Tại sao trẻ sơ sinh ăn nhiều mà không tăng cân? Giải pháp khắc phục

Phương Loan

01-10-2024

goole news
16

Trẻ sơ sinh ăn nhiều mà không tăng cân có nhiều nguyên nhân gây ra, cần được chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm, thông tin dinh dưỡng, sức khỏe, vận động thể chất. Giai đoạn 3 tháng đầu đời, nếu cha mẹ không nhận thấy sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, cần nhanh chóng đưa bé thăm khám y tế chuyên sâu.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng không tăng cân

Xác định nguyên nhân trẻ sơ sinh ăn nhiều mà không tăng cân cần dựa trên các yếu tố, kết quả xét nghiệm, chế độ ăn uống, sức khỏe nền, hoạt động thể chất. Một số tác nhân dưới đây được cho rằng có khả năng làm quá trình phát triển của trẻ thiếu ổn định.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, không cân bằng các nhóm chất hoặc cơ địa khó hấp thụ có thể gây tình trạng khó tăng cân. Cụ thể như sau:

  • Trẻ thường ngủ thiếp trước khi bú đủ sữa.
  • Trẻ có khả năng bú sữa kém, không thể nhận đủ sữa từ vú mẹ.
  • Trẻ bú kém do bị sứt môi, sứt vòm miệng hay bị dị tật bẩm sinh vùng miệng. Trường hợp này cha mẹ có thể cho con bú bình hoặc dùng núm vú đặc biệt, đảm bảo con có đủ chất.
  • Tưa lưỡi cũng có thể làm cản trở quá trình bú, nhận dinh dưỡng của trẻ.
  • Pha sữa công thức không đúng định lượng, không đảm bảo được các vi chất dinh dưỡng cho trẻ.
  • Thói quen bú sữa mẹ không điều độ, khiến trẻ sơ sinh không được ăn đủ chất. Mẹ nên tập cho trẻ ăn theo nhu cầu dưỡng chất, thay vì cho trẻ tự do bú theo ý thích.

Xem thêm: Chỉ bạn cách nuôi con bằng sữa mẹ chuẩn nhất từ chuyên gia

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khác

Một số yếu tố khác có thể khiến trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng không tăng cân như:

  • Trẻ khi ốm cần tiêu thụ nhiều calo, chất dinh dưỡng hơn bình thường.
  • Các bệnh lý mạn tính như tiêu chảy, trào ngược, celiac, không dung nạp sữa cũng có thể làm cản trở quá trình tăng trưởng về thể chất, trí tuệ của trẻ sơ sinh.
  • Mẹ bị trầm cảm sau sinh, giảm sự chú ý về chế độ dinh dưỡng thiết yếu cho con.
  • Những vấn đề dị tật bẩm sinh như phổi, thần kinh, nhiễm sắc thể, bệnh tim, thiếu máu, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó tăng cân.

Những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh

Những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh

Trẻ chậm tăng cân, khó tăng cân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cha mẹ nên nhanh chóng tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh ăn nhiều mà không tăng cân để khắc phục. Đặc biệt trong ba năm đầu của trẻ, đảm bảo sự phát triển đồng bộ và toàn diện về thể chất, trí tuệ.

Phương pháp chẩn đoán trẻ sơ sinh không tăng cân

Trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng không tăng cân, chậm tăng cân lâu ngày cần được thăm khám y tế. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được kiểm tra, đánh giá và phân tích chuyên sâu về tốc độ phát triển và các yếu tố nguy cơ khác.

Những tiêu chí đánh giá trẻ không tăng cân hoặc không/chậm phát triển cơ bản gồm:

  • Cân nặng của trẻ đo được dưới mức 3 trên biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn.
  • Cân nặng trẻ sơ sinh nhẹ hơn 20% trọng lượng/cân nặng lý tưởng.
  • So với lần kiểm tra cuối cùng, cân nặng giảm 2 hoặc hơn 2 đường phân vị trên biểu đồ tăng trưởng chuẩn.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng khác có thể được chỉ định, ví dụ như xét nghiệm máu, nước tiểu để theo dõi lượng calo trong khoảng thời gian nhất định. Trường hợp nghi vấn đề xuất phát từ quá trình bú sữa của trẻ, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ cho con bú hoặc bú bình, quan sát hoạt động hàm.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm lớn

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm lớn

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với đội ngũ y bác sĩ liên chuyên khoa Nhi và Dinh Dưỡng, đáp ứng nhu cầu thăm khám và xử lý tình trạng trẻ sơ sinh không tăng cân. Gia đình liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để nhận tư vấn, hướng dẫn giải quyết, ngăn chặn nguy cơ suy dinh dưỡng.

Điều trị trẻ sơ sinh ăn nhiều mà không tăng cân

Sau khi xác định được lý do khiến trẻ sơ sinh ăn nhiều không tăng cân, bác sĩ bắt đầu điều trị dựa vào các chỉ số, kết quả xét nghiệm. Một số cách để đưa trẻ trở về mốc cân nặng lý tưởng, cha mẹ cần:

  • Bổ sung sữa mẹ, sữa công thức theo các khung giờ cụ thể, có kế hoạch.
  • Mẹ nên bổ sung thực phẩm có hàm lượng calo, dưỡng chất cao, cung cấp nguồn sữa mẹ nguyên chất tốt cho sức khỏe, hệ miễn dịch của trẻ.
  • Trẻ không tăng cân sau hướng dẫn điều trị cải thiện, tăng cân nặng, cần nhập viện theo dõi, truyền tĩnh mạch các dưỡng chất cần thiết yếu.

Hướng điều trị trẻ sơ sinh ăn nhiều không tăng cân

Hướng điều trị trẻ sơ sinh ăn nhiều không tăng cân

Cách biết trẻ đã ăn nạp đủ dưỡng chất và năng lượng

Phụ huynh thường khó nhận biết trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi đã ăn đủ bữa hay chưa. Dưới đây là một số biểu hiện mà mẹ có thể tham khảo:

  • Một ngày trẻ phải thay 6 - 8 chiếc tã vải hoặc tã bỉm.
  • Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, tháng đầu tiên phân có màu mù tạt. Tần suất đi tiêu giảm dần về những tháng tiếp theo.
  • Mẹ quan sát được cử động hàm của trẻ, tiếng bú hoặc tiếng nuốt nước sữa.
  • Sau khi cho con bú, mẹ cảm thấy ngực mềm hơn, không còn căng cứng.

Mẹ lưu ý, giữ con tỉnh táo khi bú sữa bằng một số hành động nhẹ nhàng như cù chân, cởi quần áo, thay tã, nói chuyện, sử dụng đồ chơi thu hút trẻ. Hạn chế, tránh để trẻ ngủ thiếp khi bú sữa, khiến trẻ không ăn đủ chất trong một bữa ăn.

Trẻ sơ sinh ăn nhiều mà không tăng cân là vấn đề đáng báo động, bé cần thăm khám bác sĩ Dinh dưỡng và Nhi khoa kịp thời. Phát hiện và điều trị sớm giúp trẻ lấy lại cân nặng nhanh chóng, phát triển đồng đều về thể chất lẫn trí tuệ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
72

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám