Viêm đường tiết niệu ở trẻ em - Diễn biến nhanh, biến chứng khó lường

Dương Minh Ngọc

17-11-2022

goole news
16

Trẻ nhỏ chưa biết cách tự chăm sóc bản thân và nhận biết sự bất thường của sức khỏe, vậy nên thường khi trẻ đã bị ảnh hưởng khá nhiều từ bệnh thì phụ huynh mới phát hiện. Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em hay gặp ở bé gái hơn bé trai bởi cấu tạo giải phẫu của cơ quan sinh dục phức tạp hơn. Chi tiết nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay có trong bài viết dưới đây. 

Tổng quan về viêm tiết niệu ở trẻ em

Viêm đường tiết niệu là tình trạng các bộ phận của hệ tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo,... bị nhiễm khuẩn. Ở trẻ nhỏ, viêm tiết niệu xếp thứ 3 về độ phổ biến, sau nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hoá, trong đó, số ca viêm đường tiết niệu ở trẻ em gái cao gấp khoảng 5 lần so với viêm đường tiết niệu ở trẻ em trai

Viêm đường tiết niệu ở trẻ xảy ra do sự tấn công của vi khuẩnViêm đường tiết niệu ở trẻ xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn

Viêm tiết niệu ở trẻ em do nguyên nhân nào gây nên?

Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em 90% nguyên nhân do vi khuẩn E.coli, còn lại là do các vi khuẩn khác như Klebsiella, Enterococcus, Staphylocoque Pseudomonas aeruginosa,…

Các tác nhân này tồn tại trong phân và môi trường sống như không khí, đất, nước, rau củ chưa rửa sạch,... Chúng có cơ hội xâm nhập vào đường niệu đạo và gây nên các triệu chứng nhiễm khuẩn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Trẻ nhỏ có nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh khi:

  • Trẻ đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác như hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng da, hoặc đang nhiễm virus cúm,... Khi này hệ miễn dịch của trẻ đang bị tấn công và khó có thể “chống chọi” được với các tác nhân gây bệnh khác, trong đó có vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu.
  • Đường tiết niệu của trẻ bị dị tật bẩm sinh.
  • Đường dẫn nước tiểu của trẻ bị hẹp khúc nối giữa bể thận và niệu quản (ứ nước tiểu) hay hẹp bao quy đầu,...
  • Bàng quang của trẻ bị mất trương lực co bóp khiến nước tiểu không thể đẩy hết ra ngoài, ứ đọng gây nhiễm khuẩn.
  • Vi khuẩn trong phân và hậu môn xâm nhập vào âm đạo của trẻ gái, lan ngược lên các cơ quan của hệ tiết niệu gây viêm nhiễm.
  • Trẻ mắc tiểu đường, sỏi bàng quang, hội chứng thận hư,... khiến nước tiểu bị ứ đọng.

Trẻ đang bị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơnTrẻ đang bị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn

Triệu chứng viêm đường tiết niệu trẻ em

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ có những biểu hiện khác nhau tùy từng vị trí bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên trẻ rất ít khi để ý và thường khó tâm sự với bố mẹ vì khó chịu ở vùng nhạy cảm nên khi phụ huynh phát hiện ra đã khá nặng. Các biểu hiện ở trẻ thường là:

  • Viêm đường tiết niệu trẻ sơ sinh: Trẻ kém ăn, nôn trớ, sốt tiêu chảy, chậm lên cân, vàng da nhẹ,  hạ thân nhiệt, hôn mê.
  • Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em < 2 tuổi có các dấu hiệu khó phân biệt như sốt, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi nước tiểu có màu trắng đục và có mùi hôi.
  • Bệnh ở trẻ > 2 tuổi: Trẻ 2 tuổi bị viêm đường tiết niệu có biểu hiện bí tiểu, đi tiểu nhiều vào ban đêm hoặc tiểu không kiểm soát, trong nước tiểu có lẫn tia máu hoặc có mùi hôi, vùng dưới mu đau,... Trường hợp nhiễm khuẩn gây viêm cầu thận có biểu hiện sốt cao kéo dài, chỉ hạ sốt khi dùng kháng sinh, kèm ớn lạnh từng đợt, cơ toàn thân đau nhức, đau cột sống, đau vùng hạ vị, hố thận…
  • Trường hợp khám lâm sàng sẽ kiểm tra được những bất thường tại đường tiểu như thận lớn, có khối u ở bụng, niệu đạo bất thường, tuỷ sống dưới dị tật,...

Viêm đường tiết niệu trẻ em thường có biểu hiện sốtViêm đường tiết niệu trẻ em thường có biểu hiện sốt

Biến chứng của viêm tiết niệu ở trẻ em

Bất cứ bệnh lý nào của trẻ cũng có nguy cơ cao tiến triển trở nặng với những biến chứng nguy hiểm. Trẻ khi mắc bệnh viêm tiết niệu có khả năng dẫn tới nhiễm trùng máu, nhiễm trùng gây viêm quanh thận, kẽ thận, áp xe thận, hoại tử ống thận, bể thận, trào ngược bàng quang niệu quản gây suy thận,... Trường hợp viêm đường tiết niệu ở trẻ em dẫn tới nhiễm trùng máu có thể dẫn đến suy nội tạng và tử vong.

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở trẻ

Việc chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh ở trẻ. Đưa trẻ đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa khi có biểu hiện bất thường, khi này, các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán bằng cách:

Chỉ định xét nghiệm nước tiểu và chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở trẻ em nhằm: 

  • Phân tích và tìm ra dấu hiệu nhiễm trùng nếu có tồn tại máu và bạch cầu hoặc soi bằng kính hiển vi để tìm vi khuẩn và mủ trong nước tiểu.
  • Cấy nước tiểu trong khoảng 24-48h trong phòng thí nghiệm để tìm và xác định chính xác loại vi khuẩn gây viêm nhiễm và lượng tồn tại để tìm kháng sinh phù hợp.
  • Thực hiện các kiểm tra khác để xác định liệu có dị tật đường tiểu hay không.

Trường hợp phát hiện dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng thận sẽ thực hiện các chỉ định sau:

  • Thực hiện siêu âm bàng quang và thận.
  • Chụp x-quang bàng quang - niệu đạo (VCUG).
  • Sử dụng DMSA để xạ hình thận.
  • Thực hiện CT scan (chụp cắt lớp vi tính) hoặc MRI (cộng hưởng từ) cho thận và bàng quang.

Xét nghiệm nước tiểu tìm ra bất thường để chẩn đoán viêm đường tiết niệu

Xét nghiệm nước tiểu tìm ra bất thường để chẩn đoán viêm đường tiết niệu

Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em 

Sau khi đã thực hiện các chẩn đoán, nếu trẻ được xác định là bị viêm đường tiết niệu sẽ bắt đầu điều trị tùy thuộc vào tình trạng, vị trí, mức độ và loại vi khuẩn gây bệnh. Đa số các trường hợp sẽ được điều trị bằng kháng sinh. 

Bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh có thể điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác theo kháng sinh đồ. Trường hợp bệnh nhẹ, điều trị viêm đường tiết niệu trẻ em sẽ được chữa trị tại nhà bằng cách uống kháng sinh kết hợp sát khuẩn tại chỗ. Loại thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ sẽ được ưu tiên nhóm diệt vi khuẩn gram âm, đứng đầu là nhóm cephalosporin có tác dung diệt khuẩn hiệu quả và ít tác dụng phụ.

Một số loại thuốc kháng sinh khác cũng có thể nằm trong nhóm điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em đó là amoxicillin, amoxicillin, axit clavulanic, nitrofurantoin, sulfamethoxazole-trimethoprim doxycycline (dùng cho trẻ trên 8 tuổi)… Đây cũng là những thuốc được đánh giá là có hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và triệu chứng ở trẻ.

Căn cứ vào tình trạng bệnh, chủng vi khuẩn gây bệnh chính mà các bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh, kê đơn về liều lượng, thời gian sử dụng và phối hợp các loại thuốc khác. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn nặng sẽ cần tới sự phối hợp của kháng sinh tiêm 2 loại liên tục trong vòng 3-5 ngày để tăng khả năng tấn công vào căn nguyên gây bệnh.

Bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh tuỳ theo thể trạng của mỗi trẻBác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh tuỳ theo thể trạng của mỗi trẻ

Ngoài ra, trường hợp trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng thận với khả năng nặng hơn cần phải nhập viện ngay để điều trị. Kháng sinh khi này sẽ được dùng qua đường tĩnh mạch và trẻ cần được truyền dịch càng sớm càng tốt.

Những dấu hiệu cần cho trẻ đến bệnh viện ngay lập tức đó là:

  • Trẻ < 6 tháng tuổi bị nhiễm trùng.
  • Trẻ sốt cao liên tục khó có thể hạ sốt.
  • Trẻ phát ban, khó chịu, quấy khóc liên tục,...

Những điều cần biết khi sử dụng kháng sinh cho trẻ em

Như tất cả các khuyến cáo của Bộ Y tế với người dân là không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà, nhất là đối tượng trẻ em với sức khỏe chưa hoàn thiện. Do đó khi trẻ bị viêm đường tiết niệu, cha mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh để điều trị cho con tại nhà bởi nhiều loại thuốc không được dùng cho trẻ nhỏ vì chúng có thể gây nên những tổn thương cơ quan nội tạng và các giác quan của trẻ.

Bên cạnh đó, khi trẻ được chẩn đoán bệnh và các bác sĩ kê đơn điều trị tại nhà, phụ huynh cần thực hiện điều trị cho trẻ đúng như hướng dẫn. Không chủ quan dừng thuốc khi thấy các triệu chứng của trẻ đã thuyên giảm vì có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc, tái phát bệnh gây khó khăn cho việc chữa trị bệnh về sau và xử lý các bệnh khác nếu mắc.

Sử dụng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Sử dụng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Để đảm bảo sức khỏe của trẻ được tốt nhất, phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ:

  • Với trẻ nhỏ nên thường xuyên thay bỉm, tã, không để trẻ mặc ướt quá lâu khiến vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào cơ quan sinh dục của trẻ.
  • Cho trẻ uống đủ nước, mặc quần áo rộng rãi, tránh bó sát,
  • Không nên cho trẻ tắm bồn, đặc biệt tại những nơi không phải nhà như các khu du lịch, khách sạn, nhà nghỉ,...
  • Hướng dẫn trẻ cách giữ gìn vệ sinh vùng kín. Với trẻ gái, nên biết cách sử dụng giấy vệ sinh khi đi đại tiện theo chiều từ trước ra sau, tránh vi khuẩn đi từ hậu môn xâm nhập vào vùng kín. Với trẻ trai cần biết cách làm sạch bao quy đầu và dương vật.
  • Ăn uống và tập luyện thể thao khoa học, nâng cao sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật.

Cho trẻ uống nhiều nước, không nhịn tiểu và thay bỉm thường xuyên để phòng tránh viêm đường tiết niệuCho trẻ uống nhiều nước, không nhịn tiểu và thay bỉm thường xuyên để phòng tránh viêm đường tiết niệu

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ có khả năng sinh sôi và phát triển rất nhanh, có thể âm thầm hoặc ồ ạt gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em cũng cần được các bậc phụ huynh lưu tâm về mức độ nghiêm trọng. Cha mẹ hãy tạo thói quen cho trẻ đi khám định kỳ tại các cơ sở khám hiện đại với máy móc y học tân tiến cùng đội ngũ bác sĩ giỏi để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của con như Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Hãy tạo điều kiện cho con trẻ được lớn lên khỏe mạnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,962

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám