Điều trị máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì mới đẩy lùi bệnh?

Nguyễn Thu Hà

06-05-2022

goole news
16

Bệnh máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể, khiến nồng độ mỡ trong máu quá cao. Theo số liệu được thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh máu nhiễm mỡ ngày một tăng thêm, đặc biệt là ở giới trẻ. Tuy bệnh không gây tử vong ngay nhưng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm như: gan nhiễm mỡ, viêm tụy, sỏi thận, tai biến mạch máu, xơ vữa động mạch. Lâu dần không được điều trị hiệu quả có thể gây đột quỵ đe dọa tính mạng người bệnh. 

Vì vậy, người mắc máu nhiễm mỡ nên uống thuốc đang là vấn đề nhiều người quan tâm. Bởi trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị mỡ máu cao nhưng cũng để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn với người bệnh. Đồng thời, cũng nhiều người đã tìm đến giải pháp điều trị máu nhiễm mỡ bằng thảo dược tự nhiên. Khi phát hiện bị máu nhiễm mỡ tùy vào từng mức độ phát triển bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ tư vấn cho người bệnh máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì cho hiệu quả. Vậy máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì mới giúp đẩy lùi bệnh?

Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì? Điều trị bệnh bằng thuốc tây

máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì

Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì – Nhóm thuốc statin

Nhóm thuốc hạ mỡ máu statin

Nhóm thuốc hạ mỡ máu statin bao gồm các loại thuốc như Simvastatin, Atorvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Fluvastatin. Nhóm thuốc này có công dụng gây kiềm chế quy trình tổng hợp cholesterol từ đó làm giảm lượng cholesterol xấu LDL trong máu. Tuy nhiên, thuốc này mang đến nhiều tác dụng phụ như: đau đầu, đại tiện khó, buồn nôn, đau tức cơ… đặc biệt không được sử dụng thuốc kết hợp với fibrat bởi sẽ gây tiêu cơ vân, nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. 

Sử dụng phương pháp điều trị bằng hormon estrogen

Điều trị máu nhiễm mỡ bằng phương pháp hormon estrogen được xem là khá thích hợp cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Thuốc này có tác dụng làm tăng chất đạm béo lên khoảng 15% và làm giảm lượng cholesterol xấu vào khoảng 15%. Các chuyên gia cho biết thêm, khi sử dụng thuốc sẽ làm cho lượng triglyceride tăng nhưng ở mức độ nhẹ nên người bệnh có thể dùng kết hợp thuốc với progestin. 

Thuốc chữa máu nhiễm mỡ nicotinic acid

Thuốc chữa máu nhiễm mỡ nicotinic acid là một dạng vitamin hòa tan được trong nước. Thuốc có công dụng gây ức chế gan sản xuất lipoprotein, giảm cholesterol xấu LDL lên tới 25% và tăng hàm lượng chất đạm béo cao nhất có thể đạt tới 35%. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo rằng người bị viêm đại tràng, lở loét dạ dày, bị gút và đái tháo đường không được sử dụng thuốc này. 

Những người mắc bệnh máu nhiễm mỡ nên sử dụng thuốc với liều lượng tăng dần, thời gian đầu uống ít và sau đó tăng dần liều. Uống thuốc điều trị mỡ máu cao trong bữa ăn hoặc 30 phút trước khi uống thuốc 100mg Aspirin nhằm tránh các tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, mẩn ngứa, cảm giác đỏ bừng da… 

Điều trị máu nhiễm mỡ bằng thảo dược tự nhiên 

máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì

Bông atiso rất tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

Ngoài sử dụng thuốc Tây để điều trị máu nhiễm mỡ, nhiều người còn thắc mắc máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì, có điều trị bằng thảo dược tự nhiên được không? Theo Đông y, cách chữa mỡ máu cao bằng thảo dược đã được áp dụng trong dân gian rất lâu và đem lại hiệu quả tích cực. Một số loại thảo dược phổ biến được dùng để hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ là: 

Nần nghệ

Trong các loại thảo dược chữa bệnh mỡ máu cao không thể không nhắc đến nần nghệ. Loại thảo dược này chứa hàm lượng dược chất saponin cao vượt trội. Khi vào cơ thể, saponin sẽ làm sạch mạch máu và các cơ quan khác nhau, giúp ngăn chặn sự tái hấp thụ cholesterol vào máu. Bằng cách ràng buộc với cholesterol trong đường ruột và trong muối mật, nần nghệ sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng máu nhiễm mỡ đến tim mạch nhờ hạn chế gắn kết tiểu cầu. Do đó, chưa biết máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì thì đừng bỏ qua nần nghệ nhé. 

Atiso

Nếu vẫn đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì thì các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng atiso. Đây là thảo dược có công dụng giúp hạn chế cholesterol từ các chất béo mà cơ thể hấp thu. Đồng thời kích thích gan tiết mật nên sẽ giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa hình thành cholesterol mới tích tụ ở gan. Nếu dùng bông atiso tươi thì liều lượng thích hợp là 10 - 20g một ngày, đem sắc lấy nước uống. Còn nếu dùng bông atiso khô thì chỉ cần khoảng 5 - 10g. 

Bí đỏ

máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì
Người bị máu nhiễm mỡ nên uống sinh tố bí đỏ 

Bí đỏ được coi là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa ít calo, đồng thời trong bí đỏ còn chứa hàm lượng kali, vitamin C và chất xơ cao nên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Bí đỏ cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa cho cholesterol LDL khỏi quá trình oxy hóa. Khi cholesterol LDL bị oxy hóa có thể đóng cục dọc theo thành mạch máu, điều này có thể hạn chế các mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. 

Do đó, máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì thì bí đỏ không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giúp điều trị bệnh máu nhiễm mỡ. Bạn có thể gọt vỏ bí, rửa sạch và cắt thành các miếng nhỏ, cho vào một chút nước, xay nhuyễn trong máy xay sinh tố rồi chắt lấy nước uống vào mỗi sáng. 

Lá dâu tằm

Lá dâu tằm là loại thảo dược đã rất quen thuộc với con người Việt từ bao xưa đến nay. Ngoài việc dùng để ăn, nuôi tơ, dệt lụa, làm siro hay ngâm rượu thì các bộ phận của cây như lá dâu tằm được dùng để làm thuốc điều trị rất nhiều bệnh hiệu quả. Lá dâu tằm chứa các axit amin tự do (alanin, sarcosin, axit pipercholic, leucin), protid, vitamin C, vitamin B1, vitamin D, các axit hữu cơ: tanin, isobutyric, succinic, propionic,… có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm độ nhớt máu, có lợi trong việc làm giảm sự tắc nghẽn mạch máu do bệnh máu nhiễm mỡ gây ra. Lá dâu tằm có thể làm nước uống thay trà, bằng cách phơi khô rồi pha trà hoặc nấu tươi uống. Một bài thuốc gồm rễ và thân cây dâu tằm cũng khá hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng máu nhiễm mỡ.

Cam Bergamot

máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì

Cam Bergamot với lượng cô đặc giúp giảm mức cholesterol

Cam Bergamot là một loại cây họ cam quýt, được trồng nhiều tại vùng ven biển Calabria ở miền Nam nước Ý. Đây là một loại trái cây rất nhạy cảm với điều kiện thời tiết và đất đai. Bergamot là loại trái cây bổ dưỡng, có tác dụng chăm sóc da, làm giảm cholesterol có trong cơ thể, giúp giảm thiểu tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và đặc biệt là chúng có tiềm năng chống ung thư. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng cam Bergamot với lượng cô đặc giúp giảm mức cholesterol. Điều này là do sự hiện diện của hóa chất melitine và brute ridin chỉ được tìm thấy trong nước ép cam quýt độc đáo của loại cây này. Do đó, từ lâu người dân ở vùng miền Nam nước Ý đã dùng nước ép của cam Bergamot như một phương thuốc để duy trì sức khỏe tim mạch và mức cholesterol tối ưu. 

Lưu ý cần nắm khi giảm mỡ máu cao bằng thảo dược

Nếu đã nắm rõ được máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì nhưng để thuốc hay thảo dược đạt hiệu quả thì người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Dùng thảo dược đã nghiên cứu: Bạn nên lựa chọn thảo dược được chứng nhận bởi các cơ quan y tế uy tín như FDA (Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ).
  • Sử dụng đúng liều lượng: Không gây quá nhiều tác dụng phụ như sử dụng thuốc nhưng không phải vì lý do đó mà người bận cứ uống thảo dược vô tư không kiểm soát. Bất kể loại thuốc từ thảo dược nào cũng nên sử dụng theo liều lượng và liệu trình được quy định từ trước. 
  • Đi tái khám máu nhiễm mỡ định kỳ: Ngay cả khi cảm thấy tình trạng mỡ máu sau khi sử dụng thảo dược đã có nhiều tiến triển, bạn vẫn không nên ngừng hẳn việc thăm khám bệnh với bác sĩ.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì. Bệnh máu nhiễm mỡ nếu không được điều trị đúng cách sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Với phương pháp hỗ trợ chữa mỡ máu cao bằng thảo dược thiên nhiên và thuốc kê đơn của bác sĩ, bạn sẽ có thể kiểm soát được bệnh tình một cách tối ưu. Nếu vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ hotline 19001806 để được tư vấn. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
8,835

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám