Tiểu buốt và những lưu ý về bệnh này

Thu Hiền

04-01-2024

goole news
16

Nếu bạn thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu nhưng tiểu không nhiều, cảm giác nóng rát, khó chịu khi đi tiểu, thì có thể bạn đang bị tiểu buốt. Ai cũng có thể mắc bệnh này, đặc biệt nam ở độ tuổi trung niên, nữ giới từ 20- 50 tuổi. Hãy tìm hiểu thêm về tiểu buốt trong bài viết này để giúp các bạn có biện pháp phòng tránh tốt nhất.

Tiểu buốt là gì? 

Tiểu buốt (đái buốt) là tình trạng nóng rát, đau nhức mỗi khi đi tiểu. Cơn đau bắt đầu từ bàng quang, đáy chậu hoặc niệu đạo. Tiểu buốt không phải là một loại bệnh, mà là triệu chứng do nhiều bệnh lý gây nên. Nguyên nhân chính do nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, tuyến tiền liệt) hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm thận, niệu quản). 

Đây là bệnh phổ biến ở nam và nữ. Những ai có bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu hoặc kèm theo bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận mạn. Độ tuổi thường mắc phải từ 20- 50 ở nữ giới, đái buốt xuất hiện mọi lứa tuổi ở nam, nhưng phổ biến nhất nam giới trung niên. 

Ai cũng có thể mắc bệnh

Ai cũng có thể mắc tiểu buốt

Nguyên nhân gây bệnh tiểu buốt là gì?

Ngoài những nguyên nhân liên quan đến sinh lý, đái buốt còn do tác dụng phụ hoặc biến chứng của các bệnh lý khác, nguyên nhân chủ yếu như sau:

Viêm tuyến tiền liệt dẫn đến tiểu buốt 

Tuyến tiền liệt bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập hoặc những nguyên nhân khác. Khi bệnh diễn biến nặng đến giai đoạn cấp tính hay mạn tính khiến người bệnh có cảm giác đau rát khi tiểu, đau dương vật, tinh hoàn ở nam giới. 

Viêm mào tinh hoàn dẫn đến tiểu buốt

Nguyên nhân này xuất hiện ở nam giới do hoạt động tình dục không an toàn (không đeo bao),  lây lan khi quan hệ với người bị bệnh lậu, giang mai,... 

Đi tiểu bị buốt do viêm bàng quang

Nhiễm trùng bàng quang hay viêm bàng quang do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Mycoplasma, Chlamydia. Nguyên nhân bị nhiễm trùng bàng quang do biến chứng sỏi thận, tác dụng phụ của hoá trị, dị ứng với sản phẩm vệ sinh vùng kín. Khi bị bệnh này, những biểu hiện thường thấy như 

  • Cảm giác buồn tiểu nhưng lượng tiểu ra ít. 
  • Vùng giữa lưng, vùng bụng dưới hoặc hai bên lưng luôn cảm giác đau mỏi. 
  • Khi đi tiểu xuất hiện mùi lạ, đôi khi đi tiểu ra máu hoặc bọt. 

Đi tiểu bị buốt do viêm niệu đạo

Niêm mạc âm đạo, sưng tấy dữ dội, ra nhiều khí hư, dịch tiết do chứng viêm chảy ra ngoài kích thích niệu đạo gây đái buốt. 

Viêm vùng chậu (PID) gây tiểu buốt 

Viêm vùng chậu là dạng nhiễm trùng hệ thống sinh sản ở nữ, do vi khuẩn gây nên. Những biểu hiện của bệnh này gồm đau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường, đau bụng dưới, tiểu buốt. 

Viêm vùng chậu ảnh hưởng hệ thống sinh sản ở nữ gây đái buốtViêm vùng chậu ảnh hưởng hệ thống sinh sản ở nữ gây đái buốt

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu buốt 

Nhiễm trùng đường tiết niệu có những triệu chứng giống nhau ở cả nam và nữ như: 

  • Tiếu gắt và luôn có cảm giác buồn tiểu dù lượng nước tiểu rất ít. 
  • Khó chịu sau khi đi tiểu xong. 
  • Đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, sốt. 
  • Đau ở vùng thắt lưng, vùng bụng dưới. 

Do tắc nghẽn niệu quản 

Khi nước tiểu không thể thoát ra ngoài sẽ chảy ngược vào thận khiến đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Đây là lí do vì sao nước tiểu chảy ra ít nhưng vẫn có cảm giác buồn tiểu, nóng rát khó chịu khi đi tiểu. 

Sỏi đường tiết niệu gây tiểu buốt

Sự hình thành kết tinh tự nhiên của tinh thể vô cơ trong nước tiểu được gọi là sỏi, thường xuất hiện ở hệ tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Khi sỏi từ thận di chuyển theo đường tiết niệu thải ra ngoài khiến dòng chảy nước tiểu bị chặn đi một phần. Tiểu buốt, đi tiểu ra sỏi, nước tiểu có mùi đục, mùi hôi chính là triệu chứng của sỏi đường tiết niệu. 

Do nhiễm bệnh qua đường tình dục 

Đái buốt còn là hệ quả của quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn. Nam nữ giới đã mắc bệnh lậu, giang mai, herpes sinh dục,.. lây sang bạn tình khiến họ bị khó tiểu, đau rát khi đi tiểu, sưng tinh hoàn. 

Triệu chứng đi tiểu buốt thường gặp:

Ngoài biểu hiện điển hình như cảm giác nóng rát, khó chịu khi đi vệ sinh. Người bệnh cần lưu ý đến những triệu chứng sau: 

  • Thường xuyên muốn đi tiểu cả ngày lẫn đêm, lượng nước tiểu ít, nước tiểu chảy từng chút một. Thậm chí dù không tiểu ra nhưng vẫn có cảm giác buồn tiểu. 
  • Mỗi khi đi tiểu đều cảm giác khó chịu, đau rát. 
  • Đi tiểu buốt, nước tiểu còn lẫn máu, mủ. Màu sắc nước tiểu đục hơn bình thường, khi đi tiểu có lẫn bọt.
  • Cảm giác mệt mỏi, lo lắng, cơ thể suy nhược, sốt,...
  • Cơn đau kèm theo sốt.
  • Lâu lâu cảm giác bị đau ở vùng thắt lưng, đau bụng dưới. 

Người bệnh thường xuyên bị đau vùng thắt lưng hoặc bụng dướiNgười bệnh thường xuyên bị đau vùng thắt lưng hoặc bụng dưới

Tiểu buốt có nguy hiểm không? 

Nếu chủ quan những dấu hiệu của tiểu buốt, để triệu chứng này kéo dài gây những biến chứng nguy hiểm như: 

  • Viêm bàng quang: vi khuẩn gây bệnh tiểu buốt có thể theo đường niệu quản tấn công vào bàng quang gây viêm nhiễm. Viêm bàng quang do nhiễm trùng tiểu thấp thường xuyên xảy ra. 
  • Viêm bể thận: bên cạnh tấn công bàng quang, vi khuẩn tiếp tục gây hại bể thận khiến thận bị sưng, khó có khả năng phục hồi và  dễ chuyển thành mãn tính. 
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu: nếu không điều trị tiểu buốt ngay từ đầu, có thể khiến hệ tiết niệu bị tổn thương nặng nề và biến chứng lên thận. 
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: bệnh nhân bị đái buốt thường xuyên khó chịu khi đi tiểu, gây cảm giác tự ti, e ngại khi quan hệ khiến đời sống tình dục bị giảm. 
  • Biến chứng ung thư: Đối với chị em phụ nữ, đái buốt lâu ngày tăng  nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 
  • Phụ nữ mang thai mắc các bệnh liên quan đến tiểu buốt nếu không được phát hiện và chữa trị có thể bị sảy thai, sinh non. 

Chẩn đoán và thăm khám ban đầu điều trị tiểu buốt: 

Khi phát hiện tình trạng nóng rát mỗi lần đi tiểu, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị. 

Khi thăm khám tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ thăm khám tình hình hỏi về dấu hiệu, thời điểm xuất hiện. Đôi khi người bệnh sẽ được hỏi về việc đời sống tình dục, hiểu về tiền sử mắc bệnh suy giảm miễn dịch để xác định yếu tố gây ra. Sau khi hỏi về tình trạng sức khỏe, người bệnh được bác sĩ khám toàn thân, khám da, niêm mạc, khớp tay khớp chân,... để tìm hiệu dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đối với nam giới, có thể thăm khám trực tràng để đánh giá kích thước, độ đồng nhất, độ mềm của tuyến tiền liệt. 

Bên cạnh những biện pháp thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện vài xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu. Thậm chí người bệnh được yêu cầu siêu âm, nội soi bàng quang để loại bỏ yếu tố có liên quan đến u bướu đường tiết niệu. 

Một số biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tiểu buốt:

Để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu buốt, các bác sĩ khuyến cáo những biện pháp phòng ngừa như sau: 

  • Hạn chế sử dụng đồ uống có chất kích thích (rượu, bia, đồ lên men), những món có gia vị mạnh (cay, nóng), nước ngọt,.. vì chúng có thể gây kích thích bàng quang. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh thực phẩm có tính axit cao, chất caffeine. Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ được các bác sĩ khuyên dùng. 
  • Uống đủ nước hàng ngày, đi tiểu thường xuyên, tuyệt đối không được nhịn đi tiểu. Nên tạo thói quen đi tiểu ở những khung giờ nhất định. 
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, không được thụt rửa sâu, lau khô bằng khăn sau khi rửa. 
  • Không nên sử dụng các loại bột giặt và dung dịch vệ sinh có mùi, có chất tẩy rửa mạnh để tránh dị ứng, hoặc niêm mạc vùng kín do bị kích ứng. 
  • Nên mặc đồ thoáng mát, không bó chặt quá vùng sinh dục. 
  • Rèn luyện thói quen tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Quan hệ tình dục an toàn, điều độ. 

Kết luận

Tiểu buốt là một trong những triệu chứng của các bệnh lý khác ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và tình dục ở nam và nữ. Khi bị đái buốt, người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết vì vậy nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín.

Nếu cần tư vấn thêm về bệnh này hay bất kì bệnh gì khác, hãy nhanh chóng đặt lịch ngay theo hotline 1900 1806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám .Chúng tôi rất vui khi được đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của cả bạn và gia đình. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,156

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám