Tại sao ngủ trưa dậy hay bị đau đầu? 7 nguyên nhân phổ biến

Ngọc Anh

16-04-2024

goole news
16

Ngủ trưa dậy bị đau đầu là tình trạng phổ biến khi cơ thể không được ngủ trưa đúng, đủ, đều hoặc ngủ không đúng tư thế. Đau đầu sau khi ngủ trưa có thể kèm theo trạng thái thiếu tỉnh táo, stress và giảm năng suất làm việc.

Nguyên nhân chủ quan khiến ngủ trưa dậy bị đau đầu

Ngủ trưa quá nhiều (Thời gian ngủ trưa quá dài)

Nguyên nhân đầu tiên khiến ngủ trưa dậy bị đau đầu là ngủ quá nhiều. Theo các chuyên gia y tế, thời gian lý tưởng để ngủ trưa là từ 15 - 40 phút. Nếu ngủ nhiều hơn thì cơ thể sẽ từ trạng thái ngủ nông chuyển sang ngủ sâu. Khi đó, thân nhiệt giảm, nhịp thở, nhịp tim và sóng não đạt tới ngưỡng yếu nhất. 

(Hình 1 - Thời gian ngủ trưa quá dài sẽ dễ khiến chúng ta bị đau đầu khi ngủ dậy)

(Hình 1 - Thời gian ngủ trưa quá dài sẽ dễ khiến chúng ta bị đau đầu khi ngủ dậy)

Điều này có nghĩa là cơ thể đang trong trạng thái thư giãn, nhịp tim chậm, sóng não yếu là biểu hiện của lượng máu lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể giảm. Lưu lượng máu lên não giảm dễ dẫn đến tình trạng đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, tê bì chân tay.

Ngủ trưa quá ít (Không ngủ đủ giấc)

Thời gian ngủ quá ngắn hay ngủ không đủ giấc là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau đầu. Một số người lạ chỗ hay khó vào giấc có thể khiến mất nhiều thời gian để ngủ sâu, tới khi ngủ được thì lại phải dậy luôn. Đây là thực trạng phổ biến của một số dân văn phòng. Nhìn chung, nếu thời gian ngủ trưa ít hơn 15 phút thì khi tỉnh dậy sẽ bị đau đầu, mỏi người. 

Nằm ngủ sai tư thế 

Ngủ sai tư thế mà một trong ba nguyên nhân khiến ngủ trưa dậy bị đau đầu thường gặp nhất. Sai tư thế khi nằm ngủ bao gồm:

  • Nằm ngủ kê gối quá cứng hoặc quá cao
  • Nằm ngủ nghiêng một bên
  • Nằm ngủ úp sấp mặt một chỗ
  • Nằm ngủ không thay đổi tư thế

(Hình 2 - Dân văn phòng có thói quen ngủ gục trên bàn làm việc rất dễ bị đau đầu sau ngủ trưa)

(Hình 2 - Dân văn phòng có thói quen ngủ gục trên bàn làm việc rất dễ bị đau đầu sau ngủ trưa)

Khi nằm sai tư thế có thể sẽ khiến chèn ép các mạch máu vùng đầu cổ bị chèn ép, không cung cấp đủ oxy cho các cơ. Do đó axit lactic - hoạt chất khiến đau mỏi người được tiết ra nhiều hơn. Hiện tượng ngủ trưa dậy bị đau đầu đau cổ khá phổ biến, vì nếu cử động cổ đột ngột sẽ khiến các cơ căng đột ngột, sinh ra cơn đau.  

Do môi trường ngủ không thoải mái

Trong nhiều trường hợp bất khả kháng, chúng ta phải ngủ trưa ở nơi chật hẹp, bí bách, tối tăm, nhiệt độ trong phòng bất thường. Các tác nhân bên ngoài này có thể khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi, đau đầu hay chóng mặt sau khi tỉnh dậy. 

Vận động ngay lập tức sau khi ngủ dậy

Thức dậy sau giấc ngủ trưa tức cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi phải tỉnh táo trở lại. Quá trình này có thể mất thời gian từ 5 - 10 phút, một số người có thể mất đến 30 phút. Nếu không vận động nhẹ nhàng mà bắt cơ thể tập trung ngay lập tức để làm việc hoặc vận động nặng sẽ khiến cơ thể đau đầu và dễ mệt mỏi hơn.

Do sử dụng chất kích thích

Thói quen uống cafe, trà, nước chè hoặc thậm chí rượu bia thường xuyên có thể khiến chất lượng giấc ngủ giảm xuống. Cụ thể, chúng ta khó ngủ hơn, ngủ không sâu, mất ngủ. Đồng thời, khả năng ngủ trưa bị đau đầu cũng hay gặp hơn. 

(Hình 3 - Uống nhiều cafe cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu)

(Hình 3 - Uống nhiều cafe cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu)

Do căng thẳng, áp lực

Áp lực từ công việc và cuộc sống là nguồn cơn khiến tâm trạng bạn luôn thất thường, khó ngủ ngon giấc. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến bạn khó tránh khỏi trạng thái đau đầu chóng mặt khi tỉnh dậy.

Nguyên nhân bệnh lý khiến ngủ trưa dậy bị đau đầu

Thiếu máu lên não

Không thể loại trừ các tác nhân khiến bạn ngủ trưa dậy bị đau đầu là xuất phát từ bệnh lý, trong đó có thiếu máu lên não. Thiếu máu não sẽ khiến lượng máu cần thiết để cung cấp oxy cho máu bị sụt giảm. Do đó, biểu hiện ra bên ngoài là trạng thái ngủ trưa dậy bị đau đầu.

Huyết áp cao

Cùng với thiếu máu lên não, huyết áp cao sẽ tạo áp lực lên mạch máu khiến lượng máu lưu thông kém. Theo đó, bạn dễ bị đau đầu khi ngủ dậy. Đây cũng là hiện tượng thường gặp  ở người già. 

Bệnh trầm cảm

Điều đáng chú ý là tình trạng rối loạn giấc ngủ do trầm cảm sẽ khiến ngủ trưa dậy bị đau đầu xảy ra thường xuyên hơn.

(Hình 4 - Trầm cảm khiến người bệnh dễ rơi vào rối loạn giấc ngủ)

(Hình 4 - Trầm cảm khiến người bệnh dễ rơi vào rối loạn giấc ngủ)

Làm sao để ngủ trưa dậy không bị đau đầu?

Để chủ động nâng cao chất lượng giấc ngủ, bạn có thể thực hiện các biện pháp khắc phục như sau:

Ngủ đủ giấc và dậy đúng giờ

Rèn thói quen ngủ trưa vào khung giờ nhất định và tỉnh dậy sau 15 - 30 phút sẽ khiến tình trạng đau đầu sau ngủ trưa giảm hẳn. Chú ý, giấc ngủ vào ban đêm cũng nên áp dụng cách thức tương tự với đủ 7 - 8 giấc để tránh ảnh hưởng đến trạng thái của cả ngày hôm sau.

Massage da đầu

Hiện tượng nặng đầu, chóng mặt, mỏi mệt có thể được cải thiện bằng các bài tập massage đầu. Ví dụ, ấn huyệt hai bên thái dương góp phần làm dịu các cơn đau đầu do ngủ trưa gây ra. Mặt khác, bấm huyệt massage nhẹ nhàng cũng khiến các dây thần kinh thư giãn, máu lưu thông đến các cơ quan tốt hơn. 

(Hình 5 - Massage thái dương giúp người bệnh thư giãn và ngủ ngon hơn)

(Hình 5 - Massage thái dương giúp người bệnh thư giãn và ngủ ngon hơn)

Hạn chế các chất kích thích 

Bạn nên hạn chế đến mức tối đa các đồ uống có chứa caffeine và nhiều chất kích thích như cafe, rượu bia... Thay vào đó, uống trà thảo mộc có thể giúp an thần, đẩy lùi các cơn đau đầu. Vì thế, chúng ta có thể ngủ ngon, ngủ sâu hơn. 

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Bổ sung các loại rau xanh, trái cây và các loại cá chứa chất béo tốt sẽ giúp khắc phục tình trạng đau đầu. Một số thực phẩm có thể giúp cơn ngủ trưa dễ dàng và thoải mái hơn như:

  • Rau bina, việt quất, bạch quả, kiwi...
  • Sữa, phomai, sữa chua,...
  • Các loại ngũ cốc, quả óc chó, hạt hạnh nhân
  • Các loại cá giàu omega 3: cá hồi, cá ngừ, cá nục,...

Có thể nói, ngủ trưa dậy bị đau đầu là trạng thái thường gặp, nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe. Do đó, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh tại nhà để duy trì cơ thể ở trạng thái tốt nhất.

2,174

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám