Thuốc kháng vitamin K là thuốc gì? Có công dụng gì? Khi nào cần dùng?

Ngọc Anh

16-11-2024

goole news
16

Người dùng thuốc kháng vitamin K cần duy trì chế độ ăn uống ổn định, tránh các biến đổi lớn về lượng vitamin K hấp thụ qua thức ăn để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Đồng thời, liều lượng thuốc phải được cân nhắc kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế, đặc biệt đối với những người có tiền sử xuất huyết hoặc các bệnh lý kèm theo.

Thuốc kháng vitamin K là gì? Có tác dụng gì?

Thuốc kháng vitamin K hay còn gọi là thuốc chống đông máu dạng viên nén, thường được chỉ định để ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong mạch máu. Khi hoạt chất này được hấp thụ, các huyết khối sẽ không được hình thành và không tăng lên về kích thước. 

Dưới góc độ dược lý, cơ chế hoạt động của các loại thuốc này được giải thích như sau: Thông qua sự ức chế tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K (gồm yếu tố II, VII, IX và X) trong gan. Do đó, nếu cơ thể không hấp thu được vitamin K thì cơ thể có thể loại bỏ đáng kể các nguy cơ sức khoẻ do các cục huyết khối gây ra. 

Thuốc kháng vitamin K được chỉ định để gián đoạn quá trình đông máu

Thuốc kháng vitamin K được chỉ định để gián đoạn quá trình đông máu

Chỉ định cho các trường hợp dùng thuốc kháng vitamin K

Các trường hợp sau có thể sẽ được các bác sĩ kê đơn dùng thuốc giảm hấp thu các dưỡng chất, bao gồm:

  • Người cần thay van tim cơ học phải uống thuốc chống đông máu suốt đời để duy trì hoạt động của van, tránh bị kẹt van do cục máu đông gây hư van phải mổ lại
  • Bệnh nhân đang điều trị loạn nhịp tim (rung nhĩ) dễ tạo cục máu đông trong tim, trôi vào mạch máu lên não gây đột quỵ. Do đó, họ cần phải uống thuốc ngăn chặn các yếu tố đông máu để phòng bệnh đột quỵ.
  • Người có huyết khối tĩnh mạch ở chân, phải uống thuốc tránh đông máu từ 3 - 6 tháng hoặc lâu hơn tuỳ nguyên nhân gây huyết khối
  • Bệnh nhân bị thuyên tắc phổi, tăng áp động mạch phổi tiên phát cần điều trị thuốc kháng đông lâu dài

Cách sử dụng thuốc kháng vitamin K

Lưu ý, ngay sau khi nhận được đơn thuốc từ bác sĩ chuyên khoa, bạn hãy ghi chép lại và chú thích lại để thực hiện uống đúng liều, uống đúng giờ. Một trong những nguyên tắc khi điều trị bệnh lý là bạn không được bỏ thuốc, uống thuốc ngắt quãng. 

Tuyệt đối không tự ý uống thuốc hoặc cho người khác uống mà không có chỉ định của bác sĩ.

Bạn chỉ nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bạn chỉ nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Các tác dụng phụ có thể có khi uống các thuốc kháng vitamin K

Theo các bác sĩ của Bệnh viện TW Quân đội 108, khi dùng các thuốc kháng vitamin K, mặc dù tác dụng phụ không xuất hiện đồng thời ở tất cả người bệnh nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe mức độ từ nhẹ đến nặng, từ tạm thời hay vĩnh viễn như:

  • Chảy máu do vết thương, chảy máu từ chân răng, chảy máu cam,....
  • Nhức đầu, chóng mặt, hôn mê, yếu liệt nửa người
  • Tê hoặc ngứa mặt, bàn tay hoặc bàn chân
  • Đau, sưng hay khó chịu ở cơ
  • Nước tiểu có màu hồng hoặc màu nâu
  • Kinh nguyệt kéo dài
  • Đại tiện ra máu hoặc phân đen
  • Xuất hiện các vết bầm tím ở tay, chân, thân mình
  • Cảm thấy khó thở

Ngay khi phát hiện ra bản thân có các dấu hiệu kể trên, hãy thông báo cho bác sĩ chuyên khoa ngay. Đồng thời, hãy đến Bệnh viện ngay nếu bạn có các biểu hiện:

  • Dị ứng nặng (sưng mắt hoặc cổ họng, phát ban, khó thở, tụt huyết áp)
  • Chảy máu (phân đen, đi ngoài ra máu, chảy máu trong mắt, nôn ra máu, nôn ra dịch đen như bã cà phê, đái máu, ho ra máu)

Bạn có thể bị phát ban và chảy máu nếu uống thuốc kháng vitamin K quá liều

Bạn có thể bị phát ban và chảy máu nếu uống thuốc kháng vitamin K quá liều

Các trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi dùng thuốc kháng vitamin K

Vì là thuốc kê đơn nên trong một số trường hợp đặc thù, bác sĩ sẽ phải theo sát tình trạng của bạn khi uống thuốc nếu thuộc một trong số các nhóm sau:

  • Đang điều trị bệnh thận
  • Có tiền sử bệnh gan, ảnh hưởng đặc biệt đến liều lượng và hiệu quả của thuốc kháng vitamin K
  • Người bị tai nạn, thương tích cần mang theo thẻ hoặc giấy tờ tuỳ thân ghi là đang dùng thuốc chống đông
  • Mang thai: Thai phụ không nên uống thuốc này vì có thể gây dị dạng cho thai nhi
  • Trước khi thực hiện thủ thuật như phẫu thuật, nhổ răng, chụp mạch,... cần phải thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Trẻ em 

Phụ nữ có thai cần cẩn trọng khi dùng thuốc

Phụ nữ có thai cần cẩn trọng khi dùng thuốc

Ngoài ra, bạn nên chú ý rằng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc kháng vitamin K như:

  • Thuốc điều chỉnh nội tiết tố androgen
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Kháng sinh nhóm cephalosporin, nhóm cyclin, kháng sinh nhóm fluoroquinolon, kháng sinh nhóm macrolid, sulfamethoxazole
  • Thuốc hạ mỡ máu
  • Thuốc chống nấm
  • Thuốc chống viêm glucocorticoid
  • … Và các loại thuốc khác

Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm giàu vitamin K

Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm giàu vitamin K

Đồng thời, chế độ ăn của bạn cũng phải được thay đổi để phù hợp với đơn thuốc kể trên. Bạn nên hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như:

  • Rau lá xanh như cải xoăn, bông cải xanh, cải bắp, củ cải, rau chân vịt, súp lơ, mùi tây, rau muống,...
  • Mù tạt
  • Trà xanh
  • Gan động vật, thịt cừu, thịt bò
  • Dầu đậu tương, đậu nành, đậu,...
  • Tránh uống rượu

Ngoài ra, bạn nên hạn chế tham gia các hoạt động thể dục thể thao va chạm mạnh và thực hiện tái khám định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa. 

Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ tin cậy để bạn chăm sóc sức khỏe thông qua chế độ dinh dưỡng. Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu, quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp và dịch vụ khách hàng tận tâm, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những giải pháp dinh dưỡng tốt nhất, giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Có thể nói, thuốc kháng vitamin K hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu trong cơ thể, giúp làm chậm quá trình đông máu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Tuy nhiên, bạn cần đi khám và kiểm tra chỉ số INR định kỳ để điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
68

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám