Chuyển phôi là bước quan trọng trong quá trình thụ tinh nhân tạo (IVF), đặc biệt với các cặp đôi vô sinh, hiếm muộn. Các bố mẹ thường thắc mắc sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ, trên thực tế thời gian thụ thai thành công bị chi phối bởi điều kiện nội mạc tử cung, loại phôi, chế độ dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần cũng như độ tuân thủ phác đồ thuốc.
Hiểu về quá trình chuyển phôi
Trước khi trả lời câu hỏi sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ, bạn cần hiểu về quá trình chuyển phôi. Đây là bước quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm (IVF), được thực hiện ở phòng thủ thuật.
Chuyển phôi là bước quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm
Chuyển phôi gồm 2 hình thức:
Tùy theo tình trạng sức khỏe người vợ, bác sĩ sẽ tư vấn hoặc chỉ định phương án chuyển phôi tốt nhất. Từ đó tối ưu được tỷ lệ thành công, hạn chế những nguy cơ đa thai, an toàn xét nghiệm di truyền tiền làm tổ.
Quá trình chuyển phôi được thực hiện vào ngày thứ 18 đến ngày thứ 20 của chu kỳ kinh nguyệt, thời điểm này niêm mạc tử cung đạt độ dày khoảng 9 - 10mm. Song, chỉ chuyển phôi khi sức khỏe người phụ nữ đủ điều kiện, sẵn sàng cho việc mang thai.
Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ?
Phôi làm tổ là hiện tượng phôi tiến vào tử cung qua ống dẫn trứng, bắt đầu quá trình thụ thai. Thời gian làm tổ sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày, kết thúc vào ngày thứ 13 hoặc ngày thứ 14 sau khi thụ tinh.
Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ?
Riêng đối với chuyển phôi ngày 5, tức phôi được nuôi cấy trong 5 ngày trước khi chuyển vào tử cung, sau 1 - 2 ngày phôi sẽ thoát màng và tiếp xúc trực tiếp với nội mạc tử cung. Đến ngày thứ 2 - 3, phôi sẽ đào sâu vào lớp nội mạc tử cung và làm tổ tại đó, hình thành phôi thai.
Các yếu tố chi phối phôi vào tử cung thành công
Phôi thụ tinh trong ống nghiệm khi chuyển vào tử cung, cơ thể sẽ coi đây là vật thể lạ và tiến hành đào thải. Khi này, phôi phải đối mặt với nhiều thử thách khắc nghiệt để tồn tại, phát triển khỏe mạnh hơn.
Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phôi làm tổ thành công trong tử cung:
- Điều kiện nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung được ví như ngôi nhà để phôi làm tổ, phát triển thành phôi thai. Để phôi thụ tinh trong ống nghiệm được chấp nhận, thụ thai bình thường thì mô học lẫn tính sinh lý của nội mạc tử cung cần bình thường.
- Chất lượng phôi: Phôi được tạo từ trứng của phụ nữ và tinh trùng của đàn ông, đây là hai yếu tố chính quyết định IVF thành công hay thất bại. Hiểu cụ thể hơn, phụ nữ càng lớn tuổi thì chất lượng trứng càng thấp, hoặc tinh trùng nam giới gặp vấn đề bất thường cũng gây cản trở tạo phôi tốt.
- Phác đồ thuốc: Các mẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc theo đơn, cần tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian, liều lượng, duy trì theo đúng hướng dẫn.
- Cơn co tử cung: Khi chuyển phôi vào cơ thể người mẹ, tử cung sẽ co bóp nhằm phản ứng lại với sự xuất hiện đột ngột của phôi. Người phụ nữ có những cơn co tử cung bất thường sẽ gây ảnh hưởng đến việc phôi làm tổ, kiểm soát tình trạng này để cải thiện tỷ lệ thành công.
- Chế độ dinh dưỡng: Ưu tiên các thực phẩm lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi. Sau chuyển phôi, mẹ nên ưu tiên những thực phẩm như rau xanh, củ quả, trái cây, thịt gà, cá, trứng, sữa, hải sản, thịt lợn. Hạn chế, tránh đồ ăn gây dị ứng, đồ chua cay hoặc gia vị kích thích như tiêu, ớt, cà phê, bia và thuốc lá.
- Tâm lý: Không chỉ sau chuyển phôi, mọi bước trong quá trình thực hiện IVF đều có sự liên quan mật thiết với sức khỏe tinh thần người mẹ. Stress, lo âu sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố người mẹ, làm thay đổi chất lượng trứng cũng như niêm mạc, giảm tỷ lệ thụ thai.
Bởi vậy, bên cạnh việc quan tâm sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ, các cặp đôi cũng cần xem xét cải thiện các vấn đề liên quan khác như nội mạc tử cung, tâm lý, chế độ dinh dưỡng, cơn co bóp tử cung và việc tuân thủ liều lượng thuốc.
Dấu hiệu nhận biết phôi làm tổ trong tử cung
Thông thường, khách hàng nữ chuyển phôi sau 12 ngày sẽ được hẹn đến trung tâm để làm xét nghiệm máu, đo nồng độ hormone beta hCG, xác định chính xác phôi đã làm tổ thành công hay chưa. Song, bạn cũng có thể nhận biết tình trạng bằng các dấu hiệu nhận biết như:
- Vùng bụng có cảm giác nặng và căng tức: Phôi sau khi được chuyển vào cơ thể người phụ nữ sẽ bắt đầu di chuyển quanh tử cung để tìm nơi lưu trú, đồng thời diễn ra quá trình phân chia tế bào. Khi phôi đã làm tổ thành công, bạn sẽ cảm nhận được sự căng tức, nặng nề bụng dưới. Hãy cẩn trọng trong thời gian này, di chuyển hay vận động đều cần nhẹ nhàng, hỗ trợ phôi thai bám chắc vào tử cung.
- Căng tức vùng ngực: Một dấu hiệu điển hình ở những người phụ nữ mang thai, cơ thể xuất hiện tình trạng căng vùng ngực. Bên cạnh đó, kích thước ngực cũng tăng dần theo sự phát triển của thai nhi.
- Tăng thân nhiệt: Khi phôi thai làm tổ thành công, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Cùng với đó là sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai, khiến thân nhiệt người mẹ cao hơn lúc chưa mang thai.
- Mệt mỏi, buồn ngủ: Phần lớn thai phụ nào cũng gặp tình trạng mệt mỏi, luôn thèm ngủ vào buổi trưa và tối. Nguyên nhân xuất phát từ việc cơ thể mẹ cần hoạt động nhiều, tăng tốc để chuẩn bị tốt cho quá trình phát triển của thai nhi.
- Ra máu âm đạo: Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, khi phôi thai di chuyển và bám vào tử cung sẽ gây tình trạng ra máu âm đạo. Hiện tượng này xuất hiện từ 1 - 2 ngày rồi biến mất, trong trường hợp ra máu đỏ tươi hoặc đen sẫm cần lập tức thăm khám sớm.
Có thể thấy, hành trình tìm con bằng phương pháp IVF, những vấn đề người mẹ quan tâm không chỉ dừng lại ở sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ. Đây là một hành trình dài nên các cặp vợ chồng cần vững tâm, giữ một sức khỏe tốt để hoàn thành tâm nguyện trở thành cha mẹ.
Chuyển phôi ngày 3 sau bao lâu thì phôi làm tổ?
Thời gian làm tổ của phôi ngày 3 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nội mạc tử cung, chất lượng phôi, chế độ dinh dưỡng và tâm lý người mẹ. Tỷ lệ chuyển phôi ngày 3 thành công vào khoảng 36,6%, cao hơn nhóm chuyển phôi ngày 2 (25,75%) và thấp hơn chuyển phôi ngày 5 (42,85%).
Chuyển phôi ngày 3 sau bao lâu thì phôi làm tổ?
Phôi ngày 3 còn được gọi là giai đoạn phôi dâu, các tế bào đang phân chia nhưng chưa lớn dần về kích thước. Bởi vậy, thực hiện chuyển phôi khi này sẽ giúp phôi làm quen sớm với môi trường tử cung của mẹ.
Tuy nhiên, chuyển phôi ngày 3 cũng có một số hạn chế như tỷ lệ thành công thấp trên mỗi phôi được chuyển. Vì cần chuyển nhiều phôi cùng lúc nên khả năng mang song thai, đa thai tương đối cao. Hay khó phân loại phôi, chất lượng phôi cũng như thực hiện xét nghiệm di truyền.
Trung tâm Hiếm muộn và Nam học công nghệ cao Phương Đông
Trung tâm Hiếm muộn và Nam học công nghệ cao Phương Đông (IVF Phương Đông) ngay từ khi thành lập đã được đầu tư về đội ngũ nhân sự, trang thiết bị máy móc công nghệ cao. Cùng với đó là sự kết hợp chặt chẽ với khoa Phụ sản, xây dựng quy trình thăm khám toàn diện và chính xác, mang lại kết quả điều trị tốt, tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng.
Nhiều em bé IVF Phương Đông đã về với vòng tay gia đình
IVF Phương Đông sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, từ tham gia điều trị những ca khó như Ths.Sinh học Nguyễn Thị Thu Thủy, Bác sĩ Trần Minh Thắng, Tiến sĩ Lê Thị Thanh Hương,...
- Trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến, được nhập khẩu toàn bộ từ Mỹ, Đức, Nhật, Đan Mạch, đảm bảo phòng LAB đạt chuẩn ISO 6. Một số thiết bị có thể kể đến như máy đo độ mùi, máy kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, O2, CO2,...
- Không gian riêng tư, thoải mái, hiện đại khi chờ khám và điều trị vô sinh hiếm muộn. Khu vực phòng nội trú IVF Phương Đông được đầu xây dựng đạt chuẩn 5 sao, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi sau thực hiện thủ thuật.
- Quy trình khép kín toàn diện, thủ tục đơn giản rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng. Quá trình thăm khám được thực hiện theo phác đồ cá nhân hóa, cho ra kết quả chính xác.
- Hỗ trợ trả góp lãi suất 0% khi làm IVF tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, giảm bớt nỗi lo tài chính với các cặp đôi vô sinh hiếm muộn. Tăng cơ hội tiếp cận với dịch vụ khám, sớm chào đón con yêu về với vòng tay cha mẹ.
Khách hàng đã được giới thiệu về dịch vụ IVF Phương Đông, cùng với đó là giải đáp thắc mắc sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ. Thông thường thời gian phôi làm tổ kéo dài từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 sau chuyển phôi, kết thúc ở ngày 13 hoặc ngày 14.