Vảy nến thể giọt: Triệu chứng, nguyên nhân, phác đồ điều trị

Phương Loan

13-04-2024

goole news
16

Tổ chức bệnh vảy nến Quốc gia (NFF) ước tính, có khoảng 10% người mắc bệnh vảy nến sẽ biến đổi thành vảy nến thể giọt. Đây là loại bệnh tự miễn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, gây ra các dòng sừng bị bong tróc, đỏ và ngứa ngáy trên da.

Bệnh vảy nến thể giọt là gì?

Vảy nến thể giọt hay tên tiếng Anh GuttatePsoriasis là bệnh lý về da, trên da xuất hiện các đốm nhỏ, màu đỏ, hình dáng giọt nước với vảy bạc trên cánh tay, chân và giữa cơ thể. Đây là một biến thể riêng biệt của bệnh vảy nến, thường gặp ở trẻ em và thanh niên trong khoảng 15 - 35 tuổi.

Bệnh vảy nến thể giọt dễ phát triển ở trẻ em và thanh niên

Bệnh vảy nến thể giọt dễ phát triển ở trẻ em và thanh niên

Bệnh vảy nến thể giọt không phải bệnh truyền nhiễm, không lây từ người sang người ngay cả khi tiếp xúc da liền kề. Tuy nhiên, bệnh có thể di truyền hoặc kích hoạt bởi các yếu tố như stress, nhiễm trùng, hút thuốc lá, thay đổi thời tiết, dùng các chất kích thích da,...

Tính đến thời điểm hiện tại, y học chưa có thuốc đặc trị bệnh vảy nến thể giọt, phác đồ điều trị chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh không diễn tiến nặng hơn. Trong trường hợp nghi ngờ bị vảy nến thể giọt, bạn nên đến các cơ sở da liễu uy tín để được khám và điều trị.

Nguyên nhân gây vảy nến thể giọt

Vẩy nến thể giọt chưa được xác định chính xác nguyên nhân, dù vậy các nhà khoa học cho rằng có 2 tác nhân chính gây bệnh là di truyền và hệ thống miễn dịch. Theo đó:

  • Yếu tố di truyền do gen nằm trên nhiễm sắc thể số 6 liên quan HLA, DR7, B17, BW57, CW6.
  • Rối loạn chuyển hóa trên da, tức hệ thống miễn dịch cơ thể tự tấn công tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch chủ yếu nhắm vào da, làm phát triển nhanh chóng tế bào da gây tình trạng đỏ, bong da.
  • Hoạt động giảm phân và tổng hợp ADN của lớp đáy tăng 8 lần, tăng sinh tế bào thượng bì (lớp đáy và lớp gai) dẫn đến rối loạn quá trình tạo sừng, gây bệnh vảy nến.

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, bệnh vảy nến thể giọt có thể hình thành từ:

  • Stress kéo dài.
  • Nhiễm khuẩn (viêm mũi họng, viêm amidan,...)
  • Chấn thương cơ học vật lý, ảnh hưởng khoảng 14%.

Triệu chứng bệnh vẩy nến thể giọt

Tùy từng vùng da, nguyên nhân gây bệnh cũng như cơ địa người bệnh, bệnh vảy nến thể giọt sẽ có những triệu chứng khác nhau. Thông thường biểu hiện như sau:

Triệu chứng của bệnh vẩy nến thể giọt

Triệu chứng của bệnh vẩy nến thể giọt

  • Dòng sừng là triệu chứng điển hình của vẩy nến thể giọt, da khi này bị cứng đơ, sừng đi kèm với màu trắng bạc hoặc xám.
  • Da bị đỏ và ngứa do vùng da quanh dòng sừng dễ bị viêm nhiễm.
  • Vùng da bị ảnh hưởng thường bị khô, nứt nẻ và xuất hiện vảy.
  • Sưng vùng da quanh dòng sừng.
  • Vùng da xung quanh dòng sừng thường bị bong tróc.

Khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh thường cảm thấy các cơn đau và sự khó chịu. Khi này, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị hoặc thay đổi phác đồ dùng thuốc phù hợp với tình trạng.

Giai đoạn của bệnh vảy nến thể giọt

Vẩy nến thể giọt gồm 3 giai đoạn diễn tiến bệnh như sau, mỗi cấp độ sẽ có mức độ tổn thương và triệu chứng khác nhau:

  • Giai đoạn nhẹ: Trên da chỉ xuất hiện một vài đốm nhỏ, độ bao phủ khoảng 3%.
  • Giai đoạn trung bình: Tổn thương trên da xuất hiện 3 - 10%.
  • Giai đoạn nặng: Các đốm, vùng tổn thương bao phủ trên da từ 10% trở lên, có khả năng xuất hiện trên toàn cơ thể.

Tùy giai đoạn sẽ ảnh hưởng, tác động nhất định đến tình trạng sức khỏe cũng như sinh hoạt cuộc sống thường ngày của người bệnh. Bệnh nhân cần chú ý, theo dõi bệnh tình để kịp thời điều trị, tránh biến chứng viêm khớp vảy nến, ung thư, bềnh về tim, bệnh Crohn, trầm cảm, tiểu đường, loãng xương, rối loạn tự miễn dịch ở mắt.

Xem thêm:

Phương pháp chẩn đoán

Khi đến cơ sở da liễu chuyên môn để thăm khám, đầu tiên bác sĩ sẽ là khám lâm sàng. Ở bước này, họ sẽ kiểm tra tình trạng tổn thương trên da, tiếp đến khai thác tiền sử bệnh, triệu chứng để đưa ra chẩn đoán ban đầu.

Nếu còn mơ hồ, chưa chắc chắn hoặc còn nghi ngờ thì người bệnh sẽ được chỉ định thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như lấy mẫu máu, cấy họng, sinh thiết da. Những kỹ thuật này đều nhằm kiểm tra mức độ bệnh tình, xác định nguyên nhân để đưa phương án điều trị thích hợp.

Phác đồ điều trị vảy nến thể giọt

Vì chưa có thuốc đặc trị vẩy nến thể giọt nên các đơn kê chỉ nhằm làm giảm triệu chứng, tùy tình trạng bác sĩ sẽ chỉ định dùng một hoặc phối hợp các loại thuốc để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tác dụng phụ.

Hình ảnh bệnh vảy nến thể giọt

Hình ảnh bệnh vảy nến thể giọt

Những loại thuốc có thể được sử dụng cho bệnh nhân vảy nến nhỏ giọt như:

  • Thuốc bôi, thuốc kháng sinh chống liên cầu khuẩn.
  • Thuốc corticosteroid (Betamethasone, Clobetasol,...).
  • Nhóm retinoid (Acitretin, Tazarotene,...).
  • Nhóm thuốc dẫn chất vitamin D3 (Calcipotriol, Calcitriol,...).
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch.
  • Methoxsalen.
  • Acid Salicylic.
  • Polytar.

Ngoài sử dụng thuốc, một số trường hợp có thể được chỉ định điều trị bằng ánh sáng UVB, quang hóa trị liệu, PUVA (uống 8-methoxypsoralen và chiếu tia cực tím UVA) hoặc sử dụng tia laser Excimer. Đây là những cách làm giảm đáng kể triệu chứng bệnh, song cần thực hiện dưới sự giám sát và thực hiện của bác sĩ.

Cách điều trị bệnh vảy nến thể giọt tại nhà

Vảy nến thể giọt tuy không gây nguy hại đến tính mạng nhưng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh gặp trở ngại về tâm lý xã hội. Vậy nên, bên cạnh những chỉ định sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để kiểm soát triệu chứng tại nhà.

  • Xây dựng chu trình chăm sóc da chuẩn, sau khi tắm xong cần lau người bằng khăn khô, ưu tiên chất liệu mềm mại, khi lau nên nhẹ nhàng di chuyển. Không sử dụng sữa tắm, xà phòng chứa hương liệu, chất kích thích da. Đồng thời cấp ẩm cho da bằng kem dưỡng.
  • Điều chỉnh lối sống bằng cách bỏ thuốc lá, rượu bia hoặc các chất gây kích thích da. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để bệnh tình thuyên giảm, ngăn chặn biến chứng.
  • Tập yoga, thiền để giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ sức khỏe tinh thần, từ đó giảm các triệu chứng.
  • Giữ cân nặng ổn định, bởi béo phì, thừa cân có thể làm  gia tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc diễn tiến nặng khi mắc bệnh.
  • Không nên tắm nước quá nóng, dùng tay gãi làm trầy xước da, làm trầm trọng tình trạng viêm nhiễm.

Đối với các sản phẩm sử dụng trên da, bạn nên ưu tiên các dòng dịu nhẹ, lành tính với da. An toàn hơn, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn, tham khảo ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ da liễu trực tiếp điều trị.

Câu hỏi thường gặp

Vẩy nến thể giọt là tình trạng viêm da gây đỏ, kích ứng, dễ khởi phát ở trẻ em và thanh niên. Loại bệnh này có cơ chế tự miễn, thông thường cơ thể sẽ tự chữa lành khi xuất hiện các tổn thương và không để lại sẹo trên da.

Bệnh vẩy nến thể giọt có nguy hiểm không?

Vảy nến thể giọt không phải bệnh nguy hiểm đến tính mạng, song có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc gây rối loạn nhịp sống của người bệnh. Các khu vực thường xuất hiện tổn thương như cuống chân, cổ chân, đầu gối, trên đầu, bàn tay và bàn chân.

Bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến thể giọt toàn thân

Bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến thể giọt toàn thân

Nếu được phát hiện sớm, nhận phác đồ điều trị phù hợp thì bệnh vảy nến thể giọt có thể được kiểm soát, giảm các triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, viêm da, dòng sừng,... Người bệnh sẽ quay lại với hoạt động cuộc sống bình thường, giảm sự mặc cảm, tự ti.

Vảy nến thể giọt có ngứa không?

Ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến thể giọt, bên cạnh tình trạng bong tróc dòng sừng, da đỏ. Tuy nhiên, tùy cơ địa, nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn mà mức độ ngứa ở mỗi người sẽ khác nhau.

Vảy nến thể giọt có hết không?

Bệnh vảy nến thể giọt thường phát triển ở trẻ em, thanh niên bị nhiễm trùng, điển hình là viêm họng liên cầu khuẩn. Có hai trường hợp, khi tình trạng nhiễm trùng biến mất thì bệnh cũng tự hết, hoặc người bệnh sẽ bị vảy nến thể giọt suốt đời.

Kết lại, vảy nến thể giọt là tình trạng các mảng da khô, dày và nổi lên trên da, thường được bao phủ bởi lớp màu trắng bạc. Căn bệnh này không có yếu tố truyền nhiễm từ người sang người, xu hướng trở thành bệnh mạn tính, không thể điều trị dứt điểm.

Nếu quý khách hàng có các thắc mắc nào về bệnh vảy nến thẻ giọt hay bất kì bệnh da liễu nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ chi tiết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,097

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám