Nang thận là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng hoặc rắn, hình thành trên hoặc phía bên trong thận, phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi. Thông thường người bệnh không cần điều trị, trừ trường hợp u nang diễn tiến phức tạp, xuất hiện nhiễm trùng hoặc chèn ép vào cơ quan khác.
Nang thận là gì?
Nang thận là khối dịch bất thường hình thành tại một hoặc cả hai bên thận, chúng có hình tròn, dịch trong và không thông với đài bể thận. Đến nay, nguyên nhân gây bệnh chưa được xác minh, có thể liên quan đến sự phá hủy cấu trúc ống thận, thiếu máu cung cấp thận hoặc túi thừa từ ống thận.
Nang thận là khối dịch bất thường xuất hiện ở một hoặc hai bên thận
Bệnh gồm 3 loại:
- Nang đơn độc: Chỉ có 1 khối dịch bất thường ở thận, xuất hiện ở 1 hoặc 2 bên, thường không có biến chứng và biến chứng.
- Thận nhiều nang: Có nhiều nang, xuất hiện ở 1 hoặc 2 bên thận.
- Thận đa nang: Theo dõi tại cơ sở y tế chuyên môn, khoảng 6 tháng/lần. Nếu gây đau, nhiễm trùng cần được can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa.
Nang thận là một bệnh lý lành tính, tiến triển chậm và ít biến chứng, phần lớn không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh, tăng dần theo độ tuổi hoặc xuất hiện từ khi sinh ra.
Triệu chứng bệnh nang thận
Phần lớn nang ở thận không có biểu hiện lâm sàng, chỉ tình cờ phát hiện hoặc khi bệnh diễn tiến nặng. Một số triệu chứng nghi ngờ gồm:
- Vùng sườn, hông đau khi nang lớn, kèm theo tiểu ra máu.
- Sốt, đau, rét run, cơn đau dữ dội nếu xảy ra nhiễm trùng.
- Tăng huyết áp nếu nang chèn ép vào động mạch thận.
- Sờ thấy nang bằng tay nếu kích thước to.
Nước tiểu lẫn máu là biểu hiện của các khối nang lớn ở thận
Có thể thấy, phần lớn triệu chứng bệnh xuất hiện khi nang nước đã tiến triển to, chèn ép vào các cơ quan khác. Nếu nghi ngờ, bạn cần nhanh chóng thăm khám y tế để được kiểm tra và theo dõi.
Nguyên nhân gây bệnh thận đa nang
Tùy loại nang thận mà nguyên nhân gây bệnh sẽ khác nhau, cụ thể:
- Nang đơn thận: Chưa xác định rõ nguyên nhân. Một số giả thuyết cho rằng liên quan đến sự phá hủy cấu trúc các ống thận, thiếu máu cung cấp đến thận.
- Thận nhiều nang: Hình thành bởi sự tắc nghẽn của nhiều đơn vị thận.
- Thận đa nang: Liên quan đến yếu tố di truyền.
Biến chứng nguy hiểm
Nang thận ít khi xuất hiện biến chứng nhưng vẫn có thể xảy ra, cụ thể:
- Đau mạng sườn, đau bụng do nhiễm khuẩn.
- Chảy máu trong nang do sỏi thận.
- Vỡ nang vào bể thận, sỏi thận, nhiễm khuẩn gây đái máu đại thể.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu khiến người bệnh đau mạng sườn, sốt, tăng bạch cầu, nhiễm khuẩn nang.
- Sỏi thận, chiếm 20% tổng số ca bệnh nang trong thận.
- Tăng huyết áp.
- Phình động mạch não.
- Biến chứng khác: Sa van hai lá, dị dạng van động mạch chủ, túi thừa đại tràng.
Nang có thận nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng chiếm tỷ lệ cao ở các nhóm sau:
- Người trên 50 tuổi.
- Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
- Người chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh nang thận.
Nếu nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ, giúp phát hiện và điều trị kịp thời. Theo dõi sát sao sức khỏe giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, ngăn chặn biến chứng.
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh thận đa nang
Khi đến bệnh viện thăm khám, bước đầu bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh và triệu chứng lâm sàng. Dựa vào nghi ngờ ban đầu sẽ chỉ định xét nghiệm chẩn đoán phù hợp:
- Xét nghiệm Ure, creatinin, acid uric để đánh giá khả năng hoạt động của thận
- Tổng phân tích nước tiểu, tế bào nước tiểu để phát hiện bạch cầu niệu, hồng cầu niệu, xác định nhiễm trùng trong nang.
- Protein niệu thường không hoặc ít khi được chỉ định.
- Hồng cầu niệu nhằm xác định do chấn thương hay nhiễm trùng nang.
- Siêu âm hệ tiết niệu để xác định số lượng nang, kích thước, thành nang.
- Chụp thận có thuốc cản quang để quan sát tình trạng đè đẩy vào nhu mô thận, phân biệt với ứ nước thận.
- Chụp CT, MRI phân biệt nang với u thận.
Những kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán thận đa nang
Tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định phương pháp chẩn đoán, đảm bảo tiết kiệm thời gian và hiệu quả chẩn đoán. Dựa vào kết quả cuối cùng, người bệnh sẽ có phác đồ điều trị hoặc theo dõi phù hợp.
Các phương pháp điều trị
Nang thận là bệnh lý lành tính, thường không phải điều trị trừ một số trường hợp nang to, ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Tùy tình trạng bệnh mà hướng xử lý sẽ khác nhau, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và nhận hướng dẫn chuyên môn.
Khi nào cần điều trị?
Những trường hợp nang ở thận cần điều trị:
- Nang nhỏ: Không cần điều trị nhưng cần khám định kỳ 6 tháng/lần, theo dõi diễn biến của bệnh.
- Nang > 6cm: Xem xét mổ vì có thể đè ép chủ mô thận, lâu dần ảnh hưởng đến chức năng cơ quan.
- Nang nhỏ gây biến chứng (nhiễm trùng nang, xuất huyết trong): Điều trị nội khoa không cải thiện, tiến hành phẫu thuật ngoại khoa.
Những trường hợp thận đa nang cần can thiệp điều trị
Cách chữa bệnh thận đa nang
Ba phương pháp can thiệp điều trị khi thận có nang nước:
- Chọc hút và bơm chất làm xơ hóa dưới chỉ dẫn của siêu âm, tuy nhiên tỷ lệ tái phát cao trên 80% sau 3 tháng điều trị.
- Mổ phanh cắt chóp nang là kỹ thuật gây đau, kéo dài thời gian lưu viện, sẹo mổ ảnh hưởng thẩm mỹ, thời gian phục hồi lâu.
- Phẫu thuật nội soi cắt chóp nang là phương pháp an toàn, hiệu quả, rút ngắn thời gian năm viện, vết mổ nhỏ và hồi phục nhanh.
Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh có thể đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, đơn vị y tế uy tín với chất lượng dịch vụ cao, để thăm khám. Liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được thăm khám, tư vấn bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu dày dặn kinh nghiệm.
Tổng kết lại, nang thận là những túi dịch tròn hình thành trên hoặc trong thận, có thể làm suy giảm chức năng hoạt động. Tuy nhiên đây không phải ung thư, u nang thận rất hiếm khi gây triệu chứng lâm sàng và biến chứng nguy hiểm.