Suy thai được xem là biến chứng sản khoa gây nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến sức khỏe của thai nhi sau khi bé được sinh ra, thậm chỉ dẫn đến thai chết lưu ngay từ khi nằm trong bụng mẹ hoặc chết trong quá trình sinh bé.
Suy thai được xem là biến chứng sản khoa gây nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến sức khỏe của thai nhi sau khi bé được sinh ra, thậm chỉ dẫn đến thai chết lưu ngay từ khi nằm trong bụng mẹ hoặc chết trong quá trình sinh bé.
Suy thai chính là hiện tượng thai nhi bị thiếu oxy trong quá trình người mẹ mang thai hoặc trong lúc chuyển dạ.
Tuần hoàn tử cung - rau - thai vốn là nơi thực hiện các nhiệm vụ cung cấp oxy cho thai. Tuy nhiên, nếu vì một nguyên nhân rối loạn nào xảy ra ảnh hưởng đến tuần hoàn tử cung - rau - thai, dẫn đến hiện tượng giảm lưu lượng máu đến hồ huyết, hoặc từ gai rau đến thai, làm cho quá trình trao đổi oxy giữa mẹ và bé bỗng trở nên bị gián đoạn. Hậu quả khiến cho lượng oxy dẫn đến thai bị suy giảm một cách trầm trọng, điện giải trong máu bị rối loạn và gây ra suy thai.
Suy thai dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm
Suy thai được chia làm hai loại, tương ứng với hai khoảng thời gian: giai đoạn thai nghén và đặc biệt là giai đoạn khi bắt đầu chuyển dạ.
Ngoài ra, mức độ bị thiếu oxy nhiều hay ít, tình trạng mãn tính hay cấp tính, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ thai suy và khả năng cao có thể dẫn đến tử vong. Đối với thai nhi khi bị thiếu oxy, ban đầu thai còn có đáp ứng bù trừ bằng việc điều chỉnh sự phân bổ máu nhằm cung cấp oxy đầy đủ cho não, tim, gan và giảm vận chuyển oxy đến các bộ phận như ruột, da. Sau đó, khi thai nhi bị thiếu oxy nhiều hoặc kéo dài tình trạng này, thai sẽ không còn khả năng đáp ứng bù trừ, dẫn tới tình trạng thiếu oxy ở não, tim, ở các tổ chức trong cơ thể, chuyển hóa năng lượng sẽ làm giảm trong điều kiện yếm khí, dẫn đến nồng độ pH sẽ giảm. Do đó gây ra tình trạng thai bị nhiễm toan và chết bất ngờ trong tử cung, hoặc chết sau khi sinh ra.
Các triệu chứng báo hiệu tình trạng thai suy trong thời kỳ người mẹ đang mang thai:
Chính vì vậy, thai phụ nên để ý đến quá trình đếm nhịp cử động thai nhi (trong khung giờ từ 23 giờ trở đi, cử động thai không đến 12 lần trong 2 giờ). Trong quá trình đếm số cử động của thai nhi và phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, thai phụ cần được đưa ngay đến cơ sở y tế ngay lập tức để thăm khám tình trạng của thai nhi.
Xét nghiệm:
Các nguyên nhân từ người mẹ dẫn đến hiện tượng suy thai có thể kể tới như:
Các trường hợp đẻ khó do một số nguyên nhân cơ học.
Suy thai có gây nguy hiểm hay không còn tùy vào mức độ cũng như cách xử lý ở mỗi trường hợp.
Với suy thai mãn tính, nếu thai bị thiếu oxy thì ngay lập tức thai nhi có thể tự bù trừ trong giai đoạn đầu bằng cách ưu tiên cung cấp oxy đến một số cơ quan quan trọng như não, tim, gan và giảm lượng oxy đến da.
Tuy nhiên, nếu tình trạng suy thai mãn tính vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian dài, khả năng tự bù trừ không thể nào có thể đáp ứng được, tất cả các cơ quan nằm trong cơ thể đều không nhận được đủ lượng oxy cần thiết sẽ khiến cho quá trình chuyển hóa năng lượng giảm, nồng độ pH giảm và gây ra các tình trạng thai chết trong tử cung trước khi sinh hoặc chết ngay sau khi sinh ra.
Với trường hợp suy thai cấp tính trong quá trình người mẹ chuyển dạ, nếu không được xử lý kịp thời, thai có thể tử vong ngay lập tức, hoặc tử vong ngay sau khi được sinh ra. Hoặc bé được sinh ra nhưng thể chất và tinh thần đều bị ảnh hưởng xấu. Bé có nguy cơ bị một số căn bệnh như: động kinh, nói ngọng, đần độn… Quá trình phát triển toàn diện sau này sẽ không thể nào được vẹn tròn.
Phụ nữ mang thai trước hết cần phải chuẩn bị thật đầy đủ những kiến thức về suy thai, chuẩn bị một sức khoẻ cùng với tâm lý tốt để có thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, sản phụ cần thực hiện việc khám thai đúng theo lịch của bác sĩ khuyến cáo và được theo dõi một cách sát sao, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao bị suy thai.
Bác sĩ trong quá trình thăm khám sẽ thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết để phát hiện suy thai: theo dõi nhịp tim của thai (ống nghe), soi ói, thử nghiệm ocytocin hoặc vê núm vú theo dõi thông qua máy monitor sản khoa. Nếu có những dấu hiệu của suy thai trong thai kỳ, tùy theo tiên lượng, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra chỉ định cho bà bầu đình chỉ thai nghén, gây chuyển dạ đẻ, nếu thất bại thì phải mổ lấy thai ra.
Trong quá trình chuyển dạ, thai phụ cần được theo dõi thật kỹ để kịp thời phát hiện dấu hiệu của suy thai. Cần theo dõi thể trạng, tình trạng bệnh lý của người mẹ, đo nhịp tim thai cứ 10-15 phút/lần, theo dõi cơn co của tử cung phù hợp với giai đoạn chuyển dạ. Ngoài ra, cũng cần theo dõi nhịp tim thai liên tục bằng việc sử dụng máy monitor sản khoa để phát hiện kịp thời Dip II, Dip biến đổi, hay nhịp tim thai dao động ít hơn 5 nhịp. Nếu có những dấu hiệu suy thai trong chuyển dạ thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định đỡ đẻ cho thai phụ hoặc phải mổ và lấy thai ra ngoài.
Ngoài việc thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ, nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nhất là liên quan đến những cử động thai, sản phụ cần được đưa đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ nên đi khám thai thường xuyên để biết được tình hình sức khỏe của bản thân cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu có những phát hiện bất thường còn có phương pháp xử lý sớm.
Ngoài ra, mẹ bầu cần phải ăn uống đầy đủ các chất, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để đảm bảo có sức khỏe tốt cũng như cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, uống rượu bia trong thai kỳ vì chúng không hề tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con.
Phụ nữ mang thai cũng cần chú ý đến chế độ ăn
Nếu có những biểu hiện bất thường như ra máu, thai nhi có những cử động ít hoặc không cử động, có cơn co tử cung… mẹ bầu cần phải đi khám ngay để được xử lý kịp thời. Ngoài ra đảm bảo tâm lý thoải mái nhất khi mang bầu, nhất là tháng cuối thai kỳ vì sự lo lắng, căng thẳng của người mẹ sẽ khiến cho việc kéo dài quá trình chuyển dạ, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Vào những tháng cuối của thai kỳ, các mẹ cũng nên nằm nghiêng sang trái để hạn chế việc tử cung đè lên các động mạch, cản trở nguồn máu đưa tới thai nhi.
Hãy chú ý áp dụng những biện pháp trên đây để có được một thai kỳ thật khỏe mạnh, an toàn cho cả bé lẫn mẹ nhé.
Với những thông tin mà Bệnh viện Phương Đông vừa chia sẻ bên trên có thể giúp cho các chị em đang mang thai có thể hiểu hơn về suy thai cũng như cách phòng tránh. Ngoài ra hãy khám thai thường xuyên để kiểm tra tình trạng sức khoẻ tránh những trường hợp xấu có thể xảy đến.
Nếu có dấu hiệu bất thường hoặc cần thêm thông tin tư vấn từ Bác sĩ và chuyên gia y tế tại khoa Phụ Sản Bệnh viện Phương Đông thì hãy liên hệ hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.