Viêm động mạch Takayasu là gì?
Bệnh viêm động mạch takayasu là tình trạng viêm u hạt động mạch chủ và các nhánh chính, thường gặp ở người bệnh dưới 50 tuổi. Bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau: hội chứng cung động mạch chủ, bệnh mạch không bắt được mạch, viêm động mạch chủ nguyên phát, viêm động mạch chủ, viêm động mạch chủ và tắc nghẽn động mạch do huyết khối.
Viêm động mạch Takayasu được đặt tên theo Mikito Takayasu, bác sĩ người Nhật, người đầu tiên mô tả bất thường động mạch - tĩnh mạch trên võng mạc của một người bệnh vào năm 1908.
Bệnh thường ít những triệu chứng đặc hiệu, bệnh thường khó phát hiện và chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Quá trình tiến triển thường âm thầm nhưng có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Việc chẩn đoán và can thiệp điều trị phù hợp giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót của người mắc bệnh.
Viêm động mạch Takayasu là tình trạng viêm u hạt động mạch chủ và các mạch chính
Các triệu chứng của viêm động mạch takayasu
Theo từng giai đoạn khác nhau, các triệu chứng lâm sàng của viêm động mạch takayasu sẽ khác nhau.
Giai đoạn đầu tiên
Người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng toàn thân không đặc hiệu trong vài tuần hoặc vài tháng, tuy nhiên thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh lý cấp tính khác. Một trong những biểu hiện phổ biến ở giai đoạn này là tăng huyết áp, tiếp đó là những triệu chứng như đau đầu, sốt nhẹ, khó thở, nôn mửa, sụt cân và có các vấn đề về cơ xương khớp (đau cơ, đau khớp, viêm khớp,...).
Giai đoạn muộn
Ở giai đoạn này, triệu chứng đặc trưng là tình trạng thiếu máu cục bộ và những triệu chứng thứ phát do tắc nghẽn động mạch. Bao gồm:
- Chân tay bị yếu hoặc đau.
- Mạch yếu, huyết áp có sự chênh lệch giữa hai cánh tay hoặc khó đo huyết áp.
- Choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
- Nhức đầu hoặc thị giác thay đổi
- Có vấn đề về trí nhớ hoặc khó suy nghĩ
- Đau ngực, khó thở.
- Cao huyết áp
- Tiêu chảy hoặc trong phân có máu
- Thiếu máu
Đau ngực, khó thở là một trong những dấu hiệu ở giai đoạn muộn
Một số biến chứng khi mắc bệnh viêm động mạch takayasu
Diễn biến của bệnh sẽ khác nhau dựa theo tình trạng sức khỏe của mỗi người. Với một số trường hợp có tiến triển nhẹ sẽ không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, người bệnh bị viêm kéo dài và tái phát có thể gây ra nhiều biến chứng như:
Ngoài ra, viêm động mạch chủ takayasu có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan khác trong cơ thể như: mắt, hệ thần kinh và phổi.
Nguyên nhân gây ra viêm động mạch takayasu
Nguyên nhân gây ra viêm động mạch takayasu hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Bệnh được cho là do bệnh tự miễn, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh. Khi mắc bệnh, hệ thống miễn dịch tấn công tế bào khỏe mạnh ở trên thành động mạch chủ và các nhánh chính.
Bên cạnh đó, bệnh viêm động mạch chủ còn được cho là bệnh lý di truyền. Người bệnh có thể bị mắc bệnh viêm động mạch takayasu nếu nhận gen bệnh từ cha mẹ.
Ngoài ra, một số nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh bao gồm:
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 8-9 lần, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi từ 20-40.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, khả năng bạn cũng có nguy cơ mắc cao hơn bình thường.
- Người mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
- Người bị suy giảm miễn dịch.
- Người sử dụng thuốc lá thường xuyên.
Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh
Xem thêm:
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm động mạch takayasu
Bệnh viêm động mạch chủ thường không có những triệu chứng đặc trưng nên để xác định chính xác cần thực hiện các xét nghiệm lâm sàng. Nếu mắc bệnh, cần can thiệp điều trị để ngăn chặn bệnh tiến triển và hạn chế biến chứng.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Việc chẩn đoán bệnh cần dựa vào các biểu hiện lâm sàng, kết quả xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh bao gồm:
- Xét nghiệm công thức máu: Thường dùng để tìm kiếm dấu hiệu viêm, đồng thời kiểm tra tình trạng thiếu máu.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Đánh giá tình trạng viêm mạch máu và phân biệt động mạch bị tổn thương hoạt động và không hoạt động.
- Chụp cắt lớp vi tính: Có độ phân giải tốt, không xâm lấn, bác sĩ sẽ đánh giá được bên trọng lòng động mạch và lưu lượng máu.
- Siêu âm Doppler: Xác định hình thái của mạch máu và phát hiện huyết khối và phình động mạch.
Chụp cộng hưởng từ MRI giúp đánh giá tình trạng viêm và phát hiện vùng tổn thương
Điều trị viêm động mạch takayasu
Hầu hết người bệnh mắc viêm động mạch takayasu sẽ điều trị tập trung vào kiểm soát tình trạng viêm bằng thuốc và ngắn các mạch máu bị tổn thương thêm. Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Điều trị nội khoa:
Điều trị sớm bằng corticosteroid để kiểm soát tình trạng viêm, thường là Prednisone. Sử dụng trong thời gian dài, ngay cả khi đã cải thiện. Sau vài tháng, có thể điều chỉnh giảm liều khi đã kiểm soát được tình trạng viêm.
Nếu người bệnh không đáp ứng corticosteroid hoặc giảm liều khó khăn, bác sĩ có thể kê đơn sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Một số loại thuốc thường được kê đơn như Methotrexate, Azathioprine, Leflunomide,... Có thể gặp tác dụng phụ là tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị tiêu chuẩn, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều chỉnh hệ thống miễn dịch, bao gồm: Etanercept, Infliximab và Tocilizumab
Có khoảng 25% người bệnh mắc viêm động mạch takayasu không thể kiểm soát bệnh hoàn toàn nếu không tiếp tục sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc giúp giảm các triệu chứng của bệnh
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật mạch máu giúp giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. CHỉ định tái thông mạch máu gồm các bệnh mạch máu não do hẹp mạch cổ sọ, bệnh động mạch vành, hẹp eo động mạch chủ, phình động mạch, tăng huyết áp mạch máu thận, thiếu máu cục bộ ngoại biên,...
Một số phẫu thuật được thực hiện khi tình trạng viêm động mạch đã giảm, bao gồm:
- Phẫu thuật bắc cầu: Trong quy trình này, bác sĩ sử dụng một động mạch hoặc tĩnh mạch từ vị trí khác trong cơ thể để tạo thành một đường dẫn mới, vượt qua đoạn động mạch bị tắc nghẽn. Điều này giúp máu lưu thông thuận lợi hơn. Phương pháp này thường được áp dụng khi tình trạng thu hẹp động mạch không thể phục hồi hoặc có sự tắc nghẽn nghiêm trọng cản trở lưu lượng máu.
- Nong mạch qua da: Khi động mạch bị tắc nghẽn nghiêm trọng, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này. Một quả bóng nhỏ được đưa vào động mạch bị ảnh hưởng thông qua mạch máu. Sau khi đặt đúng vị trí, quả bóng sẽ được bơm căng để mở rộng khu vực hẹp, sau đó được xì hơi và lấy ra.
- Phẫu thuật van động mạch chủ: Khi van động mạch chủ bị hư hỏng nghiêm trọng, ví dụ như rò rỉ lớn, bác sĩ có thể tiến hành sửa chữa hoặc thay thế van để đảm bảo chức năng hoạt động tốt của tim.
Người bệnh cần can thiệp điều trị ngoại khoa nếu không đáp ứng các phương pháp điều trị khác
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
Các thói quen sinh hoạt giúp kiểm soát bệnh viêm động mạch Takayasu
Chế độ sinh hoạt:
- Tránh xa thuốc lá để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Duy trì tập luyện đều đặn với các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc bơi lội, giúp hỗ trợ tim và phổi hoạt động hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường, và loãng xương.
- Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
- Nếu gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong khi điều trị, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
- Khám sức khỏe định kỳ nhằm theo dõi tình trạng bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết.
Chế độ dinh dưỡng:
- Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, chú trọng vào canxi và vitamin D để phòng ngừa loãng xương, đặc biệt khi sử dụng corticoid trong điều trị.
- Xây dựng chế độ ăn uống cân đối, tăng cường chất xơ, rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại cá.
- Hạn chế tiêu thụ muối, đường, cũng như rượu bia để duy trì sức khỏe tốt.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng giúp hỗ trợ điều trị bệnh
Viêm động mạch Takayasu là một căn bệnh hiếm gặp nhưng không nên xem nhẹ, đặc biệt với những ai có yếu tố nguy cơ hoặc triệu chứng liên quan. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh viêm động mạch takayasu. Nếu Quý khách có những biểu hiện bất thường hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc .