Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ?

Phan Ngọc Linh

01-07-2024

goole news
16

Càng gần ngày dự sinh, chỉ số phát triển của thai nhi và nước ối của thai phụ càng được kiểm tra kỹ lưỡng. Đặc biệt là chỉ số nước ối của thai phụ ở những tuần cuối của thai kỳ, bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số nước ối để đưa ra phương pháp sinh cho thai phụ. Vậy nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ?

 Chỉ số nước ối ở phụ nữ mang thai là gì?

Chỉ số nước ối ở phụ nữ mang thai (viết tắt là AFI) là thông số thể hiện lượng nước ối bên trong bụng của mẹ đang mang thai nhiều hay ít, nhờ đó có thể đánh giá mẹ có nước ối bình thường, thừa nước ối hay nước ối cạn và dự đoán lượng nước ối bao nhiêu phải sinh mổ.

Để đo được chỉ số nước ối, người ta dùng cách: đặt mốc ở rốn, bụng được chia làm 4 phần bởi 2 đường dọc, ngang. Mỗi phần, chọn và đo túi ối sâu nhất. Sau đó, cộng chiều dài 4 phần đã đo được sẽ ra chỉ số nước ối. Khi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ cho mẹ biết lượng nước ối hiện tại, bên cạnh đó mẹ bầu có thể đọc chỉ số AFI bằng cách:

  • Chỉ số AFI ở khoảng 6-18cm là ổn định.
  • Chỉ số AFI ở khoảng 12-25cm vẫn an toàn dù hơi thừa nước ối.
  • Chỉ số AFI lớn hơn 25cm sẽ làm xuất hiện hiện tượng đa ối, gây nhiều biến chứng như bị vỡ ối sớm, ngôi thai nhi bị đảo lộn, sinh non, nhau bong non,...
  • Chỉ số AFI nhỏ hơn 5cm là hiện tượng thiếu ối, mẹ bầu phải cẩn thận vì có nguy cơ dẫn đến suy thai, dị tật thai nhi.
  • Chỉ số AFI nhỏ hơn 3cm là hiện tượng vô ối, dẫn đến thai chết lưu.

Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ?

Khi nào mới có nước ối?

Nước ối sẽ bắt đầu xuất hiện khoảng từ ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Nước ối là môi trường dưỡng chất thể lỏng, được hình thành do thẩm thấu của huyết thanh mẹ hoặc huyết thanh của con.

Thai nhi ở tuần tuổi 10-12, nước ối do nước tiểu thải ra từ thận, dịch từ phổi của thai nhi mà hình thành. Ở tuần thai 16, thai nhi nuốt nước ối, thải ra lại bụng mẹ tạo nên hiện tượng tuần hoàn nước ối, làm nước ối được tái tạo. Ở tuần thứ 20, do huyết tương thai nhi thẩm thấu thông qua niêm mạc hô hấp của trẻ nên nước ối có nguồn gốc từ các cơ quan khí – phế – quản.

Nước ối được xem như một tấm màng bao bọc thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi các loại vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài, tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thai nhi, giúp thai tránh sự chèn ép  do co cơ ở tử cung, bảo vệ thai nhi tránh va chạm, sang chấn.

Nước ối còn giúp duy trì nhiệt độ thai nhi ở trong tử cung một cách ổn định, bé có thể tự do di chuyển ở bên trong túi nước ối, do đó, xương, cơ của trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. 

Nước ối là tấm màng bao bọc, bảo vệ thai nhi

Cạn nước ối phải làm sao?

Chỉ số nước ối theo tuổi thai

Thể tích nước ối của thai nhi tăng dần, đến một mức nào đó, khi thai nhi đủ trưởng thành, thể tích nước ối sẽ giảm dần.

  • Ở tuần thứ 2, thể tích nước ối khoảng 350 ml.
  • Ở tuần 25 – 26, thể tích nước ối tăng dần, khoảng 670 ml.
  • Ở tuần 32 – 36, thể tích nước ối cao nhất, khoảng 980 ml.
  • Ở tuần 40, nước ối giảm, có thể tích khoảng 840 ml.
  • Ở tuần 42, nước ối có thể tích khoảng 540 ml.

Tuần tuổi thai tỷ lệ thuận với lượng nước ối, tuần tuổi thai nhi tăng thì lượng nước ối của thai nhi cũng tăng theo. Ở tuần tuổi thứ 20, lượng nước ối khoảng 350ml, tuần thứ 25-26, lượng nước ối tăng lên khoảng 670ml . Thời điểm thai nhi được 32 -36 tuần, lượng nước ối tăng lên đến khoảng 800ml hoặc có thể cao hơn. Ở tuần 38 – 40, lượng nước ối giảm xuống khoảng 540ml – 600ml. Do đó, lượng nước ối vừa đủ giúp hoạt động của thai nhi diễn ra một cách bình thường là khoảng 500 – 1000ml (tùy theo giai đoạn thai kỳ của mẹ bầu).

Tùy theo độ tuổi của thai nhi, lượng nước ối sẽ khác nhau

Tùy theo độ tuổi của thai nhi, lượng nước ối sẽ khác nhau

Bên cạnh đó, không phải phụ nữ mang thai nào cũng có chỉ số nước ối “lý tưởng”.  Một số mẹ bầu nước ối cạn (khoảng dưới 500ml), lượng nước ối nhiều (trên 2000ml). Tình trạng này được xếp vào nhóm thai nghén nguy cơ cao:

  • Thiếu ối, ít ối, vô ối là khi thể tích nước ối nhỏ, dưới 200ml, AFI nhỏ hơn 5cm. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu của thai nhi gặp vấn đề như bất sản thận, không có dạ dày, hẹp thực quản,... Mẹ bầu suy dinh dưỡng, thai nhi suy dinh dưỡng, thai nhi quá ngày sinh, vỡ ối sớm, vỡ ối non,... của là các dấu hiệu của thiếu ối.
  • Đa ối là hiện tượng làm thể tích khối quá lớn, trên 2000ml, chỉ số AFI trên 25cm. Hiện tượng này thường gặp đối với những trường hợp bất thường ở hệ thần kinh trung ương của thai nhi: não úng thủy, thoát vị màng não, thai vô sọ,... hay trường hợp đa thai. Đa ối có thể gây ảnh hưởng đến các bệnh khác, là nguyên nhân của phù nhau thai, thai nhi to, bệnh lý của màng ối, bánh nhau dây rốn,...

Thiếu ối, ít ối, vô ối, đa ối là những hiện tượng không hiếm gặp

Thiếu ối, ít ối, vô ối, đa ối là những hiện tượng không hiếm gặp.

Vai trò quan trọng của nước ối đối với thai nhi

Khi mang thai, lượng nước ối chưa được hình thành, cho đến khi thai nhi được 5 tuần, nước ối mới bắt đầu được hình thành trong bụng mẹ. Quá trình hình thành nước ối qua những giai đoạn phát triển khác nhau của thai nhi là hoàn toàn khác nhau. 

Theo các chuyên gia y tế, thai nhi hấp thụ nước ối nhờ hệ tiêu hóa. Thai nhi có khả năng nuốt nước ối, còn có thể hấp thụ nước ối qua dây rốn, da, màng ối. Lượng phân su mà bé thải ra ở những ngày đầu tiên chào đời là do bé hấp thụ nước ối bên trong bụng mẹ. Nước ối giúp trẻ tránh bị vi khuẩn xâm nhập, hạn chế sang chấn, va đập và tạo không gian an toàn cho thai nhi ở bên trong bụng mẹ.

Đặc biệt, nước ối giúp mẹ hạn chế cơn đau do thai nhi gây ra khi bé hoạt động trong bụng mẹ. Do đó, bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, mẹ bầu phải thường xuyên kiểm tra lượng nước ối để điều chỉnh phù hợp.

Nguyên nhân nào dẫn đến cạn nước ối?

Nước ối được hình thành từ ba nguồn gốc chính là cơ thể của thai phụ, thai nhi và màng ối. Bất kỳ sự bất thường nào ở ba nguồn gốc này đều có thể ảnh hưởng đến lượng nước ối trong bụng mẹ, chính vì vậy mẹ cần hết sức chú ý những nguyên nhân dưới để để phát hiện và phòng ngừa nước ối cạn.

Từ phía thai phụ

Thai phụ dễ bị thiểu ối hơn bình thường trong các trường hợp sau:

  • Chế độ ăn uống kém, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, uống dưới 2 lít mỗi ngày, cùng với làm việc quá sức và thiếu nghỉ ngơi hợp lý cũng là những yếu tố có thể gây ra tình trạng này.
  • Các bệnh lý như thận, bệnh gan, tăng huyết áp, bệnh tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhau thai và sự tái tạo nước ối. 
  • Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin, thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chống viêm không steroid khi mang thai cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng này.

Từ phía thai nhi 

Thiếu ối có thể liên quan đến các vấn đề bất thường ở thai nhi như sau:

  • Thai bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ở thận và đường tiết niệu.
  • Thai nhi chậm tăng trưởng hoặc thai quá ngày dự sinh.
  • Nhiễm trùng bào thai hoặc thai chết lưu.

Do các phần phụ của thai 

  • Các nguyên nhân bao gồm: nhồi máu bánh rau, hội chứng truyền máu thai nhi, chứng vỡ ối non và vỡ ối sớm,...
  • Có đến 30% trường hợp thiểu ối không xác định được nguyên nhân, tỉ lệ cao thường gặp ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp thiếu ối không rõ nguyên nhân. Vì vậy, mẹ bầu thuộc các nhóm nguy cơ đã nêu cần tự theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Nước ối bao nhiêu là cạn?

Nước ối bao nhiêu là cạn?

Nước ối cạn có nguy hiểm không?

Nước ối cạn xảy ra ở những tháng đầu của thai kỳ thì gặp biến chứng càng cao. Có những trường hợp mẹ bầu chẩn đoán thiếu nước ối trong 3 tháng cuối vẫn sinh con an toàn và khỏe mạnh, tuy nhiên vẫn tồn tại nguy cơ thai chậm phát triển, dây rốn bị chèn ép và nguy cơ phải mổ lấy thai.

Nếu như lượng nước ối cạn không được phát hiện trước tuần 28 của thai kỳ, có thể mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng sinh non, sảy thai, thai chết lưu và thai bị dị tật bẩm sinh, có thể ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ của thai nhi trong tương lai.

Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ?

Vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, cũng là lúc thai nhi đã được phát triển hoàn thiện, sẵn sàng chào đời, nếu nước ối của mẹ ổn định, bình thường thì có thể sinh một cách tự nhiên, không cần sự can thiệp của y học. Tuy nhiên, trong quá trình quan sát, nếu thấy những dấu hiệu bất thường như phân su bên trong nước ối, thai nhi có thể bị nhiễm độc nước ối, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và phổi của trẻ thì mẹ phải được mổ gấp.

Mẹ bầu bị mất nước ối, nước ối cạn thì buộc phải thực hiện biện pháp sinh mổ để an toàn cho mẹ và bé. Vì khi thai phụ chuyển dạ, nước ối cạn nhanh tử cung mẹ co bóp mạnh làm thai nhi dễ bị nghẹt, có nguy cơ suy thai và làm thai nhi tử vong.

Theo tư vấn từ bác sĩ, lượng nước ối của thai phụ dưới 200ml, chỉ số AFI nhỏ hơn 5cm, thai nhi khoảng 37 tuần tuổi thì thai phụ phải thực hiện phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Mẹ bầu phải sinh mổ nếu lượng nước ối quá thấp

Mẹ bầu phải sinh mổ nếu lượng nước ối quá thấp

Liên hệ Khám thai hoặc nhận Tư vấn Miễn phí với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Thai sản của BVĐK Phương Đông.

Mẹ bầu cần phải làm gì trong tình trạng thiểu ối?

Trong 3 tháng đầu, nếu thai phụ thiếu ối, khả năng thai nhi mắc bệnh rất cao. Có thể là do bệnh lý của thai phụ hoặc bệnh lý từ bên trong trứng phôi. Do đó, phải tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý để có thể chấm dứt tình trạng thiếu ối ở thai phụ, sau đó điều trị bệnh lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Ở 3 tháng tiếp theo, hiện tượng thiếu ối ở mẹ bầu thường do các bệnh lý ở hệ tiết niệu, các bệnh bẩm sinh. Thai phụ phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe thai nhi.

3 tháng cuối cùng thiếu ối, mẹ bầu phải nghỉ ngơi, uống thật nhiều nước mỗi ngày, có thể truyền dịch cho cơ thể. Mẹ bầu phải kiểm tra định kỳ mỗi tuần 1-2/lần, có thể sử dụng thuốc hỗ trợ khi thai nhi 34 tuần tuổi.

Khi thiếu ối, thai phụ phải:

  • Thư giãn, nghỉ ngơi thật tốt
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình 3l/ngày
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ mặn
  • Nhập viện để truyền dịch, tăng lượng máu cho tử cung
  • Kiểm tra lượng nước ối thường xuyên
  • Chuẩn bị sẵn sàng để mẹ bầu có thể sinh bất cứ lúc nào

Kiểm tra định kỳ thường xuyên

Kiểm tra định kỳ thường xuyên

Các chuyên gia chỉ ra rằng, mẹ bầu phải mổ khi nước ối cạn dưới 200ml, nếu không mẹ và bé có thể nguy hiểm đến tính mạng vì khi không còn nước ối, thai nhi bị ngạt, có thể dẫn đến tử vong.

Để tránh tình trạng đó, mẹ bầu phải kiểm tra tình hình nước ối một cách kỹ lưỡng, khi gặp tình trạng bất thường hãy đến ngay bệnh viện uy tín để được thăm khám sức khỏe và có biện pháp ứng phó kịp thời. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ là một lựa chọn đúng đắn đối với các mẹ khi gặp các vấn đề về chăm sóc sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
7,248

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Mang thai

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám