Bị sa tử cung có quan hệ được không? Cách quan hệ an toàn 

Phan Ngọc Linh

04-10-2022

goole news
16

Sau khi sinh, các mẹ thông thường có nguy cơ gặp nhiều biến chứng hậu sản. Một trong những biến chứng mà người phụ nữ hay mắc phải đó là sa tử cung. Vậy trong quá trình bị sa tử cung có quan hệ được không? Sa tử cung có quan hệ được không? Những thắc mắc ấy sẽ được tìm hiểu và giải đáp dưới đây.

 

Sa tử cung có quan hệ được không là điều băn khoăn của nhiều chị em

Sa tử cung có quan hệ được không là điều băn khoăn của nhiều chị em

Sa tử cung là gì?

Sa tử cung (hay còn được gọi là sa thành âm đạo, sa dạ con hay sa sinh dục) là hiện tượng tử cung tụt xuống thành âm đạo. Hiện tượng này thậm chí tử cung còn lộ hẳn ra bên ngoài thành âm đạo. Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra ở chị em phụ nữ, nhất là sau sinh.

Hình ảnh của sa tử cung ra ngoài âm đạo

Hình ảnh của sa tử cung ra ngoài âm đạo

Tuy nhiên, những biến chứng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của chị em phụ nữ, nó sẽ khiến chị em phụ nữ khó chịu. Điều đó còn gây tác động đến khả năng sinh nở sau này, nếu chị em bị trường hợp nặng. Vì thế, chị em phụ nữ cần phát hiện và điều trị sớm tình trạng này.

Nguyên nhân gây ra sa tử cung sau khi sinh 

Quá trình mang thai là nguyên nhân chính khiến chị em gặp tình trạng sa tử cung sau khi khi sinh. Tuy nhiên, nó còn có một số nguyên nhân khác khiến khả năng gặp tình trạng này cao hơn như:

  • Mang thai đôi, đa thai hoặc kích thước của bé lớn: Việc này sẽ khiến người mẹ phải rặn nhiều lúc sinh và tử cung dễ bị sa xuống sau sinh. 
  • Sau sinh, mẹ bị táo bón hay bị rối loạn đại tiện kéo dài: Tình trạng này sẽ dẫn đến tăng áp lực ở sàn chậu và gây ra sa tử cung.
  • Vùng cơ ở đáy của xương chậu, các mô để nâng đỡ tử cung, cổ tử cung gặp chấn thương trong quá trình sinh nở: Đây là do thai phụ sinh bé có kích thước quá to hay thời gian chuyển dạ lâu gây nên.
  • Chị em phụ nữ phải lao động nặng sau khi sinh: Điều này khiến cho các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị tổn thương. Trong các cơ quan của vùng này vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, nó khiến cho thành tử cung bị sa xuống.
  • Các dị tật bẩm sinh ở tử cung: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này và một số dị tật như: tử cung 2 buồng, kích thước eo và cổ tử cung bất thường.
  • Sự can thiệp của y khoa trong khi sinh: Phụ nữ sinh mổ, sử dụng thuốc oxytocin, bỏ nhau thai bằng tay hoặc phẫu thuật nội soi sẽ làm tăng khả năng xảy ra tình trạng tử cung bị sa.

Tử cung hai buồng cũng là một trong số những nguyên nhân gây tình trạng sa tử cung

Tử cung hai buồng cũng là một trong số những nguyên nhân gây tình trạng sa tử cung

Dấu hiệu nhận biết sa tử cung 

Đau vùng bụng dưới là một trong những dấu hiệu sa tử cung

Đau vùng bụng dưới là một trong những dấu hiệu sa tử cung

Khi chị em phụ nữ bị sa tử cung nhẹ có thể sẽ không có những dấu hiệu rõ ràng. Nhưng thông thường trong nhiều trường hợp, chị em sau sinh chỉ phát hiện bản thân bị sa tử cung khi đi khám định kỳ hoặc theo lịch hẹn bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý một số dấu hiệu nhận biết như: 

  • Khi đi vệ sinh bạn thấy khó khăn (đi tiểu tiện, đi đại tiện).
  • Bạn bị đau thắt lưng.
  • Bạn có cảm giác nặng nề, đầy bụng hoặc phình ra ở vùng xương chậu.
  • Bạn cảm nhận thấy được có cái gì đó rơi ra từ âm đạo.
  • Bạn bị táo bón kéo dài hoặc táo bón mãn tính.
  • Bạn cảm giác khó chịu khi đi bộ.
  • Bạn có cảm giác đau khi quan hệ tình dục.

Các cấp độ sa tử cung

Biến chứng sa tử cung được chuyên gia chia thành 3 cấp độ dựa vào các hiện tượng. Trong đó, mỗi cấp độ sẽ có các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau:

  • Cấp độ 1: Đây được coi là cấp độ nhẹ nhất. Lúc này, thành tử cung đã bắt đầu sa xuống, nhưng nó vẫn nằm trong ống âm đạo. Ở mức độ này, người bị thường cảm thấy đau tức bụng trước chu kỳ kinh nguyệt. Nếu trong trường hợp người gặp tình trạng phải lao động nặng hay đứng quá lâu, thì họ sẽ cảm thấy đau bụng dưới, đau lưng hay tiểu bị rát.
  • Cấp độ 2: Ở giai đoạn này, tử cung đã bị tụt xuống và ra khỏi vùng âm đạo. Lúc này, người gặp tình trạng có thể cảm nhận rõ khi làm những việc nặng. Ở cấp độ này thì các biến chứng đã có phần bị nặng hơn cấp độ 1. Vì vậy, bạn sẽ có cảm giác đau rõ ràng hơn. Chị em phụ nữ sẽ cảm thấy đau khi đi đại tiện, khí hư ra nhiều hơn (có màu trắng loãng) và xuất huyết, âm đạo có sự bất thường.
  • Cấp độ 3: Đây là cấp độ nặng và nguy hiểm nhất khi toàn bộ tử cung đã bị tụt ra khỏi vùng âm đạo. Nếu biến chứng này không được chữa trị kịp thời, thì nó sẽ có nguy cơ nhiễm trùng, viêm loét hoặc bắt buộc phải phẫu thuật cắt bỏ. 

Hình ảnh sa tử cung cấp độ 2 ra khỏi âm đạo và sa tử cung cấp độ 3 tụt hẳn ra ngoài âm đạo

Hình ảnh sa tử cung cấp độ 2 ra khỏi âm đạo và sa tử cung cấp độ 3 tụt hẳn ra ngoài âm đạo

Sa tử cung có quan hệ được không?

Việc sa tử cung có quan hệ được không nó phụ thuộc vào mức độ bị sa tử cung của chị em phụ nữ. Vậy nên phụ nữ có thể có 2 trường hợp sau:

  • Nếu như bạn ở mức độ nhẹ, thành tử cung chưa bị lộ ra bên ngoài. Bạn sẽ không có dấu hiệu bị đau hay viêm nhiễm, thì bạn có thể quan hệ tình dục hoàn toàn bình thường. Ở mức độ nhẹ,  việc quan hệ tình dục thi thoảng còn hỗ trợ giúp thành tử cung co lại được vào bên trong nhờ tác động của người nam. Trong trường hợp này bạn sẽ không phải băn khoăn rằng bị sa tử cung có quan hệ được không nữa vì nó chưa có biểu hiện rõ ràng.
  • Mức độ nặng hơn, khi thành tử cung bị lộ ra bên ngoài, vùng âm đạo bị viêm nhiễm, thì bạn nên tránh hoàn toàn việc quan hệ tình dục. Vì nếu quan hệ lúc này, tình trạng sa tử cung sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Điều đó gây ảnh hưởng cho cả đôi bên, thậm chí nó còn gây tâm lý không thoải mái cho cả hai người. 

Sa tử cung ở mức độ nghiêm trọng gây hạn chế khi sinh hoạt tình dục

Sa tử cung ở mức độ nghiêm trọng gây hạn chế khi sinh hoạt tình dục

Sa tử cung quan hệ có đau không?

Phụ nữ đa số khi mắc phải biến chứng sa tử cung sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ảnh hưởng đó không chỉ đến tâm lý, sức khỏe, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, mà nó còn ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng. Điều đó khiến phụ nữ thường hay có cảm giác mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng về tình trạng sa tử cung. Nên phụ nữ rất ngại trong chuyện gần gũi với chồng.

Ngoài ra, khi phụ nữ bị sa tử cung có thể sẽ cảm thấy đau tức và đau rát hơn khi quan hệ. Vì vậy, điều đó là yếu tố tác động làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm ở vùng âm đạo, việc này chỉ xảy ra khi bạn đã bị ở mức độ nặng. Mặc dù bị biến chứng ở cấp độ nhẹ, bạn có thể quan hệ bình thường, nhưng bạn nên giữ ở tần suất vừa phải phù hợp với tình hình sức khỏe của bản thân.

Cách quan hệ an toàn khi bị sa tử cung

Khi bị sa tử cung, việc quan hệ cũng bị phụ thuộc ảnh hưởng. Bạn cần lưu ý những điều sau khi quan hệ trong tình trạng bị sa tử cung:

  • Bạn nên sử dụng tư thế nằm nghiêng hoặc tư thế truyền thống khi quan hệ: Tư thế này giúp làm giảm lực tác động vào cổ tử cung. Đồng thời nó cũng sẽ giúp việc quan hệ trở nên dễ dàng hơn. Bạn sẽ không gặp các đau đớn trong khi quan hệ.
  • Nếu như bạn bị đau khi quan hệ, thì bạn phải giảm tần suất đến mức thấp nhất.
  • Bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau khi quan hệ, bạn nên sử dụng bao và gel khi quan hệ tình dục để hỗ trợ.
  • Vùng cơ xương chậu cần giữ sao cho thoải mái và thư giãn để tạo cảm giác dễ chịu hơn khi quan hệ. 
  • Vị trí quan hệ (nếu có thể) có thể đổi để giảm các cơn đau do bị gò ép phần tử cung.

Các cách điều trị sa tử cung

Bác sĩ sẽ có nhiều cách điều trị bệnh sa tử cung bao gồm phẫu thuật và không phẫu thuật.

Điều trị bằng cách không can thiệp phẫu thuật

 

 

Bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp sau cho chị em để có thể cải thiện tình trạng sa tử cung:

  • Bác sĩ yêu cầu bạn hạn chế làm việc nặng nhọc, khiêng bê những vật nặng.
  • Bác sĩ sẽ dùng phương pháp có sử dụng estrogen cho âm đạo.
  • Bạn cần duy trì cân nặng phù hợp, nếu bạn đang bị thừa cân hãy giảm cân để giảm áp lực gây lên ổ bụng.
  • Bác sĩ sẽ đặt vòng nâng tử cung pessary giúp ổn định và đẩy phần tử cung vào cổ tử cung.
  • Bác sĩ sẽ khuyên bạn tập các bài tập Kegel giúp tăng cường sức mạnh cơ vùng chậu. 
  • Bạn cần kiểm soát và điều trị các cơn ho mãn tính.

Phụ nữ cần vận động hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng sa tử cung

Phụ nữ cần vận động hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng sa tử cung

Điều trị bằng cách phẫu thuật

 

 

Những trường hợp sa tử cung ở mức độ nặng, việc áp dụng các giải pháp không phẫu thuật sẽ không đem lại hiệu quả. Lúc này bác sĩ phải can thiệp phẫu thuật . Phẫu thuật gồm có 2 phương pháp:

  • Cắt bỏ tử cung: Phương pháp điều trị này phải tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của biến chứng sa tử cung, tiền sử bệnh và kế hoạch sinh con của bạn trong tương lai. Vì vậy, bạn phải cân nhắc kỹ, xem xét theo tư vấn bác sĩ về hình thức này. Phẫu thuật có thể làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và khả năng  sinh con khi tiến hành cắt bỏ tử cung. 
  • Đính chỉ tử cung: Các bác sĩ sẽ phẫu thuật đưa phần tử cung trở lại vị trí bình thường bằng các vật dụng cũng như thiết bị thích hợp.

Những phần phẫu thuật cắt bỏ tử cung điều trị sa tử cung

Những phần phẫu thuật cắt bỏ tử cung điều trị sa tử cung

Trên đây là một số thông tin do bệnh viện đa khoa Phương Đông giúp các chị em phụ nữ giải đáp thắc mắc, vấn đề liên quan sa tử cung như sa tử cung có quan hệ được không. Nếu bạn đã bị ở mức độ nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ để có những phương pháp điều trị hợp lý. Bạn hãy luôn chú trọng đến sức khỏe cơ thể mình nhiều hơn nữa, bạn cần tạo một thói quen sống lành mạnh cho cuộc sống luôn khỏe mạnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

12,258

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám