Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người lớn, trẻ em | Thang đo của WHO

Ngọc Anh

18-09-2024

goole news
16

Đánh giá dinh tình trạng dưỡng là phân tích dữ liệu về chế độ ăn, số đo cơ thể và các xét nghiệm y tế, từ đó so sánh với các tiêu chuẩn tham chiếu. Mục tiêu của chỉ định này là phát hiện sớm các vấn đề về dinh dưỡng liên quan đến sức khoẻ. Đặc biệt với trẻ em, đối tượng cần chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển thể chất và trí tuệ. Hay người già khả năng hấp thu giảm nhưng cần kiểm soát các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, bệnh thận,...

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là gì? Tại sao phải thực hiện đánh giá?

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là quá trình tìm hiểu, thu thập và phân tích thông tin về chế độ ăn uống, các số đo cơ thể và các dấu hiệu lâm sàng để đánh giá xem một người có đang nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe hay không. Tình trạng dinh dưỡng có thể được xem xét cho cá nhân hoặc tập thể. 

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cần được thực hiện thường xuyên

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cần được thực hiện thường xuyên

Đây là một trong những chỉ định quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong:

  • Phát hiện sớm các vấn đề về dinh dưỡng như hiện tượng thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng để thay đổi thực đơn kịp thời, giúp cải thiện sức khỏe
  • Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp dinh dưỡng trong kiểm soát các bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh thận,....

Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Đánh giá theo khẩu phần ăn

Đây là cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng đơn giản và dễ thực hiện nhất. Bạn có thể tự khảo sát các thông tin về chế độ ăn của mình trong vòng 1 - 3 ngày. Các bạn có thể tham khảo cách thực hiện như sau: 

  • Thu thập thông tin về chế độ ăn: Ghi lại thực đơn tất cả các bữa ăn trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ).
  • Phân tích lượng và chất dinh dưỡng: Sử dụng phần mềm hoặc xem bảng thành phần thực phẩm để tính toán lượng calo, protein, chất béo, carbohydrate và các vitamin, khoáng chất mà cơ thể nhận được.
  • So sánh với nhu cầu: So sánh lượng chất dinh dưỡng thu được với nhu cầu khuyến nghị để đánh giá sự đầy đủ của chế độ ăn.

Các bác sĩ có thể xem xét dựa vào thông tin khẩu phần ăn của bệnh nhân

Các bác sĩ có thể xem xét dựa vào thông tin khẩu phần ăn của bệnh nhân

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo các số đo nhân trắc

Theo WHO, đây là cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng phổ biến, rẻ tiền và không cần xâm lần. Dựa vào số đo chiều cao, cân nặng của bệnh nhân, các chuyên gia y tế sẽ so sánh với các chỉ số tiêu chuẩn tương ứng để đưa ra chẩn đoán về sức khỏe. 

Theo đó:

  • Tính tuổi: Đối với trẻ dưới 2 tuổi, phải đảm bảo chính xác từng tháng. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, tính như bình thường.

VD: Bé A sinh ngày 15/03/2023, đến ngày 10/02/2024 thì bé được 11 tháng tuổi 10 ngày

Bé B sinh ngày 10/01/2018, đến ngày 15/05/2024 thì bé được 6 tuổi

  • Đo cân nặng: Chọn cân có độ chính xác đến 100g, đặt ở nơi bằng phẳng, chắc chắn, chỉnh cân về vạch 0 trước khi bắt đầu đo. 

Lưu ý, người được cân phải cởi bỏ giày dép và các vật dụng nặng. Nên tiến hành đo vào buổi sáng sau khi vừa đi tiểu tiện, chưa ăn gì.

Người được cân đứng giữa bàn cân, mắt nhìn thẳng, không cử động, Người đọc nhìn chính giữa, đọc khi thăng bằng, ghi số theo kg và 1 số thập phân (VD:10,6 kg;...)

  • Đo chiều cao: Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường đo chiều dài khi nằm. Các đối tượng còn lại đo chiều cao khi đứng. Kết quả đo được lấy đơn vị là 1 cm với 1 số lẻ

Khi đo chiều cao đứng, bạn sẽ đứng quay lưng vào thước đo, 2 chân sát vào nhau. Nhân viên y tế sẽ điều chỉnh tư thế. Tương tự với cách đo chiều cao nằm cho em bé.

Lưu ý: Khi trẻ >24 tháng tuổi nếu không đo đứng được sẽ phải đo nằm rồi lấy kết quả trừ đi 0,7 cm. 

Sau đó, các kết quả này sẽ được đem đi đối chiếu với bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo nguồn của WHO. 

Chiều cao và tuổi của bệnh nhân sẽ được tính toán cụ thể

Chiều cao và tuổi của bệnh nhân sẽ được tính toán cụ thể

Đo lường tình trạng sinh hoá 

Bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ chọn ra các chất dẫn xuất trong dịch cơ thể như huyết thanh, huyết tương, máu toàn phần, nước tiểu để đánh giá nồng độ của chất dinh dưỡng tương ứng. VD:

  • Huyết sắc tố: Đánh giá tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
  • Albumin: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng tổng thể, chức năng gan.
  • Prealbumin: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cấp tính, phản ứng nhanh với thay đổi dinh dưỡng.
  • Transferrin: Đánh giá tình trạng thiếu sắt.
  • Retinol huyết tương: Đánh giá tình trạng thiếu vitamin A.

Tham khảo bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em

Căn cứ vào tuổi tác, cân nặng và chiều cao đã có, điểm số tiêu chuẩn sẽ được tính theo công thức dưới đây. Số đo này được sử dụng như chỉ số để đối chiếu vào các bảng thang đo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Với:

  • z là điểm số tiêu chuẩn
  • X là giá trị của thành phần
  • µ là trung bình của tổng thể
  • σ là độ lệch tiêu chuẩn

Trẻ >5 tuổi

Bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 

  • Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z - score

Z - score

Đánh giá

< - 3SD 

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng

< -2SD 

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 2SD 

Bình thường

> 2SD 

Thừa cân

>3SD 

Béo phì

  • Chỉ số chiều cao theo tuổi với Z - score

< - 3SD 

Suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ nặng 

< -2SD 

Suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ vừa 

-2 SD ≤ Z-score ≤ 2SD 

Bình thường

  • Chỉ số cân nặng theo chiều cao với Z-score 

< - 3SD 

Suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ nặng 

< -2SD 

Suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 2SD 

Bình thường

> 2SD 

Thừa cân

>3SD 

Béo phì

  • Chỉ số BMI theo tuổi với Z-score

< - 3SD 

Suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ nặng 

< -2SD 

Suy dinh dưỡng thể gầy còm, mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 2SD 

Bình thường

> 2SD 

Thừa cân

>3SD 

Béo phì

Trẻ từ 5 - 9 tuổi

Bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 5 - 9 tuổi 

  • Đánh giá chỉ số Z-score cân nặng theo tuổi

Z - score

Đánh giá

< - 3SD 

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng

< -2SD 

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 2SD 

Bình thường

> 2SD 

Thừa cân

>3SD 

Béo phì

  • Đánh giá chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi 

< - 3SD 

Suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ nặng 

< -2SD 

Suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ vừa 

-2 SD ≤ Z-score

Bình thường

  • Đánh giá chỉ số Z-score BMI theo tuổi

< - 3SD 

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng

< -2SD 

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 1SD 

Bình thường

> 1SD 

Thừa cân

> 2SD 

Béo phì

Trẻ từ 10 - 19 tuổi

Bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 10 - 19 tuổi 

  • Đánh giá chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi

Z - score

Đánh giá

< - 3SD 

Suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ nặng 

< -2SD 

Suy dinh dưỡng thể thấp còi, mức độ vừa 

-2 SD ≤ Z-score

Bình thường

  • Đánh giá chỉ số Z-score BMI theo tuổi

< - 3SD 

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng

< -2SD 

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa

-2 SD ≤ Z-score ≤ 1SD 

Bình thường

> 1SD 

Thừa cân

> 2SD 

Béo phì

Thang phân loại BMI của WHO năm 2010 dành cho người trưởng thành

Đối với người lớn, các chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng sẽ được quy ra dưới dạng chỉ số khối cơ thể BMI theo công thức:

Bảng đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người lớn 

Tình trạng dinh dưỡng 

Chỉ số BMI

Gầy (Thiếu năng lượng trường diễn)

<18.5

Gầy độ 1

17 - 18.49

Gầy độ 2

16 - 16.99

Gầy độ 3

<16

Bình thường

18.5 – 24.99

Thừa cân

≥ 25

Tiền béo phì

25 – 29.99

Béo phì

≥ 30

Béo phì độ 1

30 – 34.99

Béo phì độ 2

35 – 39.99

Béo phì độ 3

≥ 40

Một số biểu hiện của tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng thường gặp

Trên thực tế, các hướng dẫn về phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên khá khó áp dụng nếu bạn không được đào tạo bài bản về y tế vả không có các thiết bị hỗ trợ. Thay vào đó, biểu hiện lâm sàng sẽ là các triệu chứng điển hình để bản thân bệnh nhân và gia đình cảnh báo các vấn đề về sức khỏe.

Dưới đây là biểu hiện lâm sàng của tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng cụ thể:

Dưỡng chất

Biểu hiện thiếu dưỡng chất

Vitamin A

Tăng sừng nang lông 

Vảy da 

Quáng gà 

Chậm lớn

Bệnh khô mắt (nhuyễn giác mạc, loét giác mạc chấm Bitot, mù)

Vitamin D2 & Vitamin D3

Đau cơ, suy nhược cơ và đau xương ở mọi lứa tuổi. 

Còi xương ở trẻ em, loãng xương ở người lớn dẫn đến dễ gãy xương 

Vitamin E

Thiếu máu (thể huyết tán nhẹ)

Rối loạn ngôn ngữ

Liệt cơ mắt, suy nhược cơ, sụp mi mắt trên

Vitamin K1

Vitamin K2

Dễ chảy máu, khả năng xuất huyết cao

Vitamin C

Mệt mỏi, trầm cảm

Viêm lợi, phát ban, xuất huyết nội, chậm lành vết thương

Tăng trưởng chiều cao chậm

Vitamin B2

Đau, nóng bỏng ở môi

Giảm cảm giác ở lưỡi

Mắt ngứa, nóng, chảy nước mắt

Tăng tiết bã nhờn và bong tróc ở mũi họng và vùng bìu

Folic acid

Thiếu máu đại hồng cầu

Viêm lưỡi

Viêm miệng

Hấp thu chậm

Vitamin B12

Dễ kích thích

Suy nhược nhẹ

Canxi

Thiểu năng tuyến cận giáp

Nhuyễn xương, loãng xương dẫn đến dễ gãy xương, đau xương, sụt cân

Magie

Kích thích thần kinh cơ

Chuột rút (co cơ)

Co giật

Hôn mê, thường đi kèm hạ canxi máu, hạ Kali máu

Sắt

Thiếu máu hồng cầu nhỏ

Xanh xao

mệt mỏi

Viêm lưỡi

Tim đập nhanh

Iod

Bướu cổ

Thiểu năng tuyến giáp

Kẽm

Chậm lớn

Không có khẩu vị, ăn không ngon miệng

Chậm lành vết thương 

Da khô

Miễn dịch tế bào suy yếu

Viêm da

Ngoài các gợi ý trên đây, bạn nên đến khám và nhận lời tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng. Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám được nhiều khách hàng tin tưởng. Khoa dẫn đầu bởi TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện. 

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Quy trình khám dinh dưỡng dễ dàng, tiết kiệm thời gian và đội ngũ y tế được đào tạo bài bản sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện. 

Có thể nói, quá trình đánh giá tình trạng dinh dưỡng giúp kiểm soát, xem xét chế độ ăn hiện tại của bạn có cân đối và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết hay không. Từ đó, chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn thực hiện các đánh giá cần thiết, phân tích kết quả và đưa ra lời khuyên phù hợp với tình trạng của bạn 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,036

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám