Viêm mũi họng cấp bao lâu thì khỏi? Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Dương Minh Ngọc

14-01-2023

goole news
16

Viêm mũi họng cấp là bệnh lý đường hô hấp trên rất phổ biến với nhiều mức độ và ảnh hưởng tới nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Bệnh thường thuyên giảm sau khi được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên vẫn có trường hợp bệnh nhân gặp phải một số biến chứng không mong muốn khiến việc chữa trị khó khăn và kéo dài.

Viêm mũi họng cấp là gì?

Viêm mũi họng cấp thường được gọi là cảm lạnh, đây là tình trạng đường hô hấp trên gồm mũi, hầu họng bị viêm cấp tính. Bệnh lý này khá phổ biến và đa số có thể tự khỏi trong khoảng 8-10 ngày nếu được điều trị sớm hoặc sức đề kháng của người bệnh tốt.

Tuy nhiên nếu để bệnh chuyển biến xấu hơn, viêm mũi họng có thể biến chứng sang viêm phổi, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm cầu thận cấp hoặc trở nên nặng hơn nếu bệnh nhân mắc thêm các bệnh viêm khác như viêm mũi, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang,...

Viêm mũi họng cấp là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổiViêm mũi họng cấp là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng cấp

Viêm mũi họng cấp xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi chuyển lạnh.

Bệnh gây ra bởi virus, vi khuẩn, nấm gây nên hiện tượng nhiễm trùng hoặc các yếu tố khác không do nhiễm trùng. 

Viêm mũi họng đỏ cấp đơn thuần

Viêm mũi họng cấp có thể do hơn 100 loại virus gây nên và chiếm đến 60-80% nguyên nhân gây bệnh. Viêm mũi họng gây nên bởi virus thường bùng phát mạnh, dễ lây lan, tuy nhiên triệu chứng sẽ ít nghiêm trọng hơn so với bệnh do vi khuẩn. Các loại virus gây bệnh thường gặp đó là:

  • Adenovirus.
  • Virus cúm, sởi.
  • Virus para-influenzae.
  • Herpangina.
  • Virus Coxsackie nhóm A hoặc B (virus nhóm A gây viêm họng có bóng nước).
  • Virus Herpes gây viêm miệng và viêm họng có bóng nước.
  • Virus Zona gây viêm họng có bóng nước Zona.
  • Virus Epstein Barr Virus (E.B.V) gây viêm mũi họng cấp tính và bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

Virus là nguyên nhân chính gây bệnh đường hô hấp trênVirus là nguyên nhân chính gây bệnh đường hô hấp trên

Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh nói riêng và viêm mũi họng gây ra bởi vi khuẩn chiếm 20-40% các ca bệnh, chủ yếu là các nhóm:

  • Liên cầu beta tan huyết (nhóm A, B, C, G) gây nên các biến chứng nguy hiểm từ viêm họng như viêm cầu thận cấp, viêm khớp cấp, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,…
  • Vi khuẩn tụ cầu vàng.
  • Vi khuẩn phế cầu.
  • Vi khuẩn Haemophilus influenzae.
  • Vi khuẩn Moraxella catarrhalis.
  • Các vi khuẩn kị khí.

Ngoài virus và vi khuẩn, viêm mũi họng cấp còn có thể do sự xâm nhập của nấm, thường gặp nhất là nấm Candida. Tuy nhiên nguyên nhân này thường khá hiếm gặp.

Viêm mũi họng loét

Viêm mũi họng loét thường chỉ chiếm khoảng 5% các trường hợp mắc với 2 loại chính gồm:

  • Viêm mũi họng loét 1 bên: Thường gặp ở người bị viêm họng cấp Vincent, giang mai.
  • Viêm mũi họng loét 2 bên: Do mắc các bệnh về máu như bạch cầu cấp, mất bạch cầu hạt, viêm họng bạch hầu,…

Một số bệnh lý cũng dẫn tới tình trạng viêm mũi họngMột số bệnh lý cũng dẫn tới tình trạng viêm mũi họng

Sưng viêm không do nhiễm trùng

Một số các yếu tố từ bên ngoài có thể gây nên tình trạng viêm mũi họng ở các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như:

  • Viêm mũi họng dị ứng do thời tiết thay đổi khiến cơ thể chưa thích ứng kịp.
  • Do môi trường sinh sống, làm việc đông người như ở phòng tập thể dục, trên xe bus, nơi làm việc, gia đình nhiều thế hệ, thường xuyên hít phải khói thuốc, bụi bẩn…
  • Thói quen uống nước lạnh, nước đá hằng ngày.
  • Có tiền sử mắc các bệnh tai mũi họng.
  • Vệ sinh cá nhân không được chú trọng, đặc biệt là vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Triệu chứng của viêm mũi họng cấp

Sau 1-3 ngày kể từ khi có sự xâm nhiễm thì các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Đa phần viêm mũi họng kéo dài từ 7-10 ngày hoặc lâu hơn nếu không được điều trị phù hợp. Bệnh có các dấu hiệu sau đây:

  • Triệu chứng toàn thân: Người bệnh sốt cao từ 38-40 độ C kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, ớn lạnh. Ngoài ra còn có các hiện tượng như chán ăn, đau nhức toàn thân,...
  • Triệu chứng cơ năng viêm mũi họng xuất tiết: Đau rát họng, sổ mũi, chảy nước mũi, khi nuốt bị đau nhói lên tai, ban đầu là do do kích thích, sau đó ho khan, ho có đờm, ngạt mũi, khàn giọng.
  • Triệu chứng thực thể: Niêm mạc họng sưng đỏ kèm xuất huyết, amidan sưng to hoặc sung huyết, bề mặt của amidan xuất hiện bựa trắng hoặc chấm mủ trắng bao phủ, sưng hạch góc hàm…
  • Dịch nhầy mũi từ màu trong chuyển sang đục.
  • Viêm mũi họng ở trẻ em, khi trẻ bị bệnh sẽ thường xuyên quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm, biếng ăn, khó thở do nghẹt mũi, khô miệng do phải thở bằng miệng, nôn trớ, đi ngoài phân lỏng. Một số trẻ viêm mũi họng lan xuống cơ quan hô hấp sẽ có biểu hiện thở gấp hơn bình thường, đôi khi xuất hiện tình trạng co rút lồng ngực.

Viêm mũi họng gây nên những triệu chứng khó chịu với người bệnhViêm mũi họng gây nên những triệu chứng khó chịu với người bệnh

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Viêm mũi họng cấp có thể xảy ra với bất cứ ai bởi đây là bệnh lý khá phổ biến. Tuy nhiên trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bởi hệ miễn dịch còn non yếu, chưa đủ sức để chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể. Do vậy việc dự phòng khi thời tiết giao mùa hoặc đang là thời điểm bùng phát bệnh là điều mọi gia đình cần lưu ý thực hiện tốt.

Viêm mũi họng cấp lây nhiễm qua đường nào?

Viêm mũi họng cấp chủ yếu lây qua đường hô hấp bằng các tiếp xúc trực tiếp, khi người lành vô tình hít phải các hạt nước bọt hoặc dịch tiết của người bệnh có chứa virus, vi khuẩn sẽ mang mầm bệnh trong người.

Do đa số các ca bệnh gây viêm đường hô hấp trên đều gây ra do virus, vi khuẩn nên việc lây nhiễm từ người này sang người khác là điều không thể tránh khỏi. Khi gặp điều kiện thích hợp, sức khỏe suy yếu, vi sinh vật gia tăng nhanh chóng và gây bệnh. Ngoài ra, khi dùng chung đồ vật với người bệnh cũng làm tăng khả năng bị nhiễm bệnh.

Vi khuẩn, virus gây bệnh có thể lây từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc trực tiếpVi khuẩn, virus gây bệnh có thể lây từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc trực tiếp

Biến chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên

Viêm mũi họng cấp có nguy hiểm không? Bệnh viêm mũi họng khá phổ biến và không quá nghiêm trọng nhưng nếu sau vài ngày không chữa trị sẽ khiến sức đề kháng bị suy yếu, dẫn tới viêm mũi họng mãn tính. Đặc biệt với những người, nhất là trẻ em, đang mắc các bệnh lý hô hấp như hen phế quản, viêm VA, bị suy dinh dưỡng… sẽ dễ gặp phải các biến chứng khác nguy hiểm. Cụ thể:

  • Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan, viêm tấy hoại tử, viêm xoang , áp xe quanh amidan, áp xe sau họng…
  • Biến chứng gần: Viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản cấp…
  • Biến chứng xa: Viêm tim, viêm cầu thận cấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm hạch mủ, thấp khớp cấp…

Viêm mũi họng cấp có thể gây viêm amidanViêm mũi họng cấp có thể gây viêm amidan

Biện pháp chẩn đoán viêm mũi họng cấp

Để chẩn đoán bệnh, ban đầu các bác sĩ sẽ thực hiện các chẩn đoán lâm sàng dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Ngoài ra sẽ soi họng bệnh nhân để xác định có tình trạng sưng đỏ, sưng amidan, xuất hiện giả mạc trắng, chấm mủ trắng trên bề mặt amidan hay không để đưa ra đánh giá về nguyên nhân và mức độ của bệnh.

Đa số các trường hợp viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh nói riêng và viêm mũi họng nói chung sẽ không cần phải thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, tuy nhiên với những bệnh nhân nặng, đã xảy ra biến chứng sẽ cần làm một số các xét nghiệm vi trùng, kháng sinh đồ. Nếu có nghi ngờ viêm mũi họng là do mắc các bệnh lây nhiễm như bạch hầu, lao, giang mai,.., cũng sẽ cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán có liên quan.

Các xét nghiệm thông thường dựa vào công thức bạch cầu dựa vào sự tăng giảm số lượng bạch cầu. Ngoài ra nếu nghi ngờ nhiễm liên cầu beta, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện làm phản ứng ASLO để tìm ra kháng thể.

Chẩn đoán phân biệt cũng là phương pháp giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng ở một số bệnh nhân đặc biệt như có dị vật mũi (một bên), mắc các bệnh nhiễm trùng như sởi, thuỷ đậu, cúm,...

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và đánh giá triệu chứng để xem xét mức độ bệnhBác sĩ sẽ khám lâm sàng và đánh giá triệu chứng để xem xét mức độ bệnh

Phương pháp điều trị viêm mũi họng cấp

Sau khi đã có kết quả từ việc chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xem xét các phương án điều trị phù hợp. Bên cạnh việc khắc phục triệu chứng, việc “đánh” vào tác nhân gây bệnh sẽ đặc biệt cần thiết để giải quyết triệt để tình trạng bệnh. Dựa vào nguyên nhân của bệnh, việc điều trị sẽ tuân theo các nguyên tắc khác nhau.

Bệnh do virus

Viêm mũi họng do virus không cần thiết điều trị bằng kháng sinh. Vậy viêm mũi họng uống thuốc gì khi nguyên nhân là virus? Khi này việc dùng thuốc sẽ nhằm mục đích giảm triệu chứng như giảm đau, giảm ho,...

Bệnh do vi khuẩn

Các bệnh gây ra bởi vi khuẩn nói chung và viêm mũi họng cấp nguyên nhân do vi khuẩn sẽ được điều trị với kháng sinh phù hợp. Bên cạnh đó, nếu viêm họng cấp do virus xuất hiện tình trạng viêm mũi họng bội nhiễm cũng sẽ được chỉ định dùng kháng sinh.

Sau 3-4 ngày, nếu bệnh không giảm, bác sĩ sẽ thay đổi kháng sinh đồ. Bên cạnh đó, các loại thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, thông mũi… sẽ giúp làm triệu chứng khó chịu ở người bệnh.

Trẻ bị viêm mũi họng uống thuốc gì? Thuốc điều trị với từng lứa tuổi sẽ được điều chỉnh khác nhau, do đó không nên tự ý mua thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nhất là với bệnh nhi, việc điều trị bằng thuốc sẽ càng cần phải chặt chẽ hơn. Nếu tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, người bệnh nên được đưa đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ khám và chữa trị hiệu quả hơn, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Trong các trường hợp bệnh viêm mũi họng ở trẻ em nên nhanh chóng đến viện:

  • Sốt cao không giảm kể cả khi dùng các biện pháp hạ sốt, uống thuốc.
  • Ho nhiều, khó thở, thở nhanh.
  • Nôn, tiêu chảy.
  • Chảy mủ tai.
  • Sau 2-3 ngày điều trị không giảm tình trạng.

Điều trị viêm mũi họng do vi khuẩn bằng kháng sinh hiệu quảĐiều trị viêm mũi họng do vi khuẩn bằng kháng sinh hiệu quả

Chăm sóc người bị viêm mũi họng cấp

Bên cạnh việc điều trị viêm mũi họng cấp ở trẻ em và người lớn bằng các hỗ trợ y tế, việc chăm sóc bệnh đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh mau khỏi và hồi phục sức khỏe. Một số lời khuyên khi chăm sóc người bị viêm mũi họng cấp đó là:

  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng ngực, cổ, gan bàn chân.
  • Duy trì thói quen vệ sinh cơ thể nhưng tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, vệ sinh răng miệng, mũi họng. Súc miệng bằng nước muối ấm để giảm đau rát họng rất hiệu quả.
  • Dùng nước muối để vệ sinh đường mũi thông thoáng, giúp loại bỏ dịch nhầy, giảm triệu chứng ngạt mũi, khó thở.
  • Chườm ấm nếu có sốt nhẹ.
  • Dùng thuốc hạ sốt nếu sốt trên 38.5 độ C.
  • Nghỉ ngơi ở phòng thoáng đãng, không có gió lùa.
  • Mặc quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, không đắp chăn quá kỹ.
  • Nên dùng máy phun sương tạo độ ẩm.
  • Không ăn đồ ăn lạnh, uống nước đá.
  • Tránh môi trường bụi bặm, khói thuốc.
  • Ăn uống đủ chất, nên ăn các món dễ hấp thu như cháo, súp giúp cơ thể nạp năng lượng nhanh. Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin giúp tăng sức đề kháng.
  • Kết hợp với các bài thuốc trị ho, ấm phổi dân gian như tỏi ngâm mật ong, chanh ngâm mật ong, gừng tươi ngâm mật ong, uống trà gừng, uống nước lá tía tô, ăn cháo lá tía tô,...

Luôn giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh giá, chuyển mùa lạnh, đặc biệt là trẻ emLuôn giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh giá, chuyển mùa lạnh, đặc biệt là trẻ em

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi họng cấp khi giao mùa

Để phòng ngừa bệnh khi thời tiết chuyển mùa, bạn nên thực hiện tốt những biện pháp dưới đây để giữ gìn một sức khỏe tốt nhất:

  • Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.
  • Vệ sinh khoang miệng, họng sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 lần/ngày hoặc dùng dung dịch sát khuẩn cho miệng, nước muối sinh lý…
  • Hạn chế thói quen cho tay miệng, ngoáy mũi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, không nên cho trẻ ngậm đồ chơi, ngậm tay.
  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng, tránh chật chội, ẩm mốc, khói thuốc, bụi bặm…
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Không tự ý dùng kháng sinh hoặc đơn thuốc của lần khám trước gây ra hiện tượng nhờn thuốc.
  • Nếu người bệnh đang mắc các bệnh lý như viêm họng, viêm xoang, viêm VA, viêm amidan,… thì cần được điều trị tích cực.

Thường xuyên đánh răng, súc miệng để loại bỏ vi khuẩnThường xuyên đánh răng, súc miệng để loại bỏ vi khuẩn

Khám và điều trị viêm mũi họng ở đâu?

Để thăm khám và điều trị bệnh, bệnh viện Đa khoa Phương Đông chính là nơi mang đến sự yên tâm và hài lòng tuyệt đối cho gia đình bạn. Với sự tận tình của đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, hỗ trợ hiện đại từ các thiết bị y tế và phác đồ điều trị viêm mũi họng cấp tích cực sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh, từ đó chữa trị dứt điểm và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Vào thời điểm chuyển giao thời tiết, cơ thể chúng ta thường chưa thể thích nghi được nên rất dễ nhiễm bệnh. Viêm mũi họng cấp tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng những triệu chứng của bệnh làm giảm sức lực, mệt mỏi ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống. Đặc biệt với trẻ nhỏ có thể diễn tiến nặng, gây nên nhiều biến chứng khó lường. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,995

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bệnh viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả

Viêm mũi dị ứng là mặc dù không phải không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

20-08-2020
19001806 Đặt lịch khám