Vitamin B1 là một loại vitamin nhóm B dễ hòa tan trong nước, không gây nguy hại khi tiêu thụ liều lượng cao. Song tác hại của vitamin B1 dễ dàng xuất hiện khi cơ thể không được cung cấp đủ, thiếu hụt quá mức gây ra một loạt hệ lụy về sức khỏe.
Vitamin B1 là một loại vitamin nhóm B dễ hòa tan trong nước, không gây nguy hại khi tiêu thụ liều lượng cao. Song tác hại của vitamin B1 dễ dàng xuất hiện khi cơ thể không được cung cấp đủ, thiếu hụt quá mức gây ra một loạt hệ lụy về sức khỏe.
Vitamin B1 hay Thiamine là loại vitamin thiết yếu cho sự tăng trưởng và ổn định chức năng hoạt động tế bào. Cơ thể cần Thiamine để chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng cho hoạt động sống.
Vitamin B1 hòa tan trong nước, không thể tồn tại lâu trong cơ thể. Theo cơ chế, cơ thể chỉ dự trữ một lượng Thiamine đủ dùng cho 20 ngày, bạn cần chú ý bổ sung đảm bảo cân bằng với các loại vitamin, khoáng chất khác.
Cơ thể tích trữ vitamin B1 đủ dùng cho 20 ngày
Cơm trắng, ngũ cốc, thịt lớn, cá hồi, đậu đen, hạt hướng dương, bí đao, sữa chua, bánh mì, ngô là những loại thực phẩm giàu vitamin B1. Bạn nên cân chỉnh liều lượng, tránh cơ thể quá tải Thiamine.
Bổ sung quá mức vitamin B1 thông thường không gây hại cho sức khỏe, do loại vitamin này dễ hòa tan trong nước. Tuy nhiên nếu được chỉ định dùng Thiamine dạng thuốc tiêm tĩnh mạch, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như:
Triệu chứng dị ứng sau tiêm bổ sung Thiamin
Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu Lasix, thuốc hóa trị Fluorouracil đẩy nhanh tốc đồ đào thải vitamin B1 ra khỏi cơ thể. Nếu đang trong thời gian sử dụng các loại thuốc nêu trên, bạn cần cân nhắc bổ sung, đảm bảo sức khỏe.
Vitamin B1 không gây tác hại quá lớn với sức khỏe, ngay với cả trường hợp bổ sung quá mức, liều cao. Song thiếu hụt quá mức có thể gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, tim mạch, suy nhược cơ thể hoặc rối loạn tiêu hóa.
Vitamin B1 là chất dẫn truyền thần kinh, kích thích cảm giác thèm ăn. Cơ thể thiếu hụt vitamin B1 khiến các chất điều chỉnh tín hiệu đói và no trong não xáo trộn, gây tình trạng no ngay cả khi chưa ăn gì.
Chán ăn là một trong những tác hại điển hình do thiếu hụt vitamin B1
Chán ăn, mất cảm giác thèm ăn là nguyên nhân khiến cơ thể không nạp đủ chất, dẫn tới suy dinh dưỡng. Tình trạng này tạo điều kiện cho tác nhân gây hại xâm nhập, phá vỡ tuyến phòng thủ.
Thiamine có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, phục vụ hoạt động các mô, cơ quan. Con người không đủ nguồn vitamin B1 không thể tạo ra năng lượng cho hoạt động thường ngày, khiến bản thân rơi vào tình trạng mệt mỏi và ủ rũ.
Mệt mỏi, chán nản kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống cá nhân, sụt giảm hiệu quả học tập và làm việc. Nếu nhận thấy biểu hiện này, bạn có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng giàu vitamin B1 hơn.
Thay đổi tâm trạng nhanh chóng, dễ cáu kỉnh, khó chịu với mọi thứ xung quanh có thể là biểu hiện của khuyết thiếu vitamin B1. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, triệu chứng tăng dần theo từng ngày.
Trường hợp diễn tiến nghiêm trọng hơn, bệnh nhân khởi phát các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm. Cảm xúc tiêu cực cũng là yếu tố tác động mạnh đến cảm giác thèm ăn.
Chế độ ăn mất cân bằng vitamin B1 kéo dài có thể làm tổn thương dây thần kinh, còn gọi bệnh thần kinh beriberi. Beriberi có hai loại ướt và khô, trong đó:
Công dụng của vitamin B1 là duy trì các dây thần kinh khỏe mạnh, đặc biệt dây thần kinh thị giác. Cơ thể không được bổ sung Thiamine kịp thời có thể làm tổn thương thần kinh mắt, từ sưng dẫn đến mờ, hoặc mất hẳn thị lực.
Rối loạn quá trình chuyển hóa vi chất dinh dưỡng trong thức ăn thành năng lượng là một trong những tác hại của vitamin B1. Thiếu hụt Thiamine gây tình trạng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu ở người bệnh.
Thiếu vitamin B1 gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và khó tiêu
Bệnh nhân buồn nôn, nôn có thể do hệ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng. Thiếu hụt vitamin B1 cản trở chức năng thần kinh thông thường, hình thành các triệu chứng kèm theo.
Bệnh nhân thiếu vitamin B1 dễ có nguy cơ bị mê sảng, biểu hiện đặc trưng như lú lẫn, giảm nhận thức về môi trường xung quanh, giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng. Tình trạng này tạo điều kiện cho hội chứng Wernicke-Korsakoff phát triển, gây tổn thương não, thường gặp ở người nghiện rượu.
Tác hại của vitamin B1 phần lớn hình thành khi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất, làm rối loạn chức năng các mô và cơ quan. Nếu nhận thấy các biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, dễ cáu gắt, tổn thương thần kinh, suy giảm thị lực, mê sảng, buồn nôn, nôn,... cần nhanh chóng thăm khám và nhận tư vấn xử lý.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.