Thoái hóa võng mạc: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Thao Tran

01-10-2023

goole news
16

Thoái hóa võng mạc gây ra cho người bệnh nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là đe dọa trực tiếp đến thị giác vì có nguy cơ cao gây mù lòa nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay thì BVĐK Phương Đông xin gửi đến bạn đọc những thông tin quan trọng của bệnh lý về mắt này.

Thoái hóa võng mạc là gì?

Võng mạc là lớp màng thần kinh cực mỏng nằm ở đáy mắt, có vai trò cảm nhận ánh sáng và chuyển chúng thành thành tín hiệu để gửi về trung tâm phân tích tại vỏ não.

Thoái hóa võng mạc là thuật ngữ dùng trong y khoa ám chỉ các tổn thưởng của lớp tế bào võng mạc, trong đó thể bệnh nguy hiểm nhất là thoái hóa điểm vàng. Nguyên nhân thoái võng mạc thường gặp là do các bệnh lý toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường… 

thoái hóa võng mạcThoái hóa võng mạc là gì là mối quan tâm của tương đối nhiều người

Bệnh thường diễn ra âm thầm và chỉ được phát hiện tình cờ thông qua việc khám, kiểm tra đáy mắt với đồng tử đã được nhỏ thuốc giãn ra. Vì thế, để phát hiện sớm các thoái hóa trên võng mạc, bạn nên đi khám mắt định kỳ khoảng 6 tháng/ lần, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Nguyên nhân gây thoái hóa võng mạc

Nguyên nhân thoái hóa điểm vàng là những tác nhân gây tổn thương đến các nhánh mạch máu cung cấp máu cho lớp tế bào võng mạc. Dựa theo diễn tiến của bệnh có thể chia thành các nhóm nguyên nhân sau:

Thoái hoá võng mạc không tăng sinh

Lưu lượng máu đến nuôi các tế bào võng mạc bất thường, do những tổn thương trực tiếp hoặc kết quả của sự tái tạo các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc. Có 3 cơ chế tổn thương chính trong bệnh thoái hóa võng mạc không tăng sinh: tổn thương võng mạc trực tiếp, phá hủy mạch máu và tắc nghẽn mạch mau.

Nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa võng mạc không tăng sinh gồm:

  • Tăng huyết áp: áp lực cao trong mạch máu hệ thống khiến cho thành động mạch dày lên, làm giảm hiệu quả lưu lượng máu đến nuôi các tế bào võng mạc.
  • Xơ vữa động mạch: gây hẹp lòng động mạch, giảm lưu lượng máu nuôi võng mạc.
  • Trẻ sinh non: các tế bào võng mạc bị tổn thương từ lúc sinh (bệnh võng mạc do sinh non). 
  • Tia phóng xạ gây tổn thương trực tiếp các tế bào võng mạc.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm làm cho độ quánh của máu tăng lên, khiến giảm tốc độ dòng chảy, đặc biệt trong các động mạch nhỏ như động mạch võng mạc.

Thoái hoá võng mạc tăng sinh

Liên quan đến sự tăng trưởng bất thường của các mạch máu nuôi dưỡng các tế bào võng mạc. Thông thường, sự tăng sinh mạch là quá trình tự nhiên của sự phát triển, hình thành mô. Tuy nhiên, khi tốc độ tăng sinh mạch cao bất thường thì các mạch máu phát triển quá mức này thường rất yếu, mỏng manh và tưới máu cho các mô võng mạc kém hiệu quả. Điều này khiến cho bệnh thoái hóa võng mạc tăng sinh thường có tiên lượng xấu hơn vì có nguy cơ cao xuất huyết mạch và dẫn đến mù lòa.

Nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa võng mạc không tăng sinh cũng có thể liên quan đến bệnh thoái hóa võng mạc tăng sinh ở giai đoạn sau. Chẳng hạn như đái tháo đường, gây bệnh lý võng mạc đái tháo đường, là nguyên nhất phổ biến của bệnh võng mạc tăng sinh.

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân thoái hóa điểm vàng nêu trên thì vẫn còn một số nguyên nhân khác như:

  • Đột biến gen thường liên quan đến NST X bao gồm họ gen NDP gây ra bệnh Coats, bệnh Norrie và FEVR.
  • Chấn thương, đặc biệt ở vùng đầu và mắt.
  • Quá trình lão hóa do tuổi già cùng tác động của môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và chế độ ăn không đảm bảo.

Dấu hiệu điển hình của bệnh thoái hóa võng mạc

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh thường không gây cảm giác đau, khó nhận biết. Thay vào đó, một số triệu chứng thoái hóa võng mạc thường gặp gồm:

  • Giảm thị lực, mắt nhìn mờ, không thể nhìn thấy các vật ở tầm xa. 
  • Cần nhiều ánh sáng hơn bình thường để thấy được sự tương phản.
  • Khó phân biệt các màu sắc.
  • Hình ảnh bị dị dạng, méo, nhìn đường thẳng thành đường cong, uốn lượn. 
  • Xuất huyết thủy thể tinh.
  • Xuất hiện điểm mù trước mắt.

dấu hiệu thoái hóa võng mạcLưu ý với các dấu cảnh báo có thể bạn bị thoái hóa võng mạc

Bệnh thoái hóa võng mạc thường biểu hiện triệu chứng vào giai đoạn muộn nên đến khi phát hiện thì việc điều trị tương đối khó khăn và tốn kém nhiều chi phí. Do đó, khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nên trên, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để thăm khám, kiểm tra. 

Những người dễ mắc thoái hóa võng mạc

Những đối tượng mang các yếu tố dưới đây thường có nguy cơ cao mắc phải bệnh gồm:

  • Người bị cận thị.
  • Người lớn tuổi (trên 50 tuổi).
  • Dinh dưỡng kém hoặc béo phì. 
  • Mắc các bệnh lý mạn tính: tiểu đường, tăng huyết áp…
  • Tiền sử gia đình có người thân trực hệ mắc bệnh thoái hóa võng mạc.
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới, nhất là thoái hóa hoàng điểm.
  • Môi trường làm việc dành nhiều ở nơi tiếp xúc với sáng xanh của màn hình điện tử.

Nếu bản thân bạn có những yếu tố nguy cơ nêu trên thì hãy thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh. Đăng ký khám hoặc liên hệ ngay đến tổng đài 1900 1806 để đặt lịch cùng bác sĩ chuyên khoa mắt giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Một số biến chứng của bệnh thoái hóa võng mạc

"Thoái hóa võng mạc có nguy hiểm không" là mối quan tâm được hầu hết người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân quan tâm. Tuy không gây tử vong nhưng bệnh thoái hóa điểm vàng sẽ làm suy giảm thị lực, gây rách võng mạc dẫn đến bong võng mạc, cuối cùng là mù lòa.

Trước khi xảy ra bong võng mạc, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như hoa mắt, đột ngột nhìn thấy hiện tượng ruồi bay, có những chấm đỏ nhấp nháy thoáng qua. Khi võng mạc rách, có thể kèm xuất huyết nội nhãn và bệnh nhân có thể thấy chấm đen. Đến khi võng mạc bị đẩy bong lên, sức nhìn sẽ giảm đột ngột, bị mất vùng nhìn tương ứng. 

biến chứng thoái hóa võng mạcRách, bong võng mạc, xuất huyết nội nhãn là một số biến chứng khi võng mạc bị thoái hóa

Điều này gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người bệnh, cũng như tạo gánh nặng cho người nhà. Thoái hóa võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân chính gây mù lòa ở nhóm đối tượng trong độ tuổi lao động.

Theo thống kê, bệnh thoái hóa võng mạc chiếm 5% trong các nguyên nhân gây mù lòa trên toàn thế giới và được WHO xem là bệnh mắt ưu tiên hàng đầu.

Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm thoái hóa võng mạc là điều rất quan trọng, giúp cải thiện tiên lượng bệnh cũng như làm dẫn tiến triển của bệnh và bảo tồn được thị lực.

Điều trị thoái hóa võng mạc

Điều trị thoái hóa võng mạc bao gồm điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Một số phương pháp điều trị:

  • Liệu pháp quang đông laser: Đây là phương pháp điều trị phòng ngừa trong trường hợp nặng, có nguy cơ cao bị bong võng mạc. Các tia laser làm tăng sự kết dính vùng võng mạc được điều trị với lớp mô bên dưới tương ứng tạo thành hàng rào vững chắc quanh lỗ rách hay chỗ thoái hóa võng mạc.
  • Sử dụng thuốc kháng yếu tố nội mô mạch máu (thuốc kháng VEGF): Trong những năm gần đây, kiểm soát sự tăng sinh hoặc tăng trưởng mạch máu là con đường điều trị mới đầy hứa hẹn. Sử dụng thuốc kháng VEGF như pegaptanib hoặc bevacizumab cho thấy giảm đáng kể mức độ tăng sinh của mạch máu. Nghiên cứu chứng minh rằng, sử dụng kết hợp liệu pháp laser cùng thuốc kháng VEGF để điều trị bệnh võng mạc do sinh non mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
  • Điều trị bằng tế bào gốc đa năng: Nhằm mục đích thay thế tế bào võng mạc đã chết không có khả năng hồi phục. Đây là 1 phương pháp mới điều trị thoái hóa võng mạc, được đánh giá mang lại tương lai đáng để kỳ vọng cho mắc phải bệnh lý này. Hiện nay, phương pháp tế bào gốc vẫn đang được nghiên cứu trên quốc gia và đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong thời gian qua.

điều trị thoái hóa võng mạcBác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho trường hợp thoái võng mạc do cận thị

Phòng ngừa thoái hóa võng mạc

Điều trị thoái hóa võng mạc tốn rất nhiều thời gian, chi phí mà thể lực có thể phục hồi hoàn toàn như ban đầu nếu để bệnh diễn biến quá nặng. Vì thế, bạn cần chủ động phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ bằng một số cách sau:

  • Phòng ngừa bị cận thị: Chăm sóc mắt và không để mắt phải làm việc mắt quá tải. Khi bị cận thì cần ngăn ngừa cận thị tiến triển nặng.
  • Lối sống khoa học, lành mạnh: Duy trì thói quen học tập và làm việc khoa học; ăn uống đầy đủ sinh dưỡng, nhiều hoa quả và rau xanh; duy trì cân nặng cân đối; không hút thuốc lá…
  • Bảo vệ mắt trước môi trường: Bảo vệ mắt khi ra ngoài và làm việc ở những nơi có nhiều khói bụi, không tốt cho mắt.
  • Vệ sinh mắt đúng cách: Không dùng nước bẩn để rửa mắt, không dùng tay để dụi mắt, dùng nước, khăn sạch để vệ sinh vùng mắt.
  • Kiểm soát các bệnh mạn tính: Người tăng huyết áp và có tiểu cường cần kiểm soát tốt bệnh, để bệnh không diễn biến xấu làm tăng nguy cơ bị thoái hóa võng mạc.
  • Khám mắt định kỳ: Khám mắt mỗi 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời các nguy cơ của bệnh thoái hóa võng mạc.

Qua những nội dung được chia sẻ trên, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng rằng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh thoái hóa võng mạc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về các bệnh lý về mắt cũng như vấn đề sức khỏe, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,738

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám