Sa tử cung độ 1: Dấu hiệu bạn và Cách điều trị đơn giản tại nhà

Ngọc Anh

17-04-2024

goole news
16

Sa tử cung là là hiện tượng tử cung tụt xuống thành âm đạo, thậm chí lộ ra ngoài âm đạo và vướng vào đồ lót. Nguyên nhân gây ra là dây chằng nâng ra quá mức hoặc hẹp khung xương chậu dẫn đến không thể nâng đỡ tử cung. Sa tử cung có nhiều cấp độ, trong đó sa tử cung độ 1 là mức độ nhẹ nhất, khi tử cung mới sa xuống vẫn nằm trong lòng âm đạo.

Sa tử cung độ 1 là gì?

Sa tử cung độ 1 là bệnh lý phụ khoa của vùng chậu xảy ra khi cơ và dây chằng không thể nâng đỡ khiến tử cung trượt xuống lòng âm đạo. Đây là bất thường sản phụ khoa vì bình thường tử cung nằm trên, chỉ có cổ tử cung tiếp xúc với âm đạo nhưng nay một phần tử cung bị tụt xuống âm đạo. 

(Hình 1 -  So sánh tử cung bình thường và sa tử cung độ 1 xảy ra khi một phần tử cung tụt xuống âm đạo)

So sánh tử cung bình thường và sa tử cung độ 1 xảy ra khi một phần tử cung tụt xuống âm đạo

Bị sa tử cung độ 1 có nguy hiểm không?

Sa tử cung (sa sàn chậu) hay sa tạng chậu nhìn chung ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ hơn là nguy hiểm tính mạng. Khi tử cung sa xuống lòng âm đạo (sa tử cung cấp 1) sẽ gây ra:

  • Khó khăn trong vấn đề vệ sinh hàng ngày, theo thời gian có thể gây viêm âm đạo kéo dài và dễ tiến triển thành viêm loét cổ tử cung
  • Hạn chế trong quan hệ vợ chồng 
  • Có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ trong tương lai

Ai dễ bị sa tử cung độ 1?

Thông thường, sa tử cung độ 1 thường gặp ở:

  • Phụ nữ sau sinh, đặc biệt là phụ nữ mang thai to, phụ nữ mang đa thai. Các bác sĩ sản khoa cũng xác nhận, bệnh nhân sinh thường dễ bị sa tử cung hơn sinh mổ.
  • Phụ nữ đã mãn kinh, phụ nữ lớn tuổi có cơ và dây chằng mất độ đàn hồi và độ căng khoẻ
  • Người có tiền sử điều trị bệnh cần can thiệp vào tử cung
  • Bệnh nhân nữ sinh thường gặp bất thường như táo bón, tiểu tiện không kiểm soát khiến ổ bụng chịu áp lực lớn và dẫn đến sa vùng chậu nhẹ
  • Các trường hợp đã thực hiện phẫu thuật nội soi, dùng thuốc oxytocin, sinh mổ,... có nguy cơ sa sàn chậu lớn hơn bình thường

(Hình 2 - Phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ mắc các bệnh vùng chậu)

Phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ mắc các bệnh vùng chậu

Các dấu hiệu nhận biết sa tử cung độ 1

  • Đau căng tức bụng đột ngột hoặc đau bụng dưới trước kỳ kinh

  • Đau lưng nếu đứng quá lâu hoặc sau khi phải mang vác nặng hay hoạt động nhiều

  • Muốn đi tiểu, đi tiểu nhiều lần dù lượng nước tiểu không nhiều

Trong giai đoạn này, bệnh lý còn ở cấp độ nhẹ nên các triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Mặt khác, vì kích thước khối tử cung bị sa xuống âm đạo khá nhỏ và không bị sa thường xuyên, chỉ sa khi bệnh nhân lao động nặng, đi lại nhiều,... Đồng thời cũng ở thời kỳ sớm này, khối tử cung tuy tụt xuống âm đạo nhưng cũng có thể tự đẩy lên được. 

Các biến chứng của sa tử cung độ 1?

Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng của người phụ nữ nhưng nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh phụ khoa phát triển. Trong đó có

Viêm loét âm đạo

Khi khối tử cung trượt xuống lòng âm đạo, vi khuẩn có nhiều cơ hội để tấn công vùng kín hơn. Nếu người bệnh chưa bị viêm âm đạo thì nấm, tạp khuẩn, khuẩn sẽ tấn công và có thể gây ra viêm âm đạo mãn tính. 

(Hình 3 - Viêm âm đạo do các loại vi khuẩn có thể tấn công chị em sau khi bị sa tử cung)

Viêm âm đạo do các loại vi khuẩn có thể tấn công chị em sau khi bị sa tử cung

Khi đó, một trong các triệu chứng của viêm âm đạo mãn tính là sẽ gây ra các cơn ngứa ngáy khó chịu. Khi khiến người bệnh gãi, gây tổn thương vùng kín sẽ dẫn đến viêm loét âm đạo. Đồng thời, bệnh viêm âm đạo không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra tổn thương cổ tử cung và các bệnh lý nguy hiểm khác.  

Sa các cơ quan vùng chậu

Sa tử cung độ 1 có thể biến chuyển thành các sa tử cung cấp độ 3, sa tử cung cấp độ 4. Khi đó, độ trễ của tử cung lớn sẽ kéo theo các cơ quan vùng chậu tụt xuống đồng thời như sa trực tràng, sa bàng quang,... rất nguy hiểm.

Hình ảnh sa tử cung độ 1

(Hình 5 -  Hình ảnh sa tử cung cấp 0 - 4)

Hình ảnh sa tử cung cấp 0 - 4

(Hình 6 - Bảng theo dõi độ sa bên ngoài của tử cung theo từng cấp độ)

Bảng theo dõi độ sa bên ngoài của tử cung theo từng cấp độ

 

(Hình 7 - Hình ảnh sa tử cung cấp độ 1 trên mô hình)

Hình ảnh sa tử cung cấp độ 1 trên mô hình

Các cách điều trị sa tử cung độ 1

Sa tử cung ở mức độ nhẹ có thể được chỉ định:

Điều trị bằng bài tập chữa sa tử cung

Các bài tập kegel có thể được các bác sĩ hướng dẫn và yêu cầu bệnh nhân thực hành tại nhà để phục hồi vùng chậu. Đây là bài tập cơ sàn chậu hiệu quả nhất hiện nay. Phụ nữ bị sa tử cung tập kegel có hiệu quả cải thiện và điều trị tới 80%. 

(Hình 8 - Một số động tác kegel dành cho bệnh nhân sa tử cung)

Một số động tác kegel dành cho bệnh nhân sa tử cung

Ngay cả phụ nữ không bị sa tử cung cũng có thể tập các động tác kegel đơn giản tại nhà để tăng cường độ dẻo dai và sự khỏe khoắn của vùng cơ xương chậu. Do đó, chị em có thể chủ động phòng ngừa nguy cơ sa tử cung.

Điều trị bằng thủ thuật

Nếu sa tử cung độ 1 có diễn biến thành các cấp độ nặng nhanh hơn thì bác sĩ có thể can thiệp y khoa bằng cách đặt vòng nâng âm đạo. Đây là phương pháp hàng đầu cho điều trị sa tạng chậu, với tỷ lệ thành công đạt 87- 98%. 

Ngoài ra, phẫu thuật mổ mở để cắt hoàn toàn tử cung. Hoặc giải phẫu nội soi để treo nâng cố định vùng sàn chậu có thể cải thiện tình trạng sa tử cung. Tuy nhiên, trên thực tế, với sa tử cung độ 1 ít khi phải can thiệp bằng thủ thuật mổ mở hoặc nội soi. 

Các lưu ý về sinh hoạt và chế độ ăn uống

Cách xử trí cho bệnh nhân sa sàn chậu cũng bao gồm cả thói quen sinh hoạt và ăn uống:

  • Ngủ sớm, dậy sớm, chú trọng nghỉ ngơi dưỡng sức, tuyệt đối không hoạt động nặng và làm việc quá sức
  • Ăn uống đúng giờ, bổ sung trái cây và rau củ quả tươi, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn chế biến sẵn
  • Uống đủ nước
  • Vận động nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe các cơ và dây chằng vùng chậu

Làm thế nào để phòng tránh sa tử cung độ 1?

Tất cả các chị em sau sinh đều nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sa tử cung như sau:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ sau sinh
  • Tránh vận động mạnh, mang vác vật nặng hoặc làm việc quá sức khi cơ thể còn chưa phục hồi
  • Không nên nằm trên giường quá nhiều, ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều đạm, chất béo để hạn chế nguy cơ táo bón sau sinh
  • Luyện tập các bài tập yoga nhẹ nhàng, bài tập kegel và các bài tập phục hồi sau sinh 

(Hình 9 - Dành thời gian thư giãn sau sinh là hết sức cần thiết cho sản phụ)

Dành thời gian thư giãn sau sinh là hết sức cần thiết cho sản phụ

Có thể nói, sa tử cung độ 1 mặc dù là bệnh lý ở mức độ nhẹ nhưng vẫn có nguy cơ gây viêm nhiễm phụ khoa và diễn biến thành sa tạng chậu. Chính vì thế, các chị em nên chủ động thực hiện các biện pháp để chủ động phòng tránh sa tử cung sau sinh. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,139

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám