Bệnh viêm kết mạc dị ứng: Phân loại, triệu chứng và cách điều trị

Dương Minh Ngọc

26-09-2022

goole news
16

Mắt là bộ phận cơ thể quan trọng nên ai cũng mong muốn chăm chút cho “cửa sổ tâm hồn” của mình tốt nhất. Tuy nhiên, một số người không may mắn có cơ địa mẫn cảm nên bị mắc bệnh lý viêm kết mạc dị ứng nhưng chưa biết cách điều trị. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Bệnh viện Phương Đông để nắm được các thông tin chi tiết nhé.

Tìm hiểu viêm kết mạc dị ứng là gì?

Kết mạc là một lớp màng mỏng và phủ bên trên bề mặt của tròng trắng và lót ở mặt trong của mi mắt. Cũng giống như những bệnh dị ứng khác, bệnh viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các dị nguyên và sản xuất ra kháng thể gọi là Globulin miễn dịch (IgE). Các kháng thể này đi tới tế bào và giải phóng hoá chất trung gian gây ra dị ứng.

Viêm kết mạc dị ứng là chứng bệnh về mắt xuất hiện rất phổ biếnViêm kết mạc dị ứng là chứng bệnh về mắt xuất hiện rất phổ biến

Phân loại các hình thể viêm kết mạc dị ứng

Bệnh lý viêm kết mạc dị ứng ở mắt có nhiều hình thể khác nhau với các triệu chứng cũng như nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các dạng dị ứng kết mạc phổ biến hiện nay:

Dị ứng viêm kết mạc cấp

Cơ chế bệnh sinh là do bị phản ứng viêm cấp tính ngay khi tiếp xúc với các dị nguyên. Mi mắt và kết mạc trở nên sưng phù khiến người bệnh lo sợ nhưng không cần quá lo lắng bởi tình trạng viêm kết mạc dị ứng này chỉ xuất hiện trong vài giờ và mắt có thể tự giới hạn.

Dị ứng viêm kết mạc theo mùa hoặc bị quanh năm

Tình trạng dị ứng này xảy ra nặng hơn theo mùa và thường và mùa xuân hoặc mùa hè, cũng có thể kéo dài thường xuyên quanh năm kèm theo triệu chứng viêm mũi dị ứng. Hình thể này khó điều trị dứt điểm bởi đã ăn sâu vào cơ địa người bệnh.

Viêm kết mạc dị ứng mùa xuân

Đây là biến thể đặc biệt và thường chỉ xuất hiện ở các bé trai từ 5 - 7 tuổi, có tiền sử bị chàm, tiền căn dị ứng trong gia đình. Bệnh lý này không nên coi thường bởi có thể gây ra tổn thương giác mạc và ảnh hưởng tới thị lực của trẻ. 

Viêm kết mạc dị ứng mùa xuân thường chỉ xuất hiện ở các bé trai từ 5 - 7 tuổiViêm kết mạc dị ứng mùa xuân thường chỉ xuất hiện ở các bé trai từ 5 - 7 tuổi

Viêm kết mạc dị ứng nhú gai khổng lồ

Đây là thể bệnh xảy ra do sự tiếp xúc cơ học trực tiếp của kết mạc với các dị vật như kính áp tròng, chỉ khâu, mi giả, mắt giả,... Chính xác tác nhân này đã gây tổn thương dạng nhú to ở mi mắt và có thể thấy được qua thăm khám lâm sàng.

Tác nhân nào gây ra viêm kết mạc dị ứng?

Bất cứ bệnh lý nào khi thăm khám cũng cần xác định tác nhân gây bệnh để có thể đưa ra phương thức điều trị phù hợp. Dù là viêm kết mạc dị ứng ở trẻ em hay người lớn cũng đều xuất phát từ các nguyên nhân phổ biến, một số có thể kể đến như:

  • Bụi bẩn, vi khuẩn, lông động vật,... xuất hiện trong không khí chính là tác nhân thường gặp nhất gây ra dị ứng viêm kết mạc. Có thể dễ dàng nhận biết được tình trạng này sau khi chăm sóc thú cưng hoặc dọn dẹp nhà cửa.
  • Phấn hoa hoặc các bào tử nấm mốc xuất hiện dày đặc ở một trong mùa có độ ẩm cao trong năm gây nên cơ chế dị ứng ở mắt.
  • Sử dụng các loại thuốc có thành phần dị ứng với cơ thể khiến mắt bị ảnh hưởng.

Lông động vật là tác nhân thường gặp nhất gây ra dị ứng viêm kết mạcLông động vật là tác nhân thường gặp nhất gây ra dị ứng viêm kết mạc

Các triệu chứng biểu hiện của viêm kết mạc dị ứng

Triệu chứng bệnh lý là yếu tố quan trọng giúp các bác sĩ có thể xác định được chính xác thể bệnh. Các bệnh nhân bị viêm kết mạc dị ứng có thể sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Cảm thấy ngứa ngáy ở mắt.
  • Thường xuyên bị chảy nước mắt.
  • Mắt bị đỏ lên và nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Mí mắt bị sưng và cảm giác rất rát ở mắt.

Các triệu chứng này có thể xảy ra một hình hoặc đồng thời với các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Thường thì mắt sẽ có biểu hiện sau một thời gian ngắn tiếp xúc với các tác nhân gây. Các triệu chứng viêm kết mạc dị ứng theo mùa hoặc quanh năm thường sẽ có xu hướng xấu hơn nếu nguyên nhân là các chất gây dị ứng trong nhà như mạt bụi, lông vật nuôi,...

Người bị dị ứng kết mạc mắt thường có biểu hiện ngứa ngáy ở mắtNgười bị dị ứng kết mạc mắt thường có biểu hiện ngứa ngáy ở mắt

Biến chứng của bệnh viêm kết mạc dị ứng

Nhiều bệnh nhân vì chưa am hiểu quá sâu nên không biết liệu viêm kết mạc dị ứng có nguy hiểm không. Các chuyên gia đã giải đáp thắc mắc là bệnh này không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhiều nhưng nếu không được điều trị một cách đúng đắn có thể sẽ phải chịu những biến chứng khó lường. Dưới đây là 2 chứng bệnh phổ biến sẽ xảy ra nếu không điều trị bệnh sớm.

Chứng loét giác mạc

Biến chứng đầu tiên của bệnh viêm kết mạc dị ứng nếu không điều trị hiệu quả chính là loét giác mạc. Người bệnh lúc này sẽ thấy mắt bị sưng đỏ, cộm chói, đau nhức và luôn khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng vì sẽ bị chảy nước mắt và khó mở mắt. Thị lực của người bệnh ngày càng giảm đi và trường hợp mắt sẽ khiến mắt chỉ còn cảm nhận được ánh sáng.

Hơn nữa, nếu bệnh nhân bị loét giác mạc có thể sẽ gây ra tình trạng bị viêm nội nhãn, có thể hiểu đơn giản là nhiễm trùng lan tỏa ra phía phần sau nhãn cầu. Đây là biến chứng ở giai đoạn nặng, khó điều trị bảo tồn và thậm chí còn có thể gây teo nhãn cầu.

Không điều trị kịp thời có thể sẽ bị biến chứng loét giác mạc rất nguy hiểmKhông điều trị kịp thời có thể sẽ bị biến chứng loét giác mạc rất nguy hiểm

Giảm thị lực theo thời gian

Nếu bạn bị mắc bệnh lý viêm kết mạc dị ứng nhưng không điều trị sớm, nhiễm trùng có thể lây lan dễ dàng và khiến thị lực giảm đi gây ra triệu chứng mỏi mắt. Điều này gây khó khăn khi bạn muốn tập trung nhìn vào các vật thể và đặc biệt là khó tập trung di chuyển tầm nhìn từ khoảng cách này qua khoảng cách khác. 

Bên cạnh đó, mắt của bạn cũng thường xuyên bị đau rát, đỏ và mờ mắt khiến tầm nhìn bị suy giảm. Theo thời gian dài, những triệu chứng này sẽ càng chuyển biến nặng hơn và khó có thể điều trị lành lại được như ban đầu.

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ đã tổng hợp, tình trạng dị ứng này có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tới 30% người lớn và 40% trẻ em. Từ đó có thể thấy rằng, viêm kết mạc dị ứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và còn phổ biến hơn ở đối tượng trẻ em và thanh niên.

Mặt khác, những người bị dị ứng lại sống ở nơi có lượng dị nguyên cao như khói bụi ô nhiễm từ các công trình xây dựng, từ phương tiện giao thông,... càng có nguy cơ bị dị ứng viêm kết mạc cao. Do đó, muốn hạn chế nguy cơ mắc bệnh thì bạn cần phải chú ý chăm sóc đôi mắt thường xuyên và tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng.

Mọi đối tượng đều có thể có nguy cơ mắc bệnhMọi đối tượng đều có thể có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh lý viêm kết mạc dị ứng có lây không? 

Không như bệnh viêm kết mạc khác (đau mắt đỏ) có thể lây từ người này sang người khác, viêm kết mạc dị ứng không lây qua bất cứ đường nào. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có thể gây nhiễm trùng và biến chứng khác ảnh hưởng tới thị lực nếu không được điều trị hợp lý.

Nhiều người không biết bệnh này có tự khỏi không và viêm kết mạc dị ứng bao lâu thì khỏi. Nếu bạn bị nhiễm thể bệnh cấp tính, bệnh sẽ hết trong vài ngày, chỉ cần sử dụng đúng thuốc và vệ sinh mắt sạch sẽ. Tuy nhiên, đối với thể quanh năm, khả năng chữa khỏi rất thấp và bệnh sẽ tái phát theo từng mùa trong năm.

Bệnh viêm kết mạc dị ứng không gây lây truyền như đau mắt đỏBệnh viêm kết mạc dị ứng không gây lây truyền như đau mắt đỏ

Phương thức chẩn đoán bệnh viêm kết mạc dị ứng

Trước khi muốn chữa viêm kết mạc dị ứng, người bệnh cần thực hiện chẩn đoán để xác định tác nhân cũng như thể bệnh để đưa ra được phương pháp hợp lý. Khi thăm khám mắt. bác sĩ thường sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử dị ứng rồi dựa trên quan sát để phát hiện các tổn thương mắt từ nhẹ tới nặng tùy theo biểu hiện lâm sàng.

Để hoàn thành việc thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị, bệnh nhân sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu nhằm xác định rõ nguyên nhân gây dị ứng là gì. Một số các thử nghiệm cần thực hiện bao gồm:

Xét nghiệm chích và kiểm tra mô kết mạc

Phân tích này được cho là liên quan tới việc tiêm lên bề mặt da một lượng nhỏ được coi là nguyên nhân gây nên bệnh lý dị ứng. Sự xuất hiện của các phản ứng dị ứng với hiện tượng đỏ, ngừa chính là kết quả thử nghiệm tích cực, đồng nghĩa với việc đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, xét nghiệm kiểm tra mô kết mạc còn được thực hiện trong quá trình chẩn đoán viêm kết mạc dị ứng. Cách thức kiểm tra của bác sĩ là cạo mô kết mạc để xem các tế bào bạch cầu kích hoạt khi bị dị ứng tên là tế bào bạch cầu ái toan có xuất hiện không.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm các chỉ số máu giúp các bác sĩ có thể xác định được cơ chế sản xuất Protein của cơ thể hoặc các kháng thể tự nhiên. Lượng chất này trong máu sẽ chứng minh khả năng tự bảo vệ chống lại các tác nhân dị nguyên gây ra viêm kết mạc dị ứng như nấm mốc, phấn hoa hoặc bụi bẩn có tốt hay không.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện tình trạng viêm kết mạc dị ứngXét nghiệm máu giúp phát hiện tình trạng viêm kết mạc dị ứng

Xét nghiệm dịch nước mắt và khiêu khích kết hợp

Đây là thí nghiệm chẩn đoán viêm kết mạc dị ứng nhằm xác định sự hiện diện của kháng thể IgE trong cơ thể chống lại các chất gây dị ứng nhất định. Đối với xét nghiệm khiêu khích thích hợp, bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách cho kết mạc mắt tiếp xúc với lượng nhỏ chất nghi ngờ. Nếu bệnh nhân dị ứng với chất đó, các triệu chứng bệnh sẽ đột nhiên xảy ra hoặc bùng phát.

 

Cách thức điều trị viêm kết mạc dị ứng

Tuy bệnh lý dị ứng viêm kết mạc không gây nguy hiểm nhiều cho sức khỏe nhưng sẽ chuyển biến xấu thành các biến chứng khó lường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là các phương pháp chữa viêm kết mạc dị ứng phổ biến hiện nay.

Điều trị bằng thuốc đường uống

Nếu bị dị ứng viêm kết mạc đi kèm với các triệu chứng ở mũi và tai, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc Histamin theo đường uống để kiểm soát những triệu chứng gây ra do phản ứng dị ứng. Loại thuốc kháng này được sử dụng ở cả mắt và mũi bao gồm một số loại như Cinnarizin, Clorpheniramin, Alimemazin, Promethazin, Diphenhydramin, Flunarizine, Dimenhydrinat,...

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc kháng Histamin đường uống, có thể bạn sẽ gặp tình trạng thiếu tập trung và thường xuyên cảm thấy buồn ngủ. Do đó, hãy hạn chế lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian điều trị viêm kết mạc dị ứng bằng phương pháp này. Ngoài ra, các bệnh nhân đang có thai hoặc cho con bú, u xơ tiền liệt tuyến,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Bệnh nhân bị dị ứng kết mạc mắt có thể được điều trị bằng thuốcBệnh nhân bị dị ứng kết mạc mắt có thể được điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc nhỏ mắt

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc đường thuốc, các bệnh nhân có thể xin ý kiến để sử dụng thuốc nhỏ mắt. Vậy viêm kết mạc dị ứng nhỏ thuốc gì? Có một số các loại thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng phối hợp với uống thuốc để làm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, ngứa ngáy,... Một số loại thuốc được sử dụng theo cách nhỏ mắt bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamin đường nhỏ (Emadine, Azelastine, Ketotifen): Có tác dụng đối với thụ thể H1 nhằm giảm triệu chứng dị ứng ở mắt. Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra như nóng rát, xót mắt, nhìn mờ, thâm nhiễm giác mạc,...
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid (Ketorolac, Diclofenac): Được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở kết mạc.
  • Thuốc ổn định tế bào Mast (Lodoxamide, Pemirolast, Cromolyn, Olopatadine): Tác dụng của thuốc này là ổn định tế bào Mast nhằm ngăn chặn các hoạt động giải phóng thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng. Độ an toàn của thuốc cao nên được sử dụng khá phổ biến trong quá trình điều trị.
  • Thuốc co mạch (Tetrahydrozoline, Naphazoline, Phenylephrine): Được sử dụng để giảm tình trạng sung huyết và đỏ mắt, có tác dụng tốt nhất khi được sử dụng kết hợp với thuốc nhỏ mắt kháng Histamin.

Những cách điều trị viêm kết mạc dị ứng phổ biến nhấtNhững cách điều trị viêm kết mạc dị ứng phổ biến nhất

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc qua đường uống và nhỏ mắt, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm tình trạng viêm nhiễm ở kết mạc mắt, đồng thời cải thiện các triệu chứng do viêm kết mạc dị ứng gây ra. Một số điều bạn cần làm để chăm sóc đôi mắt tại nhà như:

  • Bạn nên nghỉ ngơi tại nhà trong khoảng 3 - 5 ngày với điều kiện không khí sạch sẽ và không có lông động vật, bụi bẩn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt thường xuyên nhằm loại bỏ dị nguyên và ghèn ra khỏi mắt.
  • Sử dụng gạc y tế thấm qua nước ấm và chườm lên vùng mắt đau nhức khoảng 3 - 5 phút để làm giảm sung huyết và khó chịu.
  • Một số nguyên liệu thiên nhiên bạn có thể dùng như túi trà hoa cúc, trà bạc hà, trà đen,... hãm với nước sôi rồi vắt bớt nước và chườm lên mắt bởi các nhiên liệu này có chứa thành phần chống viêm và kháng khuẩn dồi dào, có thể làm dịu kết mạc và cải thiện các triệu chứng hiệu quả.

Gạc y tế hoặc khăn thấm qua nước ấm chườm lên vùng mắt đau giúp cải thiện tình trạngGạc y tế hoặc khăn thấm qua nước ấm chườm lên vùng mắt đau giúp cải thiện tình trạng

Phòng ngừa viêm kết mạc dị ứng như thế nào?

Do viêm kết mạc dị ứng là bệnh lý rất dễ dàng tái phát nên không chỉ điều trị mà bạn còn phải lưu ý các phương thức phòng ngừa về sau. Một số các biện pháp ngăn ngừa kết mạc bị dị ứng bao gồm:

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như làm việc trong bầu không khí ô nhiễm, lông động vật, mạt bụi, nấm mốc, phấn hoa,...
  • Nếu phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, bạn phải có kính bảo hộ để hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên ở mức tối thiểu.
  • Không được dụi tay vào mắt mà nếu bị bụi hoặc các tác nhân khác, phải vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý ngay lập tức.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin C, A và E vào bữa ăn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Tăng cường bổ sung dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.Tăng cường bổ sung dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Nên khám và điều trị viêm kết mạc dị ứng ở đâu?

Hiện nay, các cơ sở y tế ra đời rất nhiều mang lại cho người bệnh lựa chọn thăm khám và điều trị bệnh sao cho hợp lý nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn cần xem xét và lựa chọn những địa chỉ uy tín để quá trình chẩn đoán bệnh chính xác và chữa trị hiệu quả nhất đặc biệt đối với bộ phận quan trọng như đôi mắt và quá trình loại bỏ viêm kết mạc dị ứng.

Ở khu vực Hà Nội hiện nay có một địa điểm được các bệnh nhân đi trước đánh giá cao, chính là Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. chuyên khoa Mắt của bệnh viện hội tụ đông đảo bác sĩ đầu ngành với kinh nghiệm dày dặn. Bên cạnh đó, đội ngũ điều dưỡng và kỹ thuật cũng có trình độ cao với phong cách phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp.

Ngoài ra, hệ thống cơ sở vật chất tại Phương Đông được đầu tư một cách đồng bộ, kết hợp các phương pháp công nghệ hiện đại nên đảm bảo quy trình khám và chữa bệnh chuẩn xác, hiệu quả. Không chỉ có thể, bệnh viện còn liên kết với các quỹ bảo hiểm lớn nên có thể giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí rất hiệu quả.

Khám viêm mắt dị ứng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với hiệu quả caoKhám viêm mắt dị ứng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với hiệu quả cao

Bài viết trên đây của Phương Đông đã giúp bạn đọc nắm được thông tin cụ thể và chi tiết về bệnh lý viêm kết mạc dị ứng xuất hiện phổ biến ở hầu hết độ tuổi. Nếu có thắc mắc hoặc cần giải đáp về bệnh lý này, bạn có thể đặt câu hỏi để Phương Đông hỗ trợ và tư vấn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,539

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

PHÍ THÙY LINH

Trưởng đơn nguyên Mắt

ThS.BS

PHÍ THÙY LINH

Trưởng đơn nguyên Mắt
19001806 Đặt lịch khám