Nhau thai là gì?
Nhau thai hay còn được gọi với những cái tên như nhau, rau, rau thai, bánh nhau, bánh rau và là một cơ quan được sinh trưởng, phát triển trong tử cung của phụ nữ mang thai. Chúng có màu đỏ, dạng hình tròn, bề mặt mịn, nối thai nhi với thành tử cung của người mẹ thông qua dây rốn.
Vị trí bám của nhau thai
Sau khi đã hiểu rõ nhau thai là gì, mẹ bầu chắc hẳn sẽ vô cùng tò mò không biết vị trí nằm của bánh nhau ở đâu trong tử cung của mình. Trứng có thể làm tổ ở bất cứ đâu trên thành tử cung, từ đó nhau có thể được tạo ra ở những vị trí khác nhau và thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sản khoa sẽ cho bà bầu biết chính xác vị trí bám của cơ quan này.
Rau thai được coi là bình thường, không gây ảnh hưởng xấu đến bào thai và mẹ bầu khi bám ở 4 vị trí dưới đây:
- Nhau thai bám mặt trước: Phát triển phía trước thành tử cung.
- Nhau thai bám mặt sau: Phát triển phía sau thành tử cung
- Nhau thai bám ở phía trên thành tử cung.
- Nhau thai bám ở bên phải hay bên trái tử cung.
Mẹ bầu nhận được kết quả siêu âm của mình và được bác sĩ xác nhận bánh nhau nằm ở 1 trong 4 vị trí trên thì mẹ bầu có thể yên tâm về sự phát triển cũng như sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.
Vị trí bánh rau bám được coi là bình thường.
Cấu tạo của nhau thai
Khoảng tháng thứ tư của thai kỳ, rau thai được cho là đã hoàn thiện và phát triển cho đến cuối thai kỳ. Một bánh nhau hoàn thiện sẽ có hình tròn như chiếc bánh hoặc cái đĩa, có màu đỏ tươi, dày chừng 3cm, đường kính khoảng 20cm, trọng lượng 500gr, có nhiều múi và giữa các múi sẽ có các rãnh nhỏ.
Các bộ phận cấu tạo lên một bánh rau bao gồm:
- Phần nhau
- Chỗ bám của nhau
- Những nhánh nhung mao đệm
- Màng ối và màng đệm bao phủ mặt trong và khoang ối. Ở giữa chính là nơi dây rốn đính vào, các mạch đệm thuộc mạch rốn sẽ quấn xung quanh dây rốn.
Nhau thai có vai trò ra sao?
Ngoài vai trò quan trọng là vận chuyển dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đến thai nhi thì bánh nhau còn nắm giữ những vai trò như sau:
Hoạt động như một bộ lọc
Nó giúp lọc máu cũng như các chất độc hại được phân tách rồi đẩy ra bên ngoài thông qua hệ thống tiết niệu và bài tiết của người mẹ. Bởi lúc này thận cùng hệ thống tiết niệu của thai nhi chưa được hoàn thiện nên cần sự trợ giúp từ bánh nhau.
Hoạt động như lá phổi
Phổi của bào thai lúc này rất yếu, khi em bé chào đời nó mới bắt đầu hoạt động. Do đó, trong suốt quãng thời gian em bé ở trong tử cung của mẹ, bánh nhau sẽ hoạt động như một lá phổi thực thụ, truyền oxy từ bên ngoài vào bên trong cho bé.
Giúp trẻ bài tiết
Mẹ bầu có biết, bé yêu nằm bên trong bụng cũng thải ra chất thải sinh học. Rau thai chính là nơi bài tiết lượng chất thải này.
Ngăn ngừa nhiễm trùng
Bộ phận này phòng ngừa việc trộn máu của người mẹ với sữa của em bé. Đây được cho là vai trò giúp ngăn ngừa các nhiễm trùng ảnh hưởng đến cơ thể của bé yêu.
Rau thai cung cấp oxy cùng chất dinh dưỡng để bào thai phát triển khỏe mạnh.
Lượng đường trong máu được điều chỉnh
Trong suốt quá trình thai kỳ, rau thai sẽ tạo ra nhiều hormone giữ cho lactose. Điều này giúp mẹ bầu có đủ lượng đường trong máu và khi cần thiết nó sẽ được vận chuyển cho em bé hiệu quả.
Tiêu hóa thức ăn
Thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa của mẹ, rau thai sẽ giúp nghiền nát chúng rồi đưa đến cơ thể bé yêu một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Sản xuất hormon
Các mô của người mẹ như vú và tử cung sẽ được phát triển khi 2 hormon là estrogen và progesterone được sản xuất ra.
Bánh nhau thường nằm thấp khi mẹ bầu mới mang thai
Đối với vị trí nằm này, mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng bởi đây được cho là vị trí có lợi có sự phát triển của bào thai. Từ từ, bộ phận này sẽ di chuyển lên đầu của tử cung. Điều này giúp dạ con được mở rộng, bảo vệ an toàn của em bé trong suốt thai kỳ.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhau thai
Khi phụ nữ mang thai có rất nhiều yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bánh nhau. Một số yếu tố có thể nằm trong tầm kiểm soát của thai phụ song cũng có một số nguy cơ thì không:
Độ tuổi của mẹ
Phụ nữ lớn tuổi, nhất là sau tuổi 40 sẽ gặp phải một số vấn đề về bánh nhau. Chẳng những vậy, việc mang thai ở độ tuổi này cũng trở nên khó khăn hơn.
Vỡ ối sớm
Một số vấn đề rau thai có nguy cơ tăng lên nếu túi ối bị rò rỉ hay trước khi sản phụ chuyển dạ ối bị vỡ.
Huyết áp tăng cao
Có thể bà bầu chưa biết, huyết áp cũng là 1 trong những vấn đề có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe bánh nhau.
Rối loạn đông máu
Khả năng đông máu bị suy yếu hay tăng lên đều khiến bánh rau dễ mắc một số vấn đề nguy hiểm.
Tử cung phẫu thuật trước đó
Tử cung của bà bầu trước đó đã phẫu thuật như phẫu thuật loại bỏ các khối u, phẫu thuật phần C,… khi mang thai nguy cơ cao nhau thai sẽ gặp phải một số vấn đề.
Bánh rau trước đây có vấn đề
Trong quá trình mang thai trước đây bà bầu đã gặp phải vấn đề về rau thai thì lần mang thai tiếp theo, nguy cơ mắc phải tình trạng này sẽ cao hơn rất nhiều.
Lạm dụng chất kích thích
Những người phụ nữ sử dụng chất kích thích như uống rượu bia, hút thuốc lá, cocaine,… sẽ gặp phải vấn đề rau thai phổ biến hơn phụ nữ không sử dụng.
Bụng bị chấn thương
Vùng bụng của bà bầu từng bị chấn thương như ngã,… điều này khiến nguy cơ bánh nhau bị tách ra sớm khỏi tử cung.
Tinh thần mệt mỏi, căng thẳng
Tinh thần của mẹ luôn căng thẳng, mệt mỏi được cho là yếu tố tâm lý sẽ làm ảnh hưởng đến bánh nhau cũng như quá trình phát triển của bào thai rất nhiều.
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần tránh yếu tố tâm lý tiêu cực kẻo ảnh hưởng đến rau thai và em bé trong bụng.
Những vấn đề thường gặp nhất ở nhau thai
Trong suốt thai kỳ bánh nhau có thể xảy ra một số vấn đề như: nhau bong non, nhau tiền đạo, và sót nhau,... Khi mẹ bầu gặp phải 1 trong những trường hợp này, nó có thể gây chảy máu âm đạo nhiều dẫn tới thai nhi chậm phát triển, sinh non, sảy thai, khó sinh,…
Nhau bong non
Đây là tình trạng trước khi sinh bánh rau bị bong ra khỏi thành tử cung. Điều này chẳng những khiến bà bầu bị chảy máu nhiều mà còn hạn chế lượng oxy cùng chất dinh dưỡng nuôi dưỡng bào thai. Thậm chí, trong tình huống khẩn cấp, bánh nhau bị đứt, mẹ bầu có thể phải sinh sớm.
Nhau cài răng lược
Sau khi sinh bé, toàn bộ bánh nhau bên trong bụng người mẹ sẽ bong ra khỏi thành tử cung. Tuy nhiên, khi các mạch máu và các bộ phận khác của bánh nhau phát triển quá sâu vào thành tử cung khiến một phần hoặc toàn bộ bánh nhau bám chặt vào thành tử cung, đây chính là hiện tượng nhau cài răng lược. Trong quá trình sinh nở, nó có thể gây mất máu nghiêm trọng.
Nhau tiền đạo
Tình trạng này là khi cổ tử cung bị rau thai che phủ một phần hay toàn bộ lối ra của tử cung. Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, nhau tiền đạo được cho là phổ biến hơn song vị trí có thể cải thiện khi tử cung lớn dần hơn. Tuy nhiên, bà bầu khi mang thai hay trong quá trình sinh nở, rau tiền đạo sẽ gây chảy máu âm đạo nghiêm trọng.
Tình trạng này sẽ được xử lý dựa trên các yếu tố như lượng máu chảy ra, thai kỳ bao nhiêu tuần tuổi, vị trí bám của rau thai, máu có ngừng chảy hay là không, sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Trong tam cá nguyệt thứ ba vẫn còn tồn tại nhau tiền đạo, bác sĩ có thể chủ động đề nghị thai phụ chủ động mổ lấy thai.
Trong thai kỳ 9 tháng 10 ngày bánh rau có thể xảy ra một số vấn đề, mẹ bầu nên chú ý và cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa sản.
Phù nhau thai
Trung bình rau thai sẽ có kích thước từ 2 đến 4cm và nặng chừng từ 400 đến 600g. Song có một số bánh nhau có kích thước và cân nặng gấp đôi hoặc hơn, đây được cho là hiện tượng bất thường và được gọi là phù rau. Nó xảy ra khi bánh nhau tích tụ quá nhiều nước, làm độ dày cũng kích thước tăng nhanh. Do đó, chất lượng rau thai bị giảm kéo theo là lượng oxy và nguồn dinh dưỡng đưa đến bào thai cũng bị giảm theo.
Sót rau thai
Thông thường, sau 30 phút sinh thường, tử cung sẽ co bóp rồi đẩy bánh rau ra ngoài còn đẻ mổ, bác sĩ sẽ lấy nó ra khỏi tử cung. Thế nhưng, có một số trường hợp đẻ thường bánh nhau vẫn còn sót lại trong tử cung của sản phụ, được gọi là sót nhau. Nếu không được phát hiện và xử lý một cách kịp thời, có thể dẫn tới nguy cơ cơ quan sinh sản bị viêm nhiễm. Nguy hiểm hơn cả là sản phụ có thể bị băng huyết, đe dọa đến tính mạng.
Dấu hiệu nhận viết các vấn đề của nhau thai
Nếu bà bầu gặp một trong những vấn đề dưới đây thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám cụ thể về tình hình sức khỏe thai kỳ của mình:
- Âm đạo chảy máu.
- Bụng đau.
- Lưng đau.
- Tử cung có cơn co.
Mẹ bầu cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề về nhau thai?
Các vấn đề về rau thai thường không thể ngăn chặn một cách trực tiếp. Thế nhưng, để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
- Phụ nữ nên mang thai ở độ tuổi thích hợp từ 25-29 tuổi.
- Trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
- Khi mang thai, bà bầu nên ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, hoa quả, cung cấp lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cả thai kỳ.
- Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích trong suốt quá trình mang thai.
- Không chỉ người làm mẹ mà người làm cha cũng cần tìm hiểu rõ kiến thức thai kỳ, các vấn đề về nhau thai,… để có thể chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé hiệu quả hơn.
Để biết bánh nhau của mình có vấn đề gì hay không, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa định kỳ.
Với mong muốn đem đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói với chất lượng vượt trội. Trước khi sinh mẹ bầu chẳng những được thăm khám, tư vấn trực tiếp với chuyên gia, bác sĩ đầu ngành sản khoa đảm bảo thai kỳ diễn ra một cách an toàn nhất có thể mà sau sinh, cả mẹ và bé còn được chăm sóc chu đáo, tận tình, nghỉ ngơi, thư giãn tại bệnh viện đầy đủ tiện nghi, đẳng cấp 5 sao.
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ cũng như có bất cứ thắc mắc cần tư vấn về nhau thai mẹ bầu hãy nhanh tay liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với số Hotline 19001806 để được hỗ trợ.