Sa tử cung sau sinh phụ nữ cần làm gì để hồi phục

Phan Ngọc Linh

15-10-2022

goole news
16

Sa tử cung sau sinh tùy vào từng giai đoạn và tình trạng đang gặp sẽ có những biện pháp can thiệp điều trị cũng như cách hồi phục cụ thể khác nhau. 

Sa tử cung sau sinh?

Sàn chậu là một hệ thống cơ được ví như cái võng giúp giữ cho các cơ quan vùng chậu như tử cung, âm đạo, bàng quang, niệu đạo và ruột cố định, ở đúng vị trí của nó. 

Sa tử cung còn được gọi với cái tên Sa dạ con - Hiện tượng tử cung của người phụ nữ rơi lệch từ vị trí bình thường của nó xuống vùng khung chậu nhỏ. Hiện tượng này cũng có thể là phần thành tử cung bị tụt xuống vào phía trong của ống âm đạo, thậm chí có những trường hợp tử cung bị lộ hẳn ra ngoài âm đạo (gọi là sa thành âm đạo, sa sinh dục).

Tình trạng sa tử cung thường gặp nhất ở các bà mẹ sau sinh, với nguyên nhân tình trạng thường là do dây chằng mất khả năng đàn hồi hay đã bị căng ra. Tử cung không còn khả năng nâng đỡ được về vị trí như ban đầu.

Phụ nữ sau sinh thường băn khoăn sau sinh bao lâu thì bị sa tử cung sau sinh. Các chuyên gia giải đáp thắc mắc rằng tình trạng này sẽ xảy ra là khoảng sau sinh 3 tuần hay muộn nhất là 1 tháng. Vì sau khoảng thời gian này, dạ con sẽ dần co lại về kích thước bình thường, nhưng đối với sản phụ sinh mổ thì thời gian này có thể kéo dài hơn. 

Ngoài ra phụ nữ cần biết, trong cơ thể có bộ phận là cơ sàn chậu. Đây là một phần cốt lõi giúp cơ thể duy trì áp lực trong ổ bụng, duy trì áp lực khi hắt hơi, ho, cười hoặc các hoạt động thể chất khác. Các cơ sàn chậu cũng tham gia vào quá trình đạt cực khoái, nếu các cơ yếu đi cũng có thể dẫn đến việc giảm sự thỏa mãn tình dục khi quan hệ. 

Hình ảnh các cơ sàn chậu giúp nâng đỡ giữ tử cung đúng vị trí

Hình ảnh các cơ sàn chậu giúp nâng đỡ giữ tử cung đúng vị trí

Khi cơ sàn chậu bị suy yếu do mang thai, sinh con hoặc do những thay đổi xảy ra trong thời kỳ mãn kinh, một cơ quan bất kỳ trong khu vực sàn chậu ấy (chẳng hạn như tử cung) có thể trượt khỏi vị trí bình thường trong khung chậu và bắt đầu ép vào thành âm đạo.

Bất kỳ cơ quan nào trong vùng chậu đều có thể bị ảnh hưởng; trên thực tế, bàng quang là cơ quan thường bị ảnh hưởng nhất. Vì vậy nên ở nhiều trường hợp niệu đạo và bàng quang cũng bị chèn ép, gây nên những triệu chứng khó tiểu, bí tiểu ở người mắc bệnh. 

Những nguyên nhân có thể dẫn đến sa tử cung sau sinh

Sa tử cung sau sinh có một số nguyên nhân cơ bản như:

  • Các cơ vùng chậu bị chấn thương, các mô nâng đỡ tử cung bị tổn thương hoặc tổn thương trong khi sinh. Đặc biệt là khi thai phụ sinh con mà bé quá lớn hoặc thời gian chuyển dạ lâu.
  • Sau sinh thai phụ không nghỉ ngơi hợp lý mà lao động quá sức. Điều đó khiến cho các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị tổn thương, trong giai đoạn các cơ quan này chưa kịp phục hồi hoàn toàn sau khi sinh, làm cho thành tử cung bị sa xuống.
  • Sa tử cung do dị tật bẩm sinh ở tử cung: ví dụ như sản phụ có 2 buồng tử cung, kích thước cổ tử cung và cả phần eo tử cung cũng không bình thường.
  • Chế độ ăn uống sau sinh không hợp lý, sản phụ bị táo bón, rối loạn đại tiện, áp lực trong ổ bụng tăng cao sau đó gây ra bệnh sa tử cung sau sinh.
  • Một vài chuyên gia cho rằng nếu trong lúc sinh bao gồm phẫu thuật nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc sử dụng thuốc oxytocin cũng có thể làm sản phụ bị sa tử cung sau sinh.

Các giai đoạn của sa tử cung sau sinh: 

Sa tử cung sau sinh thường được phân loại theo các giai đoạn, từ 0 đến 4:

  • Giai đoạn 0: Tử cung vẫn ở vị trí bình thường của nó.
  • Giai đoạn 1 : Cổ tử cung đã bắt đầu có dấu hiệu tụt dần xuống âm đạo.
  • Giai đoạn 2 : Cổ tử cung đã tụt xuống ngay bên trong lỗ âm đạo.
  • Giai đoạn 3 : Cơ quan vùng chậu bắt đầu tụt ra ngoài cửa âm đạo.
  • Giai đoạn 4 : Toàn bộ tử cung gần như nằm ngoài âm đạo. Tình trạng đó còn được gọi là chứng Procidentia, do sự suy yếu của dây chằng, cơ nâng… hay tất cả các sự hỗ trợ khác của sàn chậu.

Các giai đoạn của hiện tượng sa tử cung sau sinh ở phụ nữ

Các giai đoạn của hiện tượng sa tử cung sau sinh ở phụ nữ

Làm thế nào để chẩn đoán sa tử cung ở sản phụ sau sinh? 

Để chẩn đoán tử cung bị sa, các bác sĩ sẽ khám phụ khoa, lấy tiền sử bệnh trước: 

  • Có thai đôi hoặc đa thai.
  • Sản phụ lớn tuổi.
  • Kích thước thai nhi quá lớn.
  • Thai phụ đã trải qua nhiều lần mang thai.
  • Khó sinh, tử cung co thắt quá lâu.
  • Nhau thai không bình thường.
  • Từng làm phẫu thuật tử cung. 

Sau khi được khai thác tiền sử bệnh, bệnh nhân sẽ được yêu cầu xét nghiệm, chụp cắt lớp vi tính (CT) - chụp hình chi tiết về các cơ quan vùng chậu, siêu âm… để chẩn đoán được chính xác nhất.

Dấu hiệu sa tử cung sau sinh

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp tình trạng sa tử cung sau sinh:

  • Thông qua hình ảnh chụp CT, siêu âm hoặc nhìn thấy tử cung bị sa ra ngoài. 
  • Đau ở vùng lưng, thắt lưng, bụng dưới.
  • Giảm ham muốn, đau khi quan hệ tình dục
  • Bí tiểu, đi tiểu lắt nhắt, tiểu không hết, muốn nhưng không tiểu được.
  • Âm đạo xuất hiện nhiều vấn đề như: có khí hư, chất nhầy màu trắng, loãng nhầy như nước mũi kèm với tình trạng chảy máu âm đạo.
  • Đặc biệt: Khi đi lại có cảm giác bị cấn như có vật gì bị tụt xuống, khó chịu.

Xem thêm:

Làm thế nào để điều trị sa tử cung sau sinh? 

Việc điều trị sa tử cung sau sinh phụ thuộc vào mức độ cũng như các giai đoạn của bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải. Thông thường, việc điều trị sẽ dựa trên mức độ khỏe mạnh hay yếu đi của các cấu trúc cơ nâng đỡ xung quanh tử cung. 

Điều trị sa tử cung sau sinh không can thiệp phẫu thuật

Biện pháp tự chăm sóc tại nhà

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, mối sa chưa bị sa nhiều bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp tăng cường sức mạnh cho cơ vùng chậu, qua việc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản. Trong đó có các bài tập Kegel. Bệnh nhân sẽ thực hiện những động tác này bằng cách siết chặt đồng thời củng cố cơ hoành và các cơ ở vùng chậu như sau:

Động tác số 1

Bước 1: Nằm xuống sàn nhà hoặc giường. 

Bước 2: Đưa dần dần 2 chân lên cao và vuông góc với cơ thể 90 độ, 

Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 5 – 10 giây, sau đó hạ xuống. 

Lặp lại động tác này 10 lần mỗi hiệp, thực hiện 3 hiệp hàng ngày.

Động tác số 2

Bước 1: Nằm thẳng trên sàn, sau đó dần dần co đầu gối, hai bàn chân chạm sàn, nhấc bổng phần hông lên.

Bước 2: Siết chặt cơ sàn chậu

Bước 3: Giữ nguyên trạng thái co bóp cơ vùng chậu này trong 5 – 10 giây, sau đó thả ra.

Lặp lại động tác này 10 lần mỗi hiệp, mỗi ngày thực hiện 3 hiệp.

Bài tập Kegel giúp tăng sức mạnh cơ vùng chậu phục hồi tình trạng sa tử cung sau sinh

Bài tập Kegel giúp tăng sức mạnh cơ vùng chậu phục hồi tình trạng sa tử cung sau sinh

Ngoài việc tăng cường sức mạnh cơ vùng chậu bạn cần kết hợp thêm các biện pháp sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý nhằm tránh gây áp lực lên ổ bụng do thừa cân. 
  • Lao động và làm việc nhẹ nhàng, hạn chế bưng bê, khiêng vác vật nặng.
  • Có thể đặt vòng nâng tử cung từ đường âm đạo.
  • Dùng liệu pháp estrogen âm đạo.

Điều trị sa tử cung sau sinh bằng phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Cắt tử cung qua đường âm đạo khi tình trạng sa tử cung sau sinh đã nặng

Cắt tử cung qua đường âm đạo khi tình trạng sa tử cung sau sinh đã nặng

Trong các biện pháp điều trị sa tử cung sau sinh cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ phải quyết định có nên cắt bỏ tử cung không? 

Đây sẽ là phương pháp cuối cùng khi tất cả các cách điều trị khác không hiệu quả. Tuy vậy, phẫu thuật cắt bỏ tử cung là cuộc phẫu thuật lớn đối với người phụ nữ. Khi đó, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng sau khi cắt tử cung như sau: 

  • Mất kinh nguyệt hàng tháng: sau khi cắt tử cung thì sẽ không còn hiện tượng bong niêm mạc tử cung vào mỗi tháng nữa, vì vậy bạn sẽ không có kinh nguyệt.
  • Không thể mang thai và sinh con: Cắt tử cung thì bào thai, em bé sẽ không còn nơi phát triển đồng nghĩa với việc phụ nữ mất đi khả năng mang thai và sinh con.
  • Đời sống vợ chồng thì việc cắt tử cung sẽ không gây ảnh hưởng bao gồm cả giảm hay không giảm ham muốn tình dục. Sau khi phẫu thuật từ 6-8 tuần có thể quan hệ tình dục nếu như không còn đau hay quá khó chịu.
  • Tăng cân đột ngột

Biện pháp nào để phòng ngừa sa tử cung sau sinh? 

Sa tử cung sau sinh không những làm khó chịu mà còn mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến những lần mang thai kế tiếp. Vậy nên việc tốt nhất là phòng ngừa từ đầu để không xảy ra tình trạng bệnh.

  • Sau sinh, sản phụ nên dành ra nhiều thời gian để phục hồi và nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, lao động mạnh hay nâng vác vật nặng.
  • Thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng giúp hồi phục sức khỏe cũng như ngăn ngừa nguy cơ táo bón sau sinh, tránh áp lực lên vùng chậu.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, giúp tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất giúp dễ tiêu hóa, hạn chế táo bón

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất giúp dễ tiêu hóa, hạn chế táo bón

  • Nên uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa và tăng tiết sữa mẹ cho con bú.
  • Giữ ấm, tránh cảm lạnh vì ho nhiều, ho mạnh gây áp lực lên vùng chậu có thể dẫn đến sa tử cung.

Phụ nữ sau sinh cơ thể chưa phục hồi hoàn toàn và sẽ gặp một số tình trạng bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản đó là sa tử cung sau sinh. Tình trạng này là tình trạng bình thường do quá trình mang bầu để lại và sẽ được phục hồi dần nếu được can thiệp chăm sóc kỹ lưỡng. Bệnh viện đa khoa Phương Đông hy vọng qua bài viết trên bạn có thể phục hồi được tử cung khỏe mạnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
21,128

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám