Cách kiểm tra sa tử cung chị em nào cũng nên biết

Dương Minh Ngọc

25-10-2022

goole news
16

Sa tử cung là tình trạng không còn hiếm gặp ở phụ nữ dù sinh con hoặc phụ nữ bình thường. Nếu như bệnh nhân không được kiểm tra và điều trị sớm thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho quá trình mang thai sau này. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về cách kiểm tra sa tử cung mà phụ nữ cần phải biết để nắm bắt tình trạng bệnh.

Sa tử cung là tình trạng gì?

Sa tử cung (tên gọi khác là sa dạ con, sa sinh dục) là tình trạng mà các cơ và dây chằng thuộc sàn chậu bị kéo căng cũng như là suy yếu (sa tạng chậu). Sự suy yếu này cho phép tử cung có thể bị di chuyển ra khỏi vị trí vốn có và tụt vào phía trong âm đạo. Tình trạng này có khả năng gây rút ngắn chiều dài của âm đạo hoặc thậm chí là sa xuống và nhô ra phía ngoài qua cửa âm đạo.

Tình trạng sa tử cung có thể khác nhau theo từng người và tùy thuộc vào mức độ nâng đỡ bị yếu đi như thế nào. Trong trường hợp sa tử cung một phần, tử cung có thể đã trượt và lọt vào trong ống sinh âm đạo. Điều này làm tạo thành một cục u hoặc là một khối phồng lên. Trong trường hợp có mức độ nghiêm trọng hơn, tử cung cũng có thể trượt xa tới mức có thể kiểm tra sa tử cung bằng tay. 

Lúc này khi bạn sờ theo cách kiểm tra sa tử cung bằng tay chuẩn (vệ sinh tay vô khuẩn hoặc đeo bao tay vô khuẩn) sẽ thấy nó đã nằm bên ngoài âm đạo. Đây gọi là sa tử cung hoàn toàn.

Hình ảnh tử cung sa xuống đường âm đạo khi bị sa tử cung

Hình ảnh tử cung sa xuống đường âm đạo khi bị sa tử cung

Biểu hiện của sa tử cung

Nhận biết đúng biểu hiện giúp cách kiểm tra sa tử cung được chính xác và kịp thời. Nếu như người bệnh bị sa tử cung ở mức độ nhẹ, họ có thể là sẽ không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. 

Những người mắc sa sinh dục cũng sẽ có các tình trạng đau nhức lưng, do hiện tượng căng các dây chằng treo tử cung. Tuy nhiên, khi tử cung của sản phụ bị trượt ra khỏi vị trí càng xa hơn, điều này sẽ ảnh hưởng và gây áp lực lên những cơ quan vùng chậu khác. Ví dụ như là bàng quang hoặc là ruột, từ đó gây ra các triệu chứng như:

  • Cảm giác nặng nề và áp lực bên trong vùng chậu.
  • Nhìn thấy và cảm nhận được khối phồng.
  • Người bệnh có cảm giác nặng nề hoặc có sức ép ở âm đạo.
  • Tiết dịch một cách bất thường hoặc là quá nhiều từ âm đạo.
  • Cổ tử cung của người phụ nữ bị tụt qua lỗ âm đạo.
  • Đau nhức ở vùng khung chậu và xung quanh, bụng dưới hoặc là vị trí lưng.
  • Nhiễm trùng bàng quang một cách thường xuyên.
  • Đi tiểu không thể tự chủ hay tần suất đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp hoặc hay són tiểu.
  • Không kiểm soát được các tình trạng như đầy hơi, phân lỏng hoặc rắn
  • Táo bón
  • Đau hoặc có khó khăn trong giao hợp.

Đau nhức ở vùng khung chậu và xung quanh, bụng dưới là biểu hiện của sa tử cungĐau nhức ở vùng khung chậu và xung quanh, bụng dưới là biểu hiện của sa tử cung

Các triệu chứng trên cũng có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn khi người mắc đứng hoặc là đi bộ trong thời gian dài. Vì vận động nhiều sẽ làm trọng lực tạo thêm áp lực lên các cơ ở vùng chậu.

Cách kiểm tra sa tử cung ở phụ nữ

Nhiều chị em băn khoăn về cách kiểm tra sa tử cung bằng tay ở nhà được không hay cần đến bệnh viện? Thực tế việc chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào việc bác sĩ thăm khám vùng chậu, kiểm tra tử cung đã nằm đúng vị trí chưa hay có dấu hiệu sa.

Trong khi khám phụ khoa, bác sĩ có thể kiểm tra sàn chậu bằng cách yêu cầu bạn đứng hoặc nằm ngửa và rặn. Điều này giúp đánh giá mức độ tử cung đã trượt vào âm đạo của bạn. Đồng thời, bạn có thể được yêu cầu đứng hoặc nằm và siết chặt cơ sàn chậu như thể ngăn dòng nước tiểu để kiểm tra sức mạnh của cơ sàn chậu.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ sử dụng một mỏ vịt kiểm tra âm đạo và tử cung, giúp phát hiện khối phồng do tử cung sa xuống ống âm đạo. 

Cách kiểm tra sa tử cung bằng mỏ vịtCách kiểm tra sa tử cung bằng mỏ vịt được áp dụng phổ biến

Để kiểm tra tình trạng sa tử cung chính xác nhất, bạn có thể được chỉ định thực hiện thêm như:

  • Siêu âm để phát hiện các bệnh phụ khoa liên quan.
  • Xét nghiệm niệu động học khi có nghi ngờ búi sa chèn ép lên bàng quang.

Xem thêm:

Cách điều trị sa tử cung cho phụ nữ

Sau khi thực hiện các cách kiểm tra sa tử cung và phát hiện bệnh, người bệnh có thể điều trị sa tử cung bằng nhiều cách khác nhau tùy vào mức độ của bệnh. Phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật đều có thể dùng để chữa trị sa tử cung. 

Bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng cũng như mức độ của người bệnh để có phương pháp. Mục tiêu điều trị của người mắc bệnh cũng cần được quan tâm. Người bệnh lúc này có muốn có con trong tương lai nữa hay là không, từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị để phù hợp nhất cho bạn. Các phương pháp điều trị sa tử cung bao gồm như:

  • Các lựa chọn phẫu thuật

Lựa chọn cắt tử cung và sửa chữa sa cổ tử cung của phụ nữ: Cắt tử cung là phương pháp cổ điển nhất. Cắt tử cung sẽ có thể được áp dụng trong các trường hợp sa tử cung nặng nhất và các phẫu thuật được thực hiện là sẽ cắt toàn bộ tử cung hoặc cũng có thể là bán phần.

Treo tử cung qua phương pháp nội soi ổ bụng, mở bụng hở hoặc là qua âm đạo. Phẫu thuật sẽ được sử dụng để thực hiện việc treo tử cung, từ đó phục hồi sự nâng đỡ tử cung và cả cấu trúc của sàn chậu.

  • Các lựa chọn không phẫu thuật
    • Bài tập cơ sàn chậu: Các bài tập đặc biệt được gọi là Kegel, nó có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu. Đây có thể là phương pháp điều trị hữu ích cần thiết trong những trường hợp sa tử cung nhẹ.
    • Tập các bài tập vật lý trị liệu sàn chậu cùng với máy tập sàn chậu chuyên sâu.
    • Phương pháp đặt vòng nâng tử cung (Pessary) ở phía trong âm đạo.
    • Liệu pháp thay thế Estrogen.

Bài tập Kegel trong điều trị sa tử cung ở mức độ nhẹ vì giúp tăng cơ sàn chậu

Bài tập Kegel trong điều trị sa tử cung ở mức độ nhẹ vì giúp tăng cơ sàn chậu

Cách đề phòng sa tử cung

Người bệnh có thể không có cách nào ngăn ngừa được tất cả các trường hợp của sa tử cung, nhưng họ vẫn có những cách để có thể làm giảm nguy cơ tiến triển ngày càng xấu của bệnh. Một số mẹo nhỏ mà lợi ích lớn về lối sống hằng ngày có thể làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh sa tử cung bao gồm:

  • Thực hiện những chế độ sinh hoạt lành mạnh, khỏe khoắn và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao, yoga hoặc thiền. 
  • Thực hiện cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh với tất cả nhóm chất sao cho phù hợp. 
  • Phụ nữ cần nói không với việc hút thuốc lá và khói thuốc lá. Nếu như bạn hút thuốc thì nên bỏ thuốc ngay từ hôm nay, việc hút thuốc sẽ làm tăng khả năng tiến triển của các cơn ho dai dẳng làm căng thẳng các cơ trong sàn chậu.
  • Tránh nâng vác các vật nặng, vì nâng vật nặng sẽ làm trầm trọng thêm những triệu chứng của sa tử cung và cũng như là ngày càng làm căng các cấu trúc nâng đỡ sàn chậu.

Chị em không nên mang vác đồ quá nặng để phòng tránh sa tử cungChị em không nên mang vác đồ quá nặng để phòng tránh sa tử cung

Có một số mẹo nhỏ khác khi nâng vật nặng có thể sẽ giúp được sản phụ tránh bị thương, bao gồm:

  • Đừng cố gắng tự mình nâng những vật quá nặng. Ngoài ra, cần phải tránh nâng vật nặng quá mức và khiến bạn phải bị cong thắt lưng.
  • Trước khi nâng một vật gì đó bạn hãy chắc chắn rằng bạn đã có một chỗ đứng vững chắc cho mình.
  • Để nhặt một vật có vị trí thấp hơn vị trí thắt lưng của bạn, bạn làm theo hướng dẫn: hãy bước chân trước và chân sau tách ngang rộng bằng vai và để trọng tâm chính giữa 2 chân, giữ trạng thái thẳng lưng, đồng thời hãy uốn cong hai đầu gối và hông.
  • Nếu bạn đang cần nâng một vật ra khỏi bàn, khuyên bạn nên trượt vật đó vào mép bàn để từ đó có thể ôm sát nó vào cơ thể. Uốn cong một đầu gối của bạn để có thể gần hơn với đồ vật, bạn hãy dùng chân để hỗ trợ nâng vật ra khỏi bàn.

Trên đây là cách kiểm tra tử cung chính xác và những thông tin liên quan. Nắm được những thông tin này, chị em phụ nữ sẽ cách ngăn ngừa cũng như phát hiện và điều trị bệnh sớm để giảm thiểu biến chứng do bệnh gây ra. Nếu có thắc mắc hoặc đặt lịch khám, vui lòng liên hệ 19001806

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
57,931

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám