trong máu tăng cao.

Đồ uống có cồn

Rượu bia khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất béo trung tính, nồng độ quá cao sẽ tích tụ trong gan và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Gan khi đó không thể hoạt động hết chức năng, quá trình loại bỏ cholesterol xấu đình trệ làm lượng mỡ máu ngày một tăng cao.

Thuốc lá

Chúng ta thường nghe nhiều tác hại của thuốc lá với phổi, nhưng ít ai chia sẻ hút thuốc còn làm tăng LDL cholesterol và giảm HDL cholesterol trong máu. Điều ấy đồng nghĩa với việc tăng sự tích tụ mảng bám tại động mạch, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Đường

Dù cung cấp đường theo dạng nào, trực tiếp hay gián tiếp thì đều có thể làm tăng chất béo xấu và chất béo trung tính. Một số thực phẩm chứa đường mà bạn cần tránh như siro ngô, nước ngọt, bánh ngọt, món tráng miệng, đồ ăn nhanh hay các loại nước sốt.

Thịt chế biến sẵn

Người bị máu nhiễm mỡ không nên ăn gì? Người bệnh mỡ máu không nên ăn thịt chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói, giăm bông,... vì làm tăng cholesterol xấu và chất béo trung tính. Bởi các nhà sản xuất đã thêm một lượng muối lớn và chất bảo quản vào sản phẩm, khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao.

Xem thêm: Bệnh tim mạch là gì? Nguyên nhân gây tử vong cao ở mọi lứa tuổi

Đồ ăn mặn

Khi chế biến, dù nguyên liệu là rau hay thịt thì bạn đều cần chú ý về lượng muối, mắm nêm nếm. Thức ăn quá mặn có thể làm tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu và động mạch, đây là nguyên nhân làm tăng bệnh lý tim mạch và tử vong sớm.

Lưu ý về món ăn cho người máu nhiễm mỡ

Khi đã biết máu nhiễm mỡ nên ăn gì và không nên ăn gì, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề khác như cách chế biến, nguồn nguyên liệu và phương pháp kết hợp nhằm tăng hiệu quả giảm chỉ số cholesterol.

Lưu ý lựa chọn thực phẩm và cách chế biến cho người mỡ máu

(Lưu ý lựa chọn thực phẩm và cách chế biến cho người mỡ máu)

- Lựa chọn thịt trắng không da, không mỡ trong các bữa ăn hàng ngày. Ưu tiên sử dụng các loại thịt tươi mới, nguyên chất, không qua chế biến để tránh nạp cholesterol xấu vào trong cơ thể.

- Chế biến một cách tự nhiên, nên luộc, hấp hoặc nướng thực phẩm thay vì tẩm bột và chiên ngập dầu. Với rau xanh và hoa quả, nếu nguồn gốc đảm bảo an toàn bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc kết hợp thành salad.

- Sử dụng dầu thực vật chế biến món ăn cho người máu nhiễm mỡ thay vì các loại chất béo rắn, chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng chỉ số cholesterol trong máu.

- Thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày nhằm tăng chỉ số HDL cholesterol trong máu, kiểm soát huyết áp và tim mạch. Bạn nên lựa chọn theo sở thích và thể trạng cá nhân, ví dụ như chạy bộ, yoga, bơi lội hoặc đánh cầu.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông vừa chia sẻ đến bạn hai danh sách, máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe, tính mạng. Nếu bạn cần sự tư vấn chuyên môn về Dinh dưỡng và Tiết chế, hãy liên hệ ngay hotline 1900 1806 để được hỗ trợ đặt lịch khám với các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành.

202

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám