Viêm bàng quang ở trẻ em - một căn bệnh không thể xem thường

Dương Minh Ngọc

28-10-2022

goole news
16

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có khả năng bị viêm bàng quang, bao gồm cả bé sơ sinh. Viêm bàng quang ở trẻ em có thể gây viêm thận, viêm bể thận và dẫn đến suy thận mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên các bậc phụ huynh cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của trẻ để phát hiện và đưa đi khám nhanh chóng.

Viêm bàng quang ở trẻ em là như thế nào?

Viêm bàng quang trẻ em là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm, đa số là do các tác nhân gây bệnh tấn công như vi khuẩn hay do vệ sinh không sạch.

Mỗi năm, có khoảng 3 trong 100 số trẻ em bị nhiễm trùng đường tiểu, hầu hết những trường hợp này để bị nhiễm trùng bàng quang. 

Đối với các bé bị nhẹ, bệnh có thể sẽ tự khỏi chỉ trong vài ngày. Còn đối với các bé bị nặng hơn, tình trạng có thể tiến triển thành các đợt viêm tiếp theo và cần đến bệnh viện để được chữa trị y khoa. 

Viêm bàng quang trẻ em thể nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày Viêm bàng quang trẻ em thể nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày 

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang ở trẻ em

Viêm bàng quang trẻ em do vi khuẩn

Vi khuẩn chính là nguyên nhân chủ yếu gây viêm bàng quang ở trẻ em, phần lớn các trường hợp mắc phải bệnh này để là do vi khuẩn E.coli.

Vi khuẩn E.coli có thể đi vào bàng quang bằng cách xâm nhập qua niệu đạo rồi di chuyển đi lên trên. Nhưng cũng có một vài trường hợp vi khuẩn lại lây từ đường tiêu hóa và đi sang đường tiết niệu sau đó đi vào bàng quang gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, trẻ em sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây viêm bàng quang như cyclophosphamide. Các hóa chất dùng cho hóa trị bệnh ung thư, xạ trị cũng sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn, nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

E-coli chính là vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quangE-coli chính là vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quang

Các yếu tố khác làm cho bệnh viêm bàng quang trẻ em khởi phát hoặc tái phát

Sau đây là một số yếu tố tạo cơ hội tốt để bệnh viêm bàng quang có thể khởi phát hoặc tái phát ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý:

  • Bố mẹ không thường xuyên tẩy giun cho trẻ theo định kỳ.
  • Bé có thói quen xấu: uống ít nước, ngồi vệ sinh lâu và nhịn đi tiểu.
  • Các dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu: hẹp bao quy đầu hoặc dính môi lớn, hội chứng bàng quang thần kinh hay tổn thương não,... 
  • Do một số bệnh khác: sỏi bàng quang, táo bón, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Các bệnh làm suy giảm sức đề kháng như nhiễm trùng đường hô hấp,...
  • Vệ sinh sai cách và không sạch sẽ ở vùng sinh dục như: đối với bé gái thì lau từ trước ra sau, với bé trai thì không làm sạch các cặn bẩn ở đầu dương vật lúc tắm. Bên cạnh đó, phụ huynh cho trẻ mặc quần khoét đũng thường xuyên hay đóng bỉm quá lâu cũng tạo một cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Đóng bỉm cho bé quá lâu sẽ có nguy cơ bị viêm bàng quangĐóng bỉm cho bé quá lâu sẽ có nguy cơ bị viêm bàng quang

Triệu chứng viêm bàng quang ở trẻ em

Để biết một đứa trẻ có bị viêm bàng quang hay không thì rất khó, bởi các triệu chứng và dấu hiệu rất mơ hồ, không rõ ràng. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có dấu hiệu khác nhau và biểu hiện riêng của bệnh. Nhưng triệu chứng chung của đa số các bé bị mắc bệnh là quấy khóc, kêu la, có tâm lý trốn tránh, sợ hãi mỗi lần đi vệ sinh. Những triệu chứng cụ thể hơn là:

Đối với trẻ dưới 3 tuổi

Đa số các bé ở độ tuổi này chưa biết cách diễn đạt, nói ra bằng lời hay chưa biết nói. Mỗi khi bị bệnh trẻ thường có các dấu hiệu như lười vận động, quấy khóc, sốt nhẹ hoặc sốt cao, có bé bị giảm thân nhiệt. Hơn nữa, các bé còn bị chán ăn, rối loạn tiêu hóa và bị nôn trớ. 

Trẻ quấy khóc rất có thể do viêm bàng quangTrẻ quấy khóc rất có thể do viêm bàng quang

Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên

Bé sẽ đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi lại rất ít, tiểu buốt, đi tiểu rắt. Mỗi khi đi tiểu lại thấy đau, nước tiểu có mùi hôi và màu đục, đi tiểu ra máu (có khả năng bị viêm bàng quang xuất huyết ở trẻ em).

Cách chẩn đoán bệnh viêm bàng quang ở trẻ em

Trước khi chẩn đoán bệnh một cách chính xác, bác sĩ thường hỏi về các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh của trẻ. Lúc này phụ huynh hãy nói thật chi tiết với bác sĩ về thời gian lúc dấu hiệu bệnh bắt đầu và các yếu tố làm triệu chứng trở nên nặng hơn. Nếu trẻ đang dùng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào cũng cần phải nói với bác sĩ.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm chủ yếu, bao gồm:

Tổng phân tích nước tiểu

Nếu bác sĩ nghi ngờ bé bị nhiễm trùng bàng quang, họ sẽ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra nước tiểu có vi khuẩn hay không. Một loại xét nghiệm khác được gọi là cấy nước tiểu, việc làm này được thực hiện trong phòng thí nghiệm để tìm ra chính xác loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. 

Xét nghiệm nước tiểu để xác định vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm ở bàng quangXét nghiệm nước tiểu để xác định vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm ở bàng quang

Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ thường không bắt buộc phải xét nghiệm bằng chẩn đoán hình ảnh. Nhưng nếu bệnh vẫn không thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra các triệu chứng, thì họ có thể chỉ định làm điều này. Việc này giúp các bác sĩ nắm bắt và đánh giá được tình trạng, nguyên nhân gây bệnh.

Nội soi bàng quang

Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng có đèn chiếu và một cái máy ảnh gọi là ống nội soi để đưa vào bàng quang, đi qua niệu đạo để quan sát đường tiết niệu và tìm nguyên nhân gây ra sự viêm nhiễm.

Xét nghiệm máu

Đối với một số trường hợp mắc bệnh phức tạp, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để xác định xem trẻ có bị bệnh nhiễm trùng khác hay không.

Cách điều trị viêm bàng quang ở trẻ em

Điều trị viêm bàng quang trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ có những phác đồ hay phương pháp phù hợp. 

Nếu nguyên nhân là do dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết và chỉ định cách chữa viêm bàng quang cho trẻ em thích hợp.

Đối với các trường hợp do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn. Thông thường thời gian dùng thuốc khoảng từ 3 đến 10 ngày. Sau khi uống hết thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để chắc chắn rằng bệnh viêm bàng quang đã được điều trị dứt khoát.

Đa số các ca bệnh viêm bàng quang trẻ em đều đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh. Thường sau khoảng từ 2 đến 3 ngày dùng thuốc, các triệu chứng đều có dấu hiệu thuyên giảm dần dần. Nếu triệu chứng bệnh không được cải thiện sau 3 ngày dùng, bố mẹ cần nên thông báo với bác sĩ ngay.

Cơ thể bé thường nhạy cảm hơn so với cơ thể người trưởng thành, do đó bạn cần phải chú ý khi sử dụng kháng sinh cho bé. Nếu bé có tiền sử bị dị ứng hay một tình trạng sức khỏe đặc biệt nào đó, phụ huynh hãy thông báo với bác sĩ ngay để được cân nhắc và lựa chọn loại thuốc thích hợp.

Khi cho trẻ uống thuốc, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ để tránh việc trẻ dùng thiếu hoặc quá liều. Nếu trẻ bị nôn sau khi uống thuốc, bạn cần nên trình bày với bác sĩ để thay thế bằng thuốc đặt hậu môn hoặc thuốc tiêm. 

Ngoài ra, bố mẹ có thể kết hợp các cách sau để tăng sự hiệu quả của quá trình điều trị: hãy cho trẻ uống nhiều nước lọc và thường xuyên đi tiểu giúp đẩy nhanh quá trình lành thương. Bạn có thể sử dụng đệm sưởi ẩm để trên lưng hoặc bụng của trẻ để giảm cảm giác đau.

Phương pháp điều trị viêm bàng quang ở trẻ em phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinhPhương pháp điều trị viêm bàng quang ở trẻ em phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh

Cách phòng ngừa bệnh viêm bàng quang ở trẻ em

Sau đây là các cách phổ biến mà bố mẹ có thể áp dụng để phòng ngừa bệnh viêm bàng quang cho con:

 

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Đa số các trẻ em thường rất hiếu động và hoạt động rất nhiều trong một ngày. Nên phụ huynh hãy cho trẻ mặc đồ lót làm bằng chất liệu cotton và quần áo rộng rãi, thoáng mát. Điều đó để giữ khu vực niệu đạo khô ráo cũng như tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Vệ sinh thân thể sạch sẽ và thường xuyên thay tã cho con

Trẻ nhỏ thường hay đi tiểu thường xuyên. Lúc này vi khuẩn có thể xâm nhập, phát triển và gây nhiễm trùng nếu nước tiểu lưu lại trong bàng quang khá lâu. Chính vì vậy, bố mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé sơ sinh và trẻ tập đi. Phụ huynh hãy vệ sinh đúng cách, cẩn thận vùng kín cho trẻ. Bạn có thể lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ không gây kích ứng cho da. 

Sau mỗi lần trẻ đi tiểu tiện hoặc đi đại tiện xong, bạn phải lau từ trước ra sau. Bước này là một bước vô cùng cần thiết, việc đó để hạn chế vi khuẩn tấn công vào niệu đạo và bàng quang. 

Tránh táo bón

Nếu bé gặp khó khăn trong việc đi tiêu, thì nó có thể làm ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu và làm vi khuẩn tiến triển nhanh hơn. Vậy nên ba mẹ cần giúp trẻ đi đại tiện đều đặn mỗi ngày và ngăn ngừa bệnh táo bón bằng những thực phẩm nhiều chất xơ.

Cho con uống đủ nước

Bố mẹ hãy đảm bảo rằng cho con uống đủ nước mỗi ngày để giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc nên cho con uống lượng nước bao nhiêu trong một ngày là đủ.

Phụ huynh cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày để giữ sạch đường niệu đạoPhụ huynh cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày để giữ sạch đường niệu đạo

Điều trị tích cực các vấn đề sức khỏe liên quan

Khi bàng quang của bé gặp vấn đề và không thể hoạt động bình thường. Lúc này trẻ cần có sự can thiệp của y khoa để giúp bàng quang hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm có thể tái phát.

Trường hợp trẻ bị tắc nghẽn đường tiết niệu, bị trào ngược dịch niệu quản hay đã từng giải phẫu, phụ huynh hãy trình bày với bác sĩ nhi khoa ngay. Khi điều này được cải thiện có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm bàng quang khởi phát lại.

Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về viêm bàng quang trẻ em, triệu chứng, cách điều trị cũng như các biện pháp phòng tránh bệnh. Bệnh viện đa khoa Phương Đông khuyên bạn khi thấy con có các triệu chứng nghi ngờ của viêm bàng quang hãy đến gặp bác sĩ nhanh chóng để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
9,943

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám