Thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng đầy đủ trong 7 ngày

Ngọc Anh

20-09-2024

goole news
16

Thực đơn cho bé 5 ngày tuổi suy dinh dưỡng phải đảm bảo được đa dạng các loại thực phẩm, kết hợp nhiều loại thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và trái cây để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Đồng thời, mẹ nên ưu tiên nấu các món đơn giản, dễ tiêu, chia nhỏ bữa thành 5 - 6 bữa ăn trong ngày. Điều này giúp bé ăn đều đặn, hấp thu tốt hơn và tránh tình trạng quá no hoặc quá đói.

Dấu hiệu bé 5 tuổi bị suy dinh dưỡng?

Trong giai đoạn từ 2 - 5 tuổi là thời kỳ bé phát triển rất nhanh về thể chất và trí tuệ. Để đáp ứng sự tăng trưởng này, cơ thể bé cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì nhiều nguyên nhân, không ít trẻ em bị thừa chất, thiếu chất khiến cha mẹ phải nghiên cứu, xây dựng và áp dụng riêng thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng cho con. Đặc biệt là khi bệnh nhi có các triệu chứng bất thường như sau:

  • Chậm tăng cân (không tăng cân liên tục trong vòng 2 - 3 tháng). Cân nặng dưới mức trung bình. Thấp bé, tăng chiều cao chậm hơn các bạn đồng trang lứa 
  • Gầy gò, da xanh xao, tóc khô xơ, bụng phình to.
  • Hay ốm vặt , quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn
  • Trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu, ngủ không ngon
  • Chậm biết đi, biết nói, kém tập trung, kém hoạt bát hơn so với các bé cùng tuổi
  • Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp 

Bỏ bữa, chán ăn có thể là biểu hiện của suy dinh dưỡng

Bỏ bữa, chán ăn có thể là biểu hiện của suy dinh dưỡng

Cha mẹ có thể căn cứ vào chỉ tiêu chiều cao, cân nặng của trẻ em 5 tuổi do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định như sau:

  • Trẻ trai có cân nặng trung bình 18,3kg và chiều cao trung bình 105,2cm
  • Trẻ gái có cân nặng trung bình 18,2kg và chiều cao trung bình 109,4cm

Xem thêm: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người lớn, trẻ em | Thang đo của WHO

Nguyên nhân trẻ em 5 tuổi chậm lớn, thiếu chất là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các bậc phụ huynh không ngần ngại tìm hiểu về thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng, bao gồm:

  • Chế độ ăn không khoa học: Ăn quá ít, ăn quá nhiều nhưng thiếu đa dạng các nhóm thực phẩm, ăn vội vàng,... đều có thể gây ra tình trạng thiếu chất
  • Hấp thu kém: Đây là độ tuổi bé dễ mắc các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột, chưa quen nhai nuốt,... ảnh hưởng đến quá trình hấp thu. Điều này trực tiếp khiến bé tiêu hoá kém.  
  • Chứng biếng ăn - kén ăn: Ngoài số ít các em bé “dễ ăn” thì đại đa số các em đều rất ham chơi, chọn thức ăn và không thích ăn những thực phẩm có ích cho sức khoẻ. Tình trạng này kéo dài dễ khiến bé chậm tăng cân.
  • Yếu tố tâm lý: Một số bé gia đình có mâu thuẫn, cha mẹ không quan tâm, rối loạn tăng động giảm chú ý, tự kỷ,... cũng không có thói quen ăn uống hợp lý. Do đó, bé gầy gò hơn bạn bè. 

Chế độ ăn không khoa học có thể hình thành cho bé thói quen ăn uống không tốt, bé dễ bị suy dinh dưỡng

Chế độ ăn không khoa học có thể hình thành cho bé thói quen ăn uống không tốt, bé dễ bị suy dinh dưỡng

Thực đơn cho bé 5 suy dinh dưỡng tuổi cần có các chất gì?

Khi trẻ đã đạt mốc 5 tuổi thì tốc độ phát triển sẽ chậm lại so với 4 năm đầu. Trung bình các em sẽ tăng khoảng 2 kg/ năm và khoảng 7 cm chiều cao trong năm. Nguyên lý xây dựng thực đơn cho bé 5 tuổi bám sát:

  • Nhu cầu năng lượng khoảng 1600 ml calo/ ngày
  • Đầy đủ 4 nhóm chất chính: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng. Đặc biệt chú ý, cho bé uống đủ nước
  • Phù hợp với hệ tiêu hoá đang hoàn thiện, ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, ăn vừa phải, không ăn quá nhiều
  • Đa dạng nhóm thực phẩm, thay đổi linh hoạt các cách chế biến kích thích bé ăn ngon và ăn được nhiều món ăn hơn. 
  • Chia nhỏ bữa ăn để phòng trường hợp bé quá no hoặc quá đói, khuyến khích mẹ bổ sung 2 bữa phụ cho bé ngoài 3 bữa chính 
  • Bổ sung sữa khoảng 500ml mỗi ngày

Xem thêm: Dấu hiệu mẹ cần khám dinh dưỡng cho bé càng sớm càng tốt

Bạn nên cho bé uống sữa đều đặn mỗi ngày

Bạn nên cho bé uống sữa đều đặn mỗi ngày

Gợi ý thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng

Các bậc phụ huynh có thể xem xét gợi ý các mẫu thực đơn dưới đây:

Ngày/ Bữa

Bữa sáng

Bữa trưa

Bữa tối 

Bữa phụ

Thứ 2

Cháo thịt bằm bí đỏ

1 quả trứng gà luộc

1 ly sữa tươi không đường

Cơm

Cá diêu hồng hấp 

Canh rau ngót thịt bằm

1 quả chuối.

Bún riêu cua

1 quả táo

Bữa 1: Bánh mì sandwich (thịt gà xé, rau xà lách, cà chua)

Bữa 2: 1 hộp sữa chua

Thứ 3

Bánh mì nướng bơ

1 quả trứng ốp la

1 ly sữa đậu nành

Cơm 

Thịt bò xào rau củ 

Canh bí đỏ nấu tôm

1 quả cam

Yến mạch nấu với trái cây (chuối, dâu)

1 hộp sữa chua

Bữa 1: Cháo gà nấm

Bữa 2: 1 quả lê

Thứ 4

Phở gà

1 quả trứng gà luộc.

Cơm

Thịt heo quay

Canh rau cải

1 miếng dưa hấu

Cơm

Cá kho

Canh rau dền

1 quả bơ

Bữa 1:1 bánh flan

Bữa 2: 1 chùm nho nhỏ

Thứ 5

Bánh mì sandwich (trứng luộc, rau xà lách)

1 ly sữa tươi không đường

Cơm cá hồi nướng trộn rong biển

Canh nấm đậu phụ

1 quả xoài

Bánh chuối

Rau củ luộc

1 hộp sữa chua

Bữa 1: Sinh tố dâu tây

Bữa 2: 1 quả táo

Thứ 6

Bánh bao thịt

1 ly sữa đậu nành

Cơm

Thịt gà luộc

Canh bí đao nấu tôm

3 miếng dưa lưới

Cơm

Tôm rim thịt dứa

Canh xương hầm khoai tây

1 quả cam

Bữa 1: 1 bát trái cây trộn sữa chua

Bữa 2: Súp gà

Thứ 7 

Mì chũ thịt bằm

1 miếng lê

Cơm 

Đậu phụ sốt cà

Canh tôm bí xanh

1 quả chuối

Cháo cá hồi

1 miếng phomai

1 quả táo 

Bữa 1: 1 hộp váng sữa

Bữa 2: bánh mì ốp la

Chủ nhật

Bún chả cá

2 quả măng cụt

Cơm

Cá thu nướng

Canh bầu nấu tôm

1 quả xoài

Cơm

Thịt rang cháy cạnh

Su su luộc

Bữa 1: 1 ly sữa tươi 

Bữa 2: Súp bí đỏ

Lưu ý dành cho cha mẹ có con 5 tuổi bị suy dinh dưỡng?

Trong quá trình đồng hành cùng con giảm thiểu tác hại của bệnh suy dinh dưỡng, bạn nên chú ý:

  • Chọn thực phẩm an toàn chế biến thức ăn cho con: Ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không sử dụng các thực phẩm hỏng, mốc, chứa chất độc.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ khi chế biến đồ ăn cho con
  • Giữ gìn vệ sinh, dọn dẹp thường xuyên quần áo, chăn màn, đồ chơi cho con
  • Hướng dẫn bé rửa tay chân sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh
  • Không gây áp lực cho trẻ trong quá trình ăn uống: Hạn chế bắt ép trẻ ăn mà hãy cho còn cùng nấu nướng, tham gia vào quá trình chọn thực phẩm, thay đổi cách trình bày món ăn để kích thích hứng thú và kích thích bé thèm ăn hơn
  • Bổ sung thêm các thực phẩm bổ sung: Bạn có thể cân nhắc cho con dùng thêm các loại viên uống vitamin, dầu cá, viên sắt, viên kẽm,... để hỗ trợ cơ thể con tổng hợp các vi chất dinh dưỡng (Phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa)

Ngoài các gợi ý trên đây, bạn nên đến khám và nhận lời tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng. Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám được nhiều khách hàng tin tưởng. Khoa dẫn đầu bởi TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện. 

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và đội ngũ y tế được đào tạo bài bản sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện.

Có thể nói, thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng tập trung vào bổ sung đủ chất, đủ lượng cho bé. Đồng thời, gia đình nên xây dựng không khí ăn uống vui vẻ và rèn luyện thói quen ăn uống hợp lý cho các con.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
536

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám