Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Dương Minh Ngọc

08-10-2022

goole news
16

Khi con bạn đột nhiên trở nên bướng bỉnh, bạn có thể cho rằng trẻ đang bước vào giai đoạn dậy thì tuổi mới lớn. Nếu con bạn ngày càng thu mình hơn, bạn cần theo dõi những biểu hiện hàng ngày để nhận biết những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Nó có thể gây ra cảm giác buồn dai dẳng và mất hứng thú với các hoạt động. Trầm cảm ở lứa tuổi này thậm chí có thể gây ra các vấn đề về thể chất và nhận thức ở trường, lớp. 

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một rối loạn tâm lý ở tuổi dậy thì, nó có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ.

Mặc dù bệnh trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời. Nhưng các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ khác với các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở người lớn. Chính vì sự khác biệt này mà bạn có thể sẽ bỏ qua, vì bạn nghĩ con mình mới bước vào giai đoạn mới lớn. Đó thực sự là khoảng thời gian khó khăn không chỉ đối với các em nhỏ, mà nó còn là sự mệt mỏi của các bậc phụ huynh.

Những vấn đề như áp lực từ bạn bè, kỳ vọng về kết quả học tập và những thay đổi về thể chất, điều đó có thể gây ra những thăng trầm về cảm xúc ở trẻ. Đối với một số thanh thiếu niên, những cảm xúc tiêu cực không chỉ là tâm trạng thất thường. Nó còn có thể kéo dài như một dấu hiệu của bệnh trầm cảm, mà phụ huynh nên nhận biết sớm.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một vấn đề tâm thần đáng báo độngTrầm cảm ở tuổi dậy thì là một vấn đề tâm thần đáng báo động

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Một vài dấu hiệu mà bạn cần lưu ý khi xuất hiện ở con của mình:

Dấu hiệu về cảm xúc

Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì xuất hiện nhiều cảm xúc đan xen phức tạp, cụ thể như:

  • Thiếu tự tin về bản thân. 
  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi. 
  • Bị tuyệt vọng hoặc trống rỗng. 
  • Thường cáu kỉnh hoặc khó chịu.
  • Thường cáu gắt xung đột với bạn bè và gia đình.
  • Có ý nghĩ về việc sẽ tự tử hoặc nghĩ về chết chóc.
  • Dễ thất vọng, tức giận vì những vấn đề nhỏ.
  • Khi buồn bã khiến trẻ la hét, khóc lóc mà không rõ lý do.
  • Không còn hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động thông thường. 
  • Người bệnh thường nghĩ cuộc sống và tương lai thật nghiệt ngã và ảm đạm.
  • Khó khăn, trở ngại khi suy nghĩ, tập trung, ghi nhớ và đưa ra quyết định mọi thứ. 
  • Cực kỳ nhạy cảm với sự từ chối, thất bại và kỳ vọng được an ủi nhiều hơn. 
  • Sửa lỗi về những sai lầm trong quá khứ, tự trách bản thân hoặc tự phê bình thái quá.

Cảm xúc của lứa tuổi dậy thì trở nên thất thường khi bị trầm cảmCảm xúc của lứa tuổi dậy thì trở nên thất thường khi bị trầm cảm

Dấu hiệu về hành vi

Bên cạnh những thay đổi về tâm trạng, trầm cảm ở tuổi dậy thì còn gặp một số triệu chứng về hành vi:

  • Cách ly xã hội. 
  • Mệt mỏi và uể oải. 
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy. 
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. 
  • Tự lên kế hoạch tự tử hoặc cố gắng tự tử. 
  • Ít hoặc không chú ý đến vệ sinh cá nhân hoặc ngoại hình. 
  • Thành tích học tập không tốt hoặc nghỉ học thường xuyên. 
  • Suy nghĩ chậm chạp, nói hoặc chuyển động cơ thể chậm chạp.
  • Làm tổn thương bản thân như cắt tay, xỏ tai hoặc xăm mình. 
  • Thường kích động, bồn chồn đi qua lại, vặn tay hoặc không thể ngồi yên. 
  • Khẩu vị có sự thay đổi khác lạ, một là ăn nhiều luôn thèm ăn, hai là chẳng muốn ăn bất cứ thứ gì, chán ăn.
  • Xuất hiện những cơn giận dữ bùng phát, hành vi gây rối hoặc mạo hiểm hoặc các hành vi bốc đồng khác.
  • Cơ thể luôn đau nhức, luôn muốn nghỉ ngơi.

Cơ thể luôn đau nhức mệt mỏi muốn nghỉ ngơi ở tuổi dậy thì khi bị trầm cảmCơ thể luôn đau nhức mệt mỏi muốn nghỉ ngơi ở tuổi dậy thì khi bị trầm cảm

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể nhiều nguyên nhân xảy ra. Trong đó, nội tiết tố thay đổi luôn có vai trò gây lên tình trạng này. Trẻ nhạy cảm hơn với lời nói và sự kiện cuộc sống của người khác do sự tăng lên của hormone trong giai đoạn này.

  • Áp lực học tập: Các đối tượng đang bước qua tuổi dậy thì thường phải đối mặt với nhiều áp lực học hành, thi cử. Cha mẹ đôi khi đặt ra những mục tiêu quá tham vọng cho con cái. Những mục tiêu ấy khiến con bị ám ảnh về điểm số, cảm thấy căng thẳng trước mỗi kỳ thi. Nếu tình trạng này kéo dài và không được giải quyết, nó sẽ khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái buồn bã, bị cô lập dẫn đến trầm cảm. 
  • Thiếu sự đồng cảm và lo lắng: Trẻ bước vào tuổi dậy thì thường rất nhạy cảm. Chúng rất cần nhiều sự quan tâm, cảm thông của cha mẹ, người thân và bạn bè. Giai đoạn này trẻ sẽ dần thay đổi về ngoại hình, cảm xúc, nhận thức, nên trẻ thường cảm thấy lo lắng, hoang mang. Nếu cha mẹ không trang bị đầy đủ kiến ​​thức cho con cái hoặc thờ ơ, vô cảm thì trẻ sẽ có những biểu hiện của bệnh trầm cảm. 

Thiếu sự quan tâm và lo lắng từ phụ huynh khiến trẻ bị trầm cảmThiếu sự quan tâm và sự đồng cảm từ phụ huynh khiến trẻ bị trầm cảm

  • Do thay đổi nội tiết tố đột ngột: Tuổi dậy thì là thời kỳ cơ thể sẽ có những thay đổi đột ngột về nội tiết tố. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách, hành vi, cảm xúc và khiến đứa trẻ trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Đây được coi là yếu tố quan trọng, luôn có trong cơ chế bệnh sinh của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì.
  • Ảnh hưởng của gia đình: Theo nghiên cứu, những người sống trong gia đình hạnh phúc, môi trường sống lành mạnh thường ít bị trầm cảm hơn. Ngược lại, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong một gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cha mẹ bất hòa sẽ dễ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ. Ngoài ra, các sự kiện gia đình như mất người thân, cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình,...cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm ở tuổi dậy thì.
  • Suy nghĩ cực đoan: Tuổi dậy thì là thời kỳ trẻ có sự thay đổi rõ rệt về vóc dáng, cách nhìn, nhận thức. Nếu gia đình, trường lớp không có sự giáo dục lành mạnh, trẻ em có thể phát triển các kiểu suy nghĩ cực đoan và sai lầm. Khi trẻ nhận ra thực tế không như mình tưởng tượng, nhiều em tự cô lập và sống khép mình. Điều đó dẫn đến trầm cảm và nhiều chứng rối loạn tâm thần khác. 
  • Yếu tố nguy cơ: Ngoài những nguyên nhân trên, trầm cảm ở tuổi dậy thì còn xảy ra khi có một số yếu tố nguy cơ nhất định như: tổn thương thực thể ở não (chấn thương sọ não, viêm não, u não,…), rối loạn các chất nội sinh trong não, tiền sử gia đình bị trầm cảm, tính cách nhút nhát, tự ti hoặc lo lắng, sống khép kín, thiếu giao tiếp, trẻ có tiền sử rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi,...

Ảnh hưởng của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Tác hại đầu tiên của bệnh trầm cảm dậy thì là khiến trẻ giảm khả năng học tập, do trẻ suy nghĩ chậm chạp, giảm trí nhớ và khả năng phản ứng nhanh. Ngoài ra, tình trạng sụt giảm hứng thú, mất hứng thú ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập. Nếu trầm cảm có liên quan đến kết quả học tập ở trường, tình trạng này cũng làm tăng mức độ buồn bã, trầm cảm, bi quan và khiến trẻ hình thành cảm giác tội lỗi, đánh giá thấp bản thân,...

Trầm cảm ở tuổi dậy thì khiến kinh nghiệm và kỹ năng sinh tồn của các em bị hạn chế. Trẻ có thể phản ứng với những suy nghĩ bi quan và nỗi buồn sâu sắc theo những cách tiêu cực nhất, chẳng hạn như cắt tay, nhốt mình trong phòng, uống rượu, chất kích thích,... Những hành vi này dễ được hiểu là hành vi nổi loạn của tuổi dậy thì. Vì vậy, trẻ thay vì nhận được sự quan tâm, chia sẻ, trẻ có thể phải đối mặt với những lời chỉ trích, phê bình gay gắt.

Trẻ có thể sa vào nghiện ngập do mắc bệnh trầm cảmTrẻ có thể sa vào nghiện ngập do mắc bệnh trầm cảm

Điều trị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Có 2 cách điều trị phổ biến hiện nay tuỳ vào tình trạng của người bệnh: 

Điều trị tại nhà

Phương pháp này thường được áp dụng với những bệnh nhân có tình trạng bệnh nhẹ. Nếu việc áp dụng đúng theo hướng dẫn, trẻ em sẽ nhanh chóng khôi phục tâm trạng vui tươi, cuộc sống tích cực hơn.

  • Thay đổi chế độ ăn hàng ngày: Phụ huynh thường xuyên cho trẻ dung nạp những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho cơ thể, cũng như trí não. Bạn cần hạn chế cho trẻ ăn thức ăn cay, nóng, chiên rán, nhiều dầu mỡ… Bạn tuyệt đối không cho trẻ uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất gây nghiện. 
  • Tập thể dục để nâng cao sức khỏe cho trẻ: Việc tập thể dục chỉ nên áp dụng những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, cân bằng não bộ và giúp tinh thần thoải mái. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc đạp xe, chạy bộ, đi bộ, tập yoga, bơi lội, ngồi thiền để ổn định tâm trạng.

Tập luyện thể thao giúp trẻ dậy thì vượt qua bệnh trầm cảmTập luyện thể thao giúp trẻ dậy thì vượt qua bệnh trầm cảm

  • Tập thói quen ngủ trước 11h mỗi ngày và ngủ đủ 8 tiếng: Thói quen này giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Phụ huynh nên giúp các em tổ chức thời gian học tập, sinh hoạt hợp lý, tránh học quá sức. 
  • Việc khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động vui chơi và giải trí sẽ giúp cải thiện các mối quan hệ, cũng như cải thiện tâm trạng của chúng.
  • Cha mẹ thực hiện cho trẻ ngâm mình trong nước ấm khoảng 15 phút mỗi ngày để thư giãn. 
  • Cha mẹ luôn ủng hộ, động viên và tạo dựng niềm tin để giúp con vượt qua chứng trầm cảm. Các thành viên trong gia đình cũng phải đồng hành để động viên trẻ và hạn chế việc tình trạng trầm cảm, muốn bỏ cuộc ở trẻ lại diễn ra.
  • Việc thường xuyên trò chuyện, tâm sự sẽ giúp trẻ giải quyết những khúc mắc trong lòng. Bạn đừng đặt mục tiêu quá cao cho trẻ và đưa ra nhiều lời chỉ trích với trẻ. 
  • Việc trang bị cho con những kiến ​​thức cơ bản về tuổi dậy thì là điều nên làm. Đặc biệt bạn cần trao đổi những kiến ​​thức về giới tính.
  • Nhiều trẻ có hành vi tự hủy hoại bản thân và có ý định tự tử, nên người thân nên tham gia cùng trẻ điều trị để ổn định tâm lý, hỗ trợ vững chắc để trẻ có động lực vượt qua trầm cảm.

Áp dụng tâm lý trị liệu

Nhiều bậc cha mẹ sau khi biết con mình bị trầm cảm đã tìm đến các liệu pháp tâm lý. Bởi nó là biện pháp được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả. Lúc này, các nhà tâm lý học sử dụng các kỹ thuật chuyên biệt để trò chuyện và giao tiếp với trẻ. Nhờ đó, họ sẽ biết được nguyên nhân gây bệnh và cải thiện dần các triệu chứng trầm cảm một cách tự nhiên.

Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên thì là tình trạng ngày càng nhiều, nó khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến con em mình nhiều hơn, nhất là ở lứa tuổi dậy thì “nổi loạn” để con em mình được học tập và phát triển bình thường.

Tâm lý trị liệu một biện pháp điều trị phổ biến hiệu quả an toànTâm lý trị liệu một biện pháp điều trị phổ biến hiệu quả an toàn

Thông qua bài viết mà Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã giới thiệu về trầm cảm ở tuổi dậy thì, bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này. Lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi rất dễ bị trầm cảm, do nhiều nguyên nhân từ nhiều phía ảnh hưởng trực tiếp tới các em. Phụ huynh và nhà trường cần quan tâm, chăm sóc các em nhiều hơn và giúp các em vượt qua trầm cảm. Gia đình hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ khi bệnh có dấu hiệu nặng nề hơn tránh những điều đáng tiếc sau này.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
18,048

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

GS.TS.BS Cao Cấp

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh

GS.TS.BS Cao Cấp

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám