Triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12 và hướng xử lý

Phương Loan

06-11-2024

goole news
16

Vitamin B1 B6 B12 là nhóm vitamin thiết yếu của cơ thể, tham gia vào nhiều quá trình sản xuất chất hỗ trợ hoạt động sống. Để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, bạn cần biết những triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12, từ đó có phương án xử lý, điều chỉnh kịp thời.

Triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12

Vitamin B1 B6 B12 là những loại vitamin nhóm B, liên quan mật thiết đến sức khỏe thần kinh ngoại vi, tâm thần, tim mạch, não bộ,... Cơ thể thiếu hụt dưỡng chất có thể làm giảm hiệu suất chuyển hóa năng lượng, gây mất cân bằng chức năng hoạt động của các bộ phận.

Triệu chứng thiếu vitamin B1

Vitamin B1 hay Thiamine là loại vitamin nhóm B có cấu trúc phức tạp, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên. Thiamin đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tim, cơ bắp và hệ thần kinh.

Cơ thể thiếu vitamin B1 gặp phải tình trạng rối loạn dòng chảy chất điện giải, quá trình chuyển hóa enzyme và carbohydrate. Song biểu hiện rất nghèo nàn, dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác.

Một số triệu chứng thiếu vitamin B1 nói riêng và B1 B6 B12 nói chung cơ bản bao gồm:

  • Chán ăn: Khuyết thiếu vitamin B1 làm rối loạn trung tâm kiểm soát, cơ thể thường rơi vào trạng thái no ngay cả khi không ăn uống.
  • Mệt mỏi: Cơ thể không có đủ vitamin B1 dự trữ làm gián đoạn quá trình chuyển hóa năng lượng, gây tình trạng mệt mỏi, mất sức.
  • Thay đổi tâm trạng: Thiếu vitamin B1 khiến người bệnh dễ kích động, cảm xúc thay đổi đột ngột, buồn bã, cáu gắt, thất vọng, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
  • Thần kinh: Một số rối loạn thần kinh có thể xảy ra do thiếu Thiamin như ngứa chân tay, loạn nhịp tim, mất phản xạ đầu gối,...
  • Suy giảm thị lực: Thiamin ảnh hưởng đến dây thần kinh thị lực, khiến mắt mờ nếu thiếu hụt.
  • Buồn nôn, nôn: Đây là triệu chứng thiếu vitamin B1 ít gặp, phổ biến ở đối tượng trẻ sơ sinh.
  • Khó thở: Cơ thể thiếu Thiamin gây suy tim, dịch lỏng tích tụ ở phổi dẫn đến khó thở.
  • Mê sảng: Thường gặp ở người khuyết thiếu vitamin B1 nghiêm trọng, liên quan đến hội chứng Wernicke-Korsakoff.

Triệu chứng thiếu vitamin B1 gây rối loạn dòng chảy chất điện giải

Triệu chứng thiếu vitamin B1 gây rối loạn dòng chảy chất điện giải

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Vitamin B1 có trong thực phẩm nào?

Triệu chứng thiếu vitamin B6

Vitamin B6 (Pyridoxin) tham gia vào quá trình trao đổi chất, chuyển hóa đạm và lipid cho hoạt động hệ thần kinh. Thiếu vitamin B6 gây loạt hệ lụy về sức khỏe, triệu chứng kéo dài tác động đến thân - tâm người bệnh:

  • Phát ban do quá trình tổng hợp collagen không được cung cấp đủ vitamin B6, khiến da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, bong tróc.
  • Nứt môi, nứt khóe miệng, sưng đỏ đau đớn là triệu chứng thiếu vitamin B6 điển hình.
  • Viêm lưỡi, sưng gây khó chịu khi nhai, nuốt, nói chuyện cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt vitamin B6.
  • Tâm trạng lên xuống thất thường do chất Pyridoxine tham gia quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh không đủ. Người bệnh khó kiểm soát cảm xúc, dễ lo lắng, hồi hộp và cáu kỉnh.
  • Sức đề kháng suy yếu, cơ thể không có đủ vitamin B6 sản xuất kháng thể chống lại mầm mống gây hại.
  • Mệt mỏi vì quá trình chuyển hóa chất thành năng lượng bị gián đoạn, cơ thể rơi vào tình trạng mất sức.
  • Tổn thương thần kinh ngoại biên như đau nhức tay chân, châm chích, đi lại khó giữ thăng bằng.
  • Động kinh xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh, cơ thể không cung cấp đủ vitamin B6 cho quá trình sản xuất GABA, dẫn đến não bị kích thích quá mức.

Biểu hiện của người thiếu vitamin B6

Biểu hiện của người thiếu vitamin B6

Triệu chứng thiếu vitamin B12

Vitamin B12 hay Cobalamin là một loại vitamin nhóm B, dễ tan trong nước. Vitamin B12 có vai trò quan trọng với tế bào máu, tế bào thần kinh, vật liệu di truyền trong tế bào. Thiếu Cobalamin làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:

  • Suy nhược: Vitamin B12 là thành phần chính tham gia tạo hồng cầu, chất vận chuyển oxy đến các tế bào, cơ quan sống. Cơ thể không được cung cấp đủ oxy rơi vào tình trạng buồn ngủ, suy nhược, nhợt nhạt, mệt mỏi.
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, khó thở do lượng oxy được vận chuyển đến các mô, cơ quan không được đảm bảo.
  • Tê bì chân tay do tổn thương hệ thần kinh ngoại biên, không điều trị kịp thời có thể tiến triển thành bệnh dị cảm, giảm thị lực, thoái hóa tủy sống,...
  • Viêm lưỡi, lười mềm, sưng, đỏ, đau khi ăn uống, giao tiếp bị ảnh hưởng một phần do thiếu vitamin B12.
  • Rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,...
  • Rối loạn cảm xúc do quá trình sản xuất serotonin bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ trầm cảm ở người bệnh.
  • Yếu xương, loãng xương do vitamin B12 có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nguyên bào, tế bào xương.

Thiếu vitamin B12 làm tăng nguy cơ mắc bệnh về máu, thần kinh và di truyền

Thiếu vitamin B12 làm tăng nguy cơ mắc bệnh về máu, thần kinh và di truyền

Xử lý khi thiếu vitamin B1 B6 B12

Dù nặng hay nhẹ, triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12 đều tác động đến sức khỏe người bệnh. Để giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe, bạn nên thăm khám y tế chuyên môn và có phương hướng bổ sung vitamin kịp thời, tránh bệnh tình diễn tiến nặng.

Bổ sung thực phẩm

Vitamin B1 B6 B12 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên, bạn có thể bổ sung bằng cách thiết lập chế độ ăn uống giàu dưỡng chất. Cụ thể:

  • Vitamin B1 dồi dào trong thịt nạc băm, cá hồi, đậu phụ, gạo lứt, măng tây, hạt lanh,...
  • Vitamin B6 có nhiều trong cá hồi, ức gà, thịt bò, đậu phụ, khoai lang, khoai tây, bơ, hạt dẻ cười,...
  • Vitamin B12 trong trứng, cá ngừ, ngao, ngũ cốc nguyên cám,...

Bổ sung vitamin B1 B6 B12 từ nguồn thực phẩm tự nhiên

Bổ sung vitamin B1 B6 B12 từ nguồn thực phẩm tự nhiên

Uống viên vitamin B tổng hợp

Ngoài thực phẩm tự nhiên, bạn có thể tham vấn ý kiến bác sĩ về viên uống vitamin B tổng hợp. Trường hợp sử dụng chủ yếu áp dụng với người thiếu hụt vitamin trầm trọng, cơ thể không thể tự tổng hợp,...

Kết luận

Triệu chứng thiếu vitamin B1 B6 B12 không quá rõ ràng, thiếu tính đặc trưng để đưa kết luận chính xác. Các biểu hiện chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế chuyên môn thăm khám, nhận tư vấn và hướng dẫn xử lý tình trạng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
153

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám