Siêu âm thai nhi là gì? Phân loại và các mốc siêu âm cần chú ý

Trần Thị Việt Trinh

24-08-2020

goole news
16

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi. Vậy để theo dõi thai kỳ cần nhớ những mốc siêu âm quan trọng nào? Siêu âm thai nhi ở đâu tốt? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho mẹ bầu.

Siêu âm thai là gì?

Siêu âm là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không dùng các dụng cụ phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để thấy được các bộ phận, cơ quan trọng cơ thể, bao gồm siêu âm thai. 

Siêu âm thai rất cần thiết đối với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai.Siêu âm thai rất cần thiết đối với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai.

Siêu âm thai nhi là sử dụng sóng âm thanh với tần số mà tai bình thường không nghe được để thấy hình ảnh thai nhi trong tử cung. Qua hình ảnh siêu âm thai, bác sĩ có thể đánh giá sự phát triển, sức khoẻ của thai nhi và theo dõi thai kỳ của thai phụ. Do đó, siêu âm chính là cách duy nhất để mẹ bầu biết bé yêu cần và muốn gì để bổ sung kịp thời. 

Mục đích của siêu âm thai nhi

Siêu âm thai có vai trò quan trọng giúp bác sĩ thuận tiện trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Siêu âm thai có thể xác định được tuổi thaiSiêu âm thai có thể xác định được tuổi thai

  • Xác định tuổi thai nhi, số lượng thai, vị trí thai trong hoặc ngoài tử cung, ngày dự sinh.
  • Biết được giới tính thai nhi, giúp hạn chế các bệnh di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính.
  • Kiểm tra số lượng và chất lượng nước ối.
  • Đánh giá sức khỏe và tình trạng phát triển của thai nhi.
  • Phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh thai nhi. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý, điều trị phù hợp.
  • Giúp đánh giá phần phụ của mẹ để xem có gì bất thường về tử cung, buồng trứng hay không.
  • Là sợi dây kết nối tình cảm giữa mẹ bầu và con yêu.

Các phương pháp siêu âm phổ biến 

Siêu âm đầu dò âm đạo

Bác sĩ sử dụng loại đầu dò đặc biệt (nhỏ và dài) đưa vào âm đạo thai phụ để quan sát rõ nhất cấu trúc của tử cung - phần phụ. Kỹ thuật này được bác sĩ ưu tiên dùng trong đánh giá và chẩn đoán thai nhỏ. Sản phụ cần đi tiểu hết trước khi thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo để bàng quang không chèn vào tử cung, giúp bác sĩ quan sát thai rõ hơn.

Siêu âm đầu dò âm đạo thường được thực hiện từ khi người phụ nữ có dấu hiệu chậm kinh đến khi thai 12 tuần tuổi, giúp đánh giá và xác định các vấn đề như:

  • Thai đã vào buồng tử cung chưa
  • Số lượng thai là bao nhiêu
  • Tim thai hình thành chưa và tần số như thế nào
  • Dự kiến ngày sinh bằng việc đo kích thước phôi thai
  • Phát hiện các bất thường như tụ máu, thai ngoài tử cung, dọa sảy thai,...

Siêu âm tim thai

Đây là phương pháp sử dụng sóng siêu âm nhằm đánh giá tình trạng về tim mạch của thai nhi như: chức năng tim, cấu trúc, nhịp tim. Từ đó, phát hiện sớm những bất thường tim của thai nhi như bệnh tim bẩm sinh,... Siêu âm tim thai nhi thường được sử dụng ở giai đoạn tiền sản, khi tim thai xuất hiện. Thông thường, tim thai xuất hiện ở tuần thứ 6 - 7 hoặc một số trường hợp ở tuần thứ 8 đến tuần thứ 10.

Siêu âm 2D

Siêu âm 2D là siêu âm 2 chiều, cho hình ảnh trên mặt phẳng, chỉ có hai màu đen trắng. Là kỹ thuật siêu âm đường bụng sử dụng đầu dò 2D khi thai được khoảng 10 tuần tuổi. Đây là kỹ thuật đầu tay để đánh giá các giá trị sinh trắc của thai nhi như: chiều dài xương đùi và đầu mông, chu vi đầu, chu vi bụng, đường kính lưỡng đỉnh.

Hình ảnh siêu âm 2DHình ảnh siêu âm 2D

Trong những tuần cuối thai kỳ, siêu âm 2D cho ra kết quả giúp bác sĩ có thể tiên lượng đẻ thường hay đẻ mổ, ước lượng cân nặng thai nhi. Ngoài ra, kỹ thuật này còn bác sĩ quan sát tình trạng bánh rau như: vị trí bám, có tụ máu hay bong rau không…; tình trạng dây rốn như quấn cổ, thắt nút...; tình trạng nước ối: thiểu ối, bình thường hay đa ối.

Siêu âm 3D

Siêu âm 3D hay siêu âm ba chiều, cung cấp hình ảnh thai nhi ba chiều có màu, sắc nét và chân thật hơn. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định, chẩn đoán các dị tật bẩm sinh và những bất thường tiềm ẩn trong thai kỳ.

Siêu âm 4D

Là siêu âm 4 chiều, gồm 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Với siêu âm 4D cha mẹ có thể nhìn thấy từng cử động của thai theo thời gian thực. Những cử chỉ của bé như mỉm cười, mút tay, đạp bụng mẹ... sẽ hiện lên sống động trên màn hình theo dõi.

Siêu âm 4D hay còn gọi là siêu âm 3D chuyển động, giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của thai nhi dựa trên hình ảnh siêu âm rõ nét hơn.

Hình ảnh siêu âm 4d thai 22 tuầnHình ảnh siêu âm 4d thai 22 tuần

Siêu âm 5D

Siêu âm 5D cho hình ảnh thai nhi tái hiện chân thực hơn dưới nguồn sáng ảo do tích hợp công nghệ phủ màu. Tính chất tự động quét và hiển thị các thông số của công nghệ siêu âm 5 đã hỗ trợ bác sĩ trong việc rút ngắn thời gian thực hiện các phép đo và tăng độ chính xác kết quả.

Tuy nhiên, để cho ra kết quả siêu âm 5D chính xác, đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Đặc biệt là trong trường hợp thai nhi thay đổi vị trí nằm hoặc các bất thường khiến máy móc không nhận dạng được.

Siêu âm Doppler 

Đây là một trong những kỹ thuật siêu âm phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng cần thực hiện siêu âm Doppler thai. Kỹ thuật này thường được chỉ định cho những trường hợp sinh đôi cùng trứng, đa thai, thai chậm phát triển, Rh không tương thích, chỉ số nước ối thấp hoặc, cân nặng của mẹ bất thường,...

Điểm khác biệt của siêu âm Doppler với siêu âm thường đó là đo lường lưu lượng máu ở những vị trí khác nhau của thai nhi như não, tim, dây rốn,... nhằm kiểm tra em bé có nhận được đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua nhau thai không

Xem thêm:

Quy trình siêu âm thai nhi

Một số lưu ý mẹ bầu cần ghi nhớ trước khi vào phòng siêu âm thai, đó là:

  • Nếu siêu âm ở quý I, mẹ bầu nên uống nhiều nước để bàng quang đẩy tử cung lên giúp bác sĩ quan sát rõ nhất.
  • Nếu siêu âm từ quý II trở đi, mẹ bầu nên đi tiểu hết trước khi siêu âm.

Quy trình siêu âm thai của 2 phương pháp siêu âm thường và siêu âm đầu dò âm đạo là khác nhau.

Quy trình siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo rất đơn giản như sau:

  • Bác sĩ đưa đầu dò chuyên dụng gắn với sóng siêu âm vào âm đạo và quan sát.
  • Bác sĩ chỉ di chuyển đầu dò xung quanh âm đạo và không đưa sâu vào cổ tử cung.

Siêu âm thường hay còn gọi là siêu âm qua thành bụng - một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến trong y học hiện nay. Siêu âm thường gồm các bước:

  • Bác sĩ bôi gel lên bụng của mẹ bầu.
  • Sử dụng đầu siêu âm di chuyển xung quanh vùng bụng, theo nhiều hướng để chùm sóng siêu âm được phát ra nhiều.

Bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò siêu âm xung quanh bụngBác sĩ sẽ di chuyển đầu dò siêu âm xung quanh bụng

  • Hệ thống cảm biến của máy siêu âm sẽ tiếp nhận chùm sóng phản xạ lại, sau đó gửi về máy siêu âm để xử lý tín hiệu và mã hóa chuyển thành hình ảnh hoặc video hiển thị trên màn hình cho mẹ bầu và bác sĩ quan sát.
  • Cuối cùng, khi siêu âm xong mẹ sẽ nhận được phiếu kết quả hình ảnh siêu âm 2D, 3D, 4D, thậm chí cả video siêu âm nếu siêu âm 5D.

Các mốc siêu âm thai quan trọng

Có nhiều quan điểm sai lầm của nhiều mẹ bầu cho rằng dị tật có thể phát hiện được qua máy siêu âm ở thời điểm nào cũng được. Nhưng thực tế những dạng dị tật chỉ được phát hiện vào một thời điểm nhất định của thai kỳ. Dưới đây là 3 mốc siêu âm quan trọng, được coi là bắt buộc để đánh giá tình trạng thai nhi:

Siêu âm lần 1 (Quý I) - Tuần thứ 12 (11-14)

Tuần thai thứ 12 là dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, vì thế mẹ bầu cần phải đi đúng theo lịch khám thai định kỳ của bác sĩ. Mẹ bầu có thể thấy sự phát triển của con như khuôn mặt, hình dáng, các bộ phận quan trọng như, tim, gan, thận,... của con trong lần siêu âm thai này.

Siêu âm tuần 12 là mốc quan trọng để đo độ mờ da gáySiêu âm tuần 12 là mốc quan trọng để đo độ mờ da gáy

Lần siêu âm này là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy của thai nhi, nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể.

Nếu chỉ số này cao sẽ gây ra một số bệnh như thoát vị cơ hoành, dị dạng tim, down,... bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối vào tuần 17-18 để chẩn đoán bệnh. Chỉ số độ mờ da gáy không chính xác và không còn giá trị khi bước sang tuần thứ 13.

Siêu âm tuần thứ 12 cũng có thể phát hiện một số dị tật khác như không xương mũi, hở thành bụng, thai vô sọ,... Những dị tật phát hiện trong thời điểm này có thể can thiệp bằng cách đình chỉ thai nghén.

Siêu âm lần 2 (Quý II) - Tuần thứ 22 (21 - 24)

Siêu âm ở tuần thứ 22 vô cùng quan trọng, vì toàn bộ các dị tật đều có hiểu hiện ở thời điểm này. Đây cũng là thời điểm có thể quan sát được tất cả các bất thường của thai nhi như: một số các dị dạng về hình thái của thai như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng; đánh giá sự phát triển của thai qua kích thước. 

Nước ối của mẹ cũng tăng cao trong tuần thai thứ 22, nhờ đó bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện những bất thường về bánh nhau, nước ối,… Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp can thiệp giúp mẹ điều trị kịp thời.

Siêu âm lần 3 (Quý III) - Tuần thứ 32 (30 - 32)

Đây là lần siêu âm rất quan trọng trước khi sinh, các bà bầu không nên bỏ qua. Ở tuần thai 32, em bé gần như đã phát triển toàn diện các cơ quan để chuẩn bị ra đời. Vì vậy, đây là thời điểm sớm nhất để ba mẹ nhìn rõ hình dáng và các biểu cảm đáng yêu của em bé như mỉm cười, thè lưỡi, nheo mắt,… hoặc các chuyển động để tránh ánh sáng xuyên qua bụng.

Một số vấn đề bất thường muộn của thai nhi cũng sẽ được phát hiện như bệnh tim, động mạch, cấu trúc não. Ngoài ra, ở lần siêu âm tuần 32 cũng giúp nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung - một nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ.

Những dị tật được phát hiện tại lần siêu âm tuần 32 không thể can thiệp, tuy nhiên mẹ bầu có thể có cách xử lý phù hợp khi sinh như: phương pháp sinh, nơi sinh, chuẩn bị cho việc chăm sóc và chữa bệnh cho con kịp thời sau đó.

Hình ảnh siêu âm ở tuần 32 cũng giúp mẹ kiểm tra được cảm giác khó thở, đau lưng, bàng quang bị o ép là dấu hiệu bình thường hay bất bình thường, túi thai hoặc em bé có đè lên phổi, cơ hoành, dạ dày hay không.

Trên đây là 3 mốc siêu âm quan trọng giúp phát hiện dị tật thai nhi. Vì sự phát triển toàn diện của mẹ và bé, việc siêu âm thai đúng lịch là điều mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Tuy nhiên, không có nghĩa mẹ bầu chỉ siêu âm 3 lần này trong suốt thai kỳ. Tùy vào sức khoẻ của mẹ và bé, cũng như nhu cầu của gia đình, số lần siêu âm và xét nghiệm của mỗi mẹ bầu là khác nhau.

Xem thêm:

Những câu hỏi thường gặp

Siêu âm lần đầu vào thời điểm nào để xác định có thai hay chưa?

Nên siêu âm lần đầu sau khi chậm kinh 7-10 ngày và đã có kết quả thử que thử thai 2 vạch.

Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Siêu âm không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngược lại phương pháp này còn giúp phát hiện sớm các bất thường của thai. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp xử trí kịp thời. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên quá lạm dụng mà chỉ siêu âm vào các mốc quan trọng của thai kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm thai nhi?

Trước khi siêu âm sản phụ không cần phải nhịn ăn. Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để thuận tiện cho quá trình siêu âm.

Dịch vụ siêu âm thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Các gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đều có dịch vụ siêu âm 2D và 4D. Tùy từng giai đoạn thai kỳ sản phụ sẽ được chỉ định phương pháp siêu âm phù hợp.

Quy trình siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Sản phụ đến siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo quy trình dưới đây:

Bước 1

Bác sĩ bôi lên vùng cần khảo sát một chất gel giúp đầu dò tiếp xúc chắc chắn với cơ thể, hạn chế không khí chen vào giữa đầu dò và da của sản phụ.

Bước 2

Bác sĩ sử dụng đầu dò có chức năng vừa phát vừa thu sóng siêu âm tì sát vào da và quét xung quanh vùng cần khám. Quy trình thực hiện vô cùng nhẹ nhàng, không đau, không khó chịu. Phòng siêu âm có màn hình treo tường giúp sản phụ dễ dàng quan sát. 

Sản phụ được siêu âm tại phòng khép kín hiện đại

Bác sĩ sẽ vừa thao tác vừa giải thích chi tiết cho sản phụ trong suốt quá trình siêu âm. Lúc này nếu sản phụ còn vấn đề gì băn khoăn có thể hỏi bác sĩ luôn.

Bước 3

Kết thúc quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ giúp sản phụ lau sạch chất gel trên da. Phiếu kết quả sẽ được gửi đến sản phụ ngay sau đó. Mẹ bầu được bác sĩ đọc chỉ số và giải đáp thắc mắc.

Quy trình siêu âm thai tại BVĐK Phương Đông được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Phòng siêu âm được trang bị hệ thống máy siêu âm hiện đại. Trong đó, máy siêu âm màu 4D Voluson S8 với hiệu suất làm việc lớn cung cấp nhiều tính năng nâng cao, mang đến hình ảnh siêu âm màu rõ nét và sinh động như thật. 

Phương Đông có thêm dịch vụ siêu âm 5D với hệ thống máy siêu âm GE HealthCare Voluson S6 nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ và đội ngũ bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, đầy tâm huyết với mẹ bầu. Nhờ đó bác sĩ có thể quan sát và phát hiện sớm mọi bất thường của thai nhi để đưa ra phương hướng xử trí phù hợp. Để đặt lịch khám và siêu âm thai nhi, mẹ bầu có thể liên hệ hotline 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

6,318

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ định hướng

NGUYỄN VIẾT QUY

Khoa Phụ Sản

Bác sĩ định hướng

NGUYỄN VIẾT QUY

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám