Rau tiền đạo: Nguyên nhân và cách điều trị

Dương Minh Ngọc

28-06-2022

goole news
16

Rau tiền đạo là bệnh lý gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và thai nhi, do đó việc phòng ngừa và biết cách khắc phục khi bị rau tiền đạo là rất cần thiết. Mời bạn đọc theo dõi thông tin dưới đây để nắm rõ hơn về rau tiền đạo.

Rau tiền đạo là gì?

Rau tiền đạo hay thường gọi là nhau tiền đạo, một bệnh lý đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Đây là tình trạng bánh rau không bám ở mặt trước và sau đáy tử cung, lúc này bánh rau bám thấp xuống vùng eo tử cung và che lấp tử cung. Hiện tượng này làm cản trở đường ra của em bé. Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện xét nghiệm để xác định vị trí bám rau thai. Dựa vào vị trí bám của bánh nhau, nhau tiền đạo được chia thành 4 loại: Nhau tiền đạo bám thấp, bám mép, bán trung tâm, trung tâm hoàn toàn.

Các tình trạng rau tiền đạoCác tình trạng rau tiền đạo

Mẹ bầu bị rau tiền đạo có biểu hiện gì?

Biểu hiện dễ nhận thấy khi mẹ bị rau tiền đạo đó là xuất huyết âm đạo tự nhiên, mẹ bầu sẽ không thấy đau bụng, máu ra từng đợt, lượng máu có thể ít hoặc nhiều và lần sau máu ra nhiều hơn lần trước. Có thai phụ bị xuất huyết nhưng tự cầm đột ngột mà không cần điều trị, nhưng tình trạng này lặp đi lặp lại sau vài ngày hoặc vài tuần với lượng máu ngày càng nhiều. Nếu máu ra nhiều làm ngôi thai không bình thường và tim thai có thể bị suy yếu. Bên cạnh đó, thai phụ cũng có một số biểu hiện đi kèm xuất huyết là những cơn đau bụng do tử cung co thắt.

Nguyên nhân gây rau tiền đạo

Rau thai có thể phát triển ở bất kể chỗ nào mà phôi có thể làm tổ trong tử cung. Nếu phôi làm tổ ngay ở dưới tử cung thì rau sẽ phát triển ở đó. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu bị rau tiền đạo. Một số yếu tố nguy cơ được cho là gây ra tình trạng nhau tiền đạo, đó là: Thai phụ lớn tuổi (trên 35 tuổi), sinh nở nhiều, có tiền sử bị viêm nhiễm tử cung, đã từng sảy thai hoặc nạo phá thai nhiều lần, hình dạng tử cung bất thường hoặc mẹ bầu sử dụng nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.

Tử cung từng bị viêm là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhau tiền đạoTử cung từng bị viêm là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhau tiền đạo

Cách điều trị rau tiền đạo

Nhiều mẹ bầu lo lắng liệu rau tiền đạo có nguy hiểm không và điều trị như thế nào để không ảnh hưởng đến bé. Điều trị bệnh này dựa trên một nguyên tắc chung đó là cầm máu cứu thai phụ. Dựa vào tuổi thai, khả năng sơ sinh được nuôi dưỡng hay lượng máu chảy mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp, có thể mổ lấy thai hay kéo dài tuổi thai. 

Trường hợp mẹ bầu bị nhau tiền đạo trước khi chuyển dạ, thai phụ được khuyến cáo thực hiện các biện pháp như sau: Hạn chế đi lại, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, có thể dùng thuốc giảm co spasmaverine 40mg (1-4 viên/ngày), salbutamol, progesterone, corticoid để giúp phổi thai nhi phát triển sớm. Nếu thai nhi đủ tháng và bị nhau tiền đạo trung tâm, bác sĩ chỉ định mổ lấy thai, còn rau ở vị trí bám khác thì có thể được theo dõi thêm đến khi mẹ chuyển dạ. Trường hợp đặc biệt, xuất huyết quá nhiều đe dọa đến tính mạng mẹ bầu, dù ở bất kỳ tuổi thai nào, bác sĩ cũng sẽ chỉ định mổ lấy thai.

Trường hợp nhau tiền đạo đúng thời điểm chuyển dạ, sẽ dựa theo vị trí bám của nhau để xử lý. Ví dụ nhau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm sẽ mổ lấy thai. Với trường hợp rau bám mép và bám thấp, xuất huyết nhiều cũng sẽ được mổ lấy thai để cứu mẹ, xuất huyết ít  thì thực hiện bấm ối để cầm máu.

Trường hợp biến chứng rau cài răng lược, loại hình thái lâm sàng nặng nhất của rau tiền đạo. Việc phẫu thuật khi rau cài răng lược rất khó khăn, mất nhiều máu và tổn thương đến bàng quang do mạch máu tăng sinh nhiều ở đoạn dưới tử cung. Hiện tượng này thường gặp ở những mẹ bầu từng mổ đẻ. Nếu thai đủ tháng, bác sĩ sẽ mổ dọc tử cung chỗ nhau thai bám để lấy thai.

Mổ đẻ nhiều lần cũng xuất hiện rau tiền đạo

Mẹ bầu có thể phòng ngừa rau tiền đạo bằng cách nào?

Để có một hành trình đón con yêu khỏe mạnh, tránh gặp phải những bệnh lý nói chung và rau tiền đạo nói riêng trong suốt thai kỳ, thai phụ cần lưu ý một số điều sau: 

  • Hạn chế sinh con khi lớn tuổi.
  • Tuân thủ đúng các chỉ định mổ lấy thai nhằm tránh nguy cơ để lại sẹo ở tử cung.
  • Làm việc vừa sức, không để tinh thần bị căng thẳng, stress.
  • Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.
  • Khám thai định kỳ, lắng nghe cơ thể, đến viện ngay nếu có những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ.

Khám thai định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngKhám thai định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Rau tiền đạo là tình trạng bất thường của bánh rau, vì thế, nếu được chẩn đoán mắc thì cần nhập viện, theo dõi chặt chẽ và có những quyết định chấm dứt thai kỳ phù hợp. Việc phẫu thuật lấy thai khi gặp vấn đề về bánh rau cần được thực hiện kịp thời tại cơ sở có uy tín để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. 

Với mong muốn đem đến cho cả mẹ và bé những dịch vụ chăm sóc tốt nhất trong suốt hành trình mang thai, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang triển khai đa dạng các gói dịch vụ Thai sản trọn gói với chất lượng cao cấp. Phương Đông quy tụ đội ngũ chuyên gia sản phụ khhoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tự tin có thể xử lý tốt nhiều ca sinh khó như rau tiền đạo. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi nhằm đảm bảo cho mẹ một cuộc sinh nở an toàn, thuận lợi, tràn đầy mãn nguyện. 

Mẹ bầu cần thêm thông tin hoặc có thắc mắc về bệnh lý rau tiền đạo cũng như các gói chăm sóc thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông xin vui lòng liên hệ Tổng đài 19001806 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,638

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám