Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi: Hướng dẫn áp dụng và lưu ý dành cho cha mẹ

Ngọc Anh

13-08-2024

goole news
16

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi là hướng dẫn xây dựng chế độ ăn của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia dành cho các bậc cha mẹ để xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cân đối cho bé. Với mục tiêu bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, các chuyên gia khuyến khích các nhóm thực phẩm ăn nhiều như rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. 

Các nhóm thức ăn bé chỉ nên ăn vừa phải như thịt cá trứng sữa và hạn chế đồ ăn ngọt, đồ ăn nhanh. Đồng thời, các bé trong độ tuổi này cũng cần được rèn luyện thói quen luyện tập, uống đủ nước và ăn uống lành mạnh mỗi ngày!

Tầm quan trọng của tháp dinh dưỡng đối với trẻ 6-11 tháng

Để bé phát triển khoẻ mạnh, cao lớn và đủ năng lượng hoạt động trong một ngày dài, mọi chế độ ăn của bé cần được xây dựng và áp dụng theo tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi. Đây là sơ đồ hình kim tự tháp gồm các nhóm thực phẩm từ khuyến khích ăn đến hạn chế ăn cho các bé trong độ tuổi này. 

(Hình 1 - Minh hoạ các thực phẩm trong tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi)

(Hình 1 - Minh hoạ các thực phẩm trong tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi)

Thông qua tháp dinh dưỡng, cha mẹ có thể ước tính được thành phần dinh dưỡng của các món ăn, giữa các bữa ăn để cho trẻ ăn đúng bữa, no và có đủ các chất cần thiết cho giai đoạn phát triển này. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi được xây dựng để đáp ứng:

Phát triển trí não và thể chất

Trong giai đoạn này bé đang trải qua sự giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ thơ sang tuổi thiếu niên, thể chất và trí não có sự thay đổi mạnh mẽ.

Về thể chất, trẻ cần được bổ sung các nhóm chất phù hợp để:

  • Tăng chiều cao và cân nặng đều đặn: Mặc dù đa số các bé ở giai đoạn này có tốc độ tăng chậm hơn so với giai đoạn trước.
  • Phát triển cơ bắp, các nhóm cơ chắc khỏe: Các bữa ăn phải đầy đủ để trẻ gia tăng vận động, tham gia các bài tập luyện thường xuyên với cường độ cao hơn.
  • Duy trì sức đề kháng tốt, chống lại các tác nhân gây bệnh

Về nhận thức, tư duy hình thể, trí nhớ ngắn hạn, khả năng tập trung và tư duy phản biện của trẻ đã hình thành và bắt đầu phát triển lên cấp độ cao cấp hơn.

  • Chuyển từ tư duy cụ thể sang trừu tượng: Bé bắt đầu đưa ra những câu hỏi khái quát với phạm vi rộng hơn như thời gian, không gian, mối quan hệ,....
  • Chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang học tập: Khi đó, đòi hỏi bé có khả năng tập trung trong suốt 6h/ ngày.
  • Các bài tập luyện, tình huống,.. phức tạp hơn trong quá trình học tập: Điều này khiến bé phải tiếp thu kiến thức mới và vận dụng chúng vào các bài tập, tự ra quyết định giải quyết. 

(Hình 2 - Từ 6 - 11 tuổi cũng là thời điểm bé bước vào Tiểu học)

(Hình 2 - Từ 6 - 11 tuổi cũng là thời điểm bé bước vào Tiểu học)

Các chuyên gia tâm lý học đường cũng cho biết, sự thay đổi môi trường, thói quen và các mối quan hệ từ mẫu giáo lên tiểu học cũng khiến tâm lý của bé thay đổi. Bé có xu hướng hướng ra ngoài, tìm kiếm sự kết nối với bạn bè, thầy cô, có nhiều cảm xúc phức tạp và mong muốn được công nhận hơn.

Tất cả những sự thay đổi về thể chất, trí não và tâm thần này đều khiến nguồn năng lượng tiêu thụ của bé tưng lên tăng lên trong khi não bộ của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh. Vì thế sự điều chỉnh thực đơn theo tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi là hết sức cần thiết và quan trọng.

Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch

Các em bé ở độ tuổi này có xu hướng thích đi chơi hơn ở nhà khiến bé tiếp xúc với nhiều nhân tố bên ngoài hơn. Kết hợp với một số các yếu tố khách quan như sự thay đổi thời tiết, bệnh theo mùa,... bé càng dễ ốm vặt hơn.

Trong giai đoạn này, chế độ ăn uống đầy đủ các vitamin A,C,E và các khoáng chất kẽm, sắt,... có thể cải thiện sức đề kháng, giúp bé khỏe mạnh hơn.

Phòng ngừa các bệnh mãn tính

Nếu không kiểm soát chế độ ăn, bé có thể mắc các bệnh béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2,... lớn khi bé trưởng thành. Một số bé khác có thể bị suy dinh dưỡng, chậm lớn,... nếu cha mẹ không tham khảo các thông tin chính thống như tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi thường xuyên. 

(Hình 3 - Chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp cùng thói quen tập luyện sẽ giúp trẻ em phát triển khoẻ mạnh)

(Hình 3 - Chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp cùng thói quen tập luyện sẽ giúp trẻ em phát triển khoẻ mạnh)

Tháp dinh dưỡng cho trẻ 6-11 tuổi

Cấu trúc tháp dinh dưỡng 

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi được chia thành 6 tầng, mở rộng dần về phía dưới, cụ thể như sau:

  • Đỉnh tháp (3 tầng trên cùng) là các thực phẩm cần hạn chế, bao gồm muối <4g, đường/ đồ ngọt <15g, dầu mỡ 5 - 6 đơn vị ăn. Nếu ăn quá nhiều các gia vị này dễ khiến bé bị béo phì, tiểu đường, cao huyết áp,...
  • Tầng giữa (1 tầng giữa) bao gồm sữa, các sản phẩm từ sữa, thịt, cá, trứng, đậu và hạt giàu đạm (từ 4 - 6 đơn vị ăn). Trong giai đoạn phát triển thể chất và thay đổi tâm lý này, bé cần cung cấp đầy đủ canxi để xương chắc khoẻ và phát triển chiều cao. Bên cạnh đó, protein giúp xây dựng và sửa chữa các tế bào, cung cấp năng lượng và đảm bảo bé phát triển khoẻ mạnh, lớn nhanh. 
  • Tầng dưới cùng (3 tầng dưới) có rau củ quả, ngũ cốc. Đây là các nhóm thực phẩm nên ăn nhiều nhất. Bởi rau củ quả cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết cho bé phát triển trong khi đó ngũ cốc gạo, bánh mì hỗ trợ cung cấp năng lượng trong ngày cho cơ thể. 

(Hình 4 - Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi (Nguồn: Bộ Y Tế))

(Hình 4 - Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi (Nguồn: Bộ Y Tế))

Các nhóm thực phẩm và lượng khuyến nghị hàng ngày 

Một trong những lưu ý khi áp dụng tháp dinh dưỡng từ 6 - 11 tuổi là nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm. Bạn có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của trẻ nhưng nên đảm bảo các nhóm thực phẩm sau xuất hiện trong thực đơn của bé:

  • Ngũ cốc và các chế phẩm từ ngũ cốc như cơm, phở, bún, bánh mì, ngô cung cấp năng lượng chính, giúp bé tập trung học tập, được gợi ý với khẩu phần cụ thể dưới đây:

- 6 - 7 tuổi: 8 - 9 phần

- 8 - 9 tuổi: 10 - 11 phần

- 10 - 11 tuổi: 12 - 13 phần

  • Rau củ: Mỗi bữa ăn con nên ăn ít nhất hai hoặc ba loại khác nhau. Mẹ có thể chọn các loại rau củ nhiều màu sắc theo mùa khác nhau như ớt chuông, củ dền, cà chua, cà rốt,... để chế biến, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Mỗi phần rau củ tương đương 100g. Số lượng rau củ của bé 6 - 11 tuổi được phân theo các nhóm tuổi như sau:

- 6 - 7 tuổi: 2 phần

- 8 - 9 tuổi: 2 - 2,5 phần

- 10 - 11 tuổi: 3 phần

  • Trái cây: Tương tự như rau xanh, trái cây cùng là là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ thiết yếu thì trái cây giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả. Một số bé không thích ăn rau xanh thì cha mẹ có thể cho bé ăn hoa quả, uống nước trái cây nguyên chất để bổ sung chất xơ. Theo tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi, lượng trái cây trong ngày của bé được quy định như sau:

- 6 - 7 tuổi: 1,5 - 2 phần

- 8 - 9 tuổi: 2 phần

- 10 - 11 tuổi: 2 - 2,5 phần

(Hình 5 -  Gia đình nên khoanh vùng các nhóm thực phẩm cho từng và phân bổ hợp lý cho các bữa ăn trong ngày)

(Hình 5 -  Gia đình nên khoanh vùng các nhóm thực phẩm cho từng và phân bổ hợp lý cho các bữa ăn trong ngày)

  • Thịt cá trứng (7g/ ngày): Đây là các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo rất cần thiết cho sự phát triển cơ bắp. Mẹ nên chọn các loại thịt nạc, cá, trứng gà, đậu phụ và sử dụng các hình thức chế biến luộc, chiên, hấp, hạn chế chiên rán, giảm nguy cơ bé bị tăng cân khó kiểm soát và mắc bệnh tim. Số lượng chất đạm trong khẩu phần ăn của bé 6 - 11 tuổi được phân chia như sau:

- 6 - 7 tuổi: 4 phần

- 8 - 9 tuổi: 5 phần

- 10 - 11 tuổi: 6 phần

  • Chất béo: Một số bậc cha mẹ hạn chế tối đa lượng chất béo trong các bữa ăn hàng ngày. Điều này là không đúng, bởi chất béo là thành phần dinh dưỡng cần thiết, cung cấp năng lượng, vitamin E cần thiết cho sự phát triển của tế bào não, giúp bé phát triển khả năng nhận thức và tư duy.  
  • Muối, đường: Đây là các chất cần hạn chế, bạn chỉ nêm nếm các món ăn vừa phải. 
  • Nước: Bé cần uống đủ 1,3 - 1,5 ml nước tương đương 6 - 8 ly nước/ ngày để các cơ quan trong cơ thể có đủ nước để hoạt động. Cha mẹ nên cho bé uống nước lọc, hạn chế các loại nước ngọt, nước có ga, nước giải khát nhiều đường nhưng hàm lượng dinh dưỡng thấp và nhiều thành phần phụ gia hoá học.

Ngoài ra, các bé từ 6 - 11 tuổi cần ít nhất khoảng 1 giờ/ ngày để vận động nhẹ nhàng. Các hoạt động thể dục thể thao như chạy nhảy, đá bóng, chơi đuổi bắt, nhảy dây, đá cầu,... có thể được chia thành nhiều lần trong ngày để giúp bé tăng khả năng dẻo dai, tốc độ, phản ứng linh hoạt và khả năng phối hợp.  

Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho học sinh tiểu học

Từ 6 - 11 tuổi cũng là giai đoạn bé bắt đầu đến trường học tập. Đứng trước sự thay đổi này, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau trong chế độ ăn cho trẻ:

  • Bữa sáng là bữa quan trọng nhất, quyết định bé có đủ năng lượng để tập trung trong đầu ngày hay không. Cha mẹ nên cho bé ăn no, ăn đúng giờ, ăn từ từ, hạn chế ăn các loại quà vặt và tuyệt đối không được bỏ bữa sáng.
  • Thường xuyên thay đổi nguyên liệu, cách chế biến, trang trí để giúp bé ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn
  • Ưu tiên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
  • Cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít các loại bánh kẹo, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn để tránh hình thành thói quen, sở thích ăn uống
  • Khuyến khích cho bé ăn đúng bữa, không ăn vặt trước giờ cơm, bạn có thể nhờ bé cùng hỗ trợ chuẩn bị bữa ăn để tạo thói quen sinh hoạt tốt cho trẻ
  • Cho bé uống đủ nước, ăn đủ hoa quả vào các bữa phụ và hoạt động vào thời gian rảnh

(Hình 6 - Bé phải ăn nhiều trái cây và uống đủ nước mỗi ngày)

(Hình 6 - Bé phải ăn nhiều trái cây và uống đủ nước mỗi ngày)

Để giúp bé ăn ngon miệng hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi thực đơn thường xuyên mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng cho bé. Đồng thời, gia đình nên khuấy động, tạo bầu không khí vui vẻ để trẻ thích ăn, tự ăn và hình thành thói quen ăn uống tốt hơn.

Giới thiệu Dịch vụ Khám dinh dưỡng cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Thấu hiểu lòng cha mẹ muốn tạo điều kiện phát triển tốt nhất từ trong ra ngoài cho con, Khoa Dinh dưỡng & Tiết chế Bệnh viện Đa khoa Phương Đông không chỉ khám, chữa các bệnh dinh dưỡng mà còn tư vấn, xây dựng chế độ ăn cá nhân hoá, phù hợp với chiều cao cân nặng, tình trạng sức khoẻ, thói quen ăn uống... được nhiều bậc cha mẹ tin cậy. 

 

Quy trình thăm khám nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức của cha mẹ. Bé được tận tay các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hàng đầu thăm khám. Trong đó, có TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện. 

(Hình 7 - TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương khám dinh dưỡng cho bệnh nhân)

(Hình 7 - TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương khám dinh dưỡng cho bệnh nhân)

Đồng thời, bệnh nhi sẽ được khám bằng các kỹ thuật hiện đại nhất, để đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng. Tiêu biểu có thể kể đến, Khoa đang áp dụng phân tích các thành phần cơ thể bằng phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học qua máy Inbody 770. Chỉ trong vòng 45 - 60 giây, không cần lấy máu, không hấp thụ tia, bé sẽ được đánh giá đo và đánh giá các thành phần cơ thể ở mức độ tế bào chi tiết như:

  • Tổng lượng nước cơ thể, lượng nước trong và ngoài tế bào
  • Phân tích nước từng phần: Nước ở 2 tay, nước ở thân, nước 2 chân
  • Phân tích khối mỡ
  • Lượng khoáng trong xương
  • Cân nặng mục tiêu
  • Chuyển hoá cơ bản
  • Số kg mỡ và cơ cần điều chỉnh 
  • Đánh giá điểm số phát triển (trẻ em)....

Đội ngũ nhân viên y tế, điều dưỡng, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, thấu hiểu tâm lý trẻ em luôn sẵn sàng hỗ trợ để quá trình khám và điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ, thoải mái nhất. Qua buổi khám, cha mẹ sẽ nhận được đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa về tình trạng, nhu cầu dinh dưỡng của con. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn chế độ ăn cá nhân hoá dựa trên tình trạng sức khoẻ của con, tư vấn cách lựa chọn thực phẩm an toàn, loại thực phẩm nên ăn, không nên ăn và gợi ý thực đơn phù hợp cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

(Hình 8 - Bệnh nhân sử dụng máy INBODY tại Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Bên cạnh đó, chính sách thanh toán kết hợp BHYT, BHBL và chính sách ưu đãi từng thời điểm cũng góp phần giảm nhẹ gánh nặng chi phí, giúp cha mẹ an tâm thăm khám, con khoẻ mạnh lớn lên. 

Có thể nói, tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 11 tuổi là một trong những tiêu chuẩn để cha mẹ xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp bé phát triển khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ để có tháp dinh dưỡng cá nhân hoá, bé vừa đầy đủ chất vừa không bị nhàm chán và ăn ngon miệng hơn.

549

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám