Viêm niêm mạc dạ dày ảnh hưởng thế nào đối với sức khỏe người bệnh?

Hoàng Hải

14-12-2022

goole news
16

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm niêm mạc dạ dày là do cơ thể bị nhiễm khuẩn, lạm dụng thuốc giảm đau, tuổi tác, uống rượu quá nhiều, tâm lý căng thẳng, chữa bệnh ung thư, tự miễn dịch của viêm dạ dày,... Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà phương pháp điều trị bệnh sẽ khác nhau.

Viêm niêm mạc dạ dày là căn bệnh gì?

Viêm niêm mạc dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị viêm, bị kích ứng, ăn mòn do lớp niêm mạc bị tổn thương. Viêm niêm mạc bao tử xuất hiện dần theo thời gian hoặc cũng có thể xuất hiện một cách bất ngờ.

Bệnh được chia thành 2 loại: viêm niêm mạc dạ dày cấp tínhviêm niêm mạc dạ dày mãn tính.

  • Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính: là hiện tượng niêm mạc của dạ dày bị sưng, viêm một cách đột ngột, làm xuất hiện các cơn đau bất ngờ và dữ dội. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do bệnh nhân cảm thấy căng thẳng, tổn thương, sử dụng nhiều chất kích thích, ăn uống không lành mạnh,... Căn bệnh này chỉ xuất hiện tạm thời, trong một giai đoạn ngắn rồi biến mất.
  • Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính: là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị viêm, tổn thương nhưng không quá nghiêm trọng. Khi đó, lớp niêm mạc ngày càng mỏng do các tế bào của cơ thể bị phá hủy. Nếu tình trạng viêm niêm mạc mãn tính xuất hiện và kéo dài liên tục, bệnh sẽ phát triển đến giai đoạn nguy hiểm. Nó sẽ dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày, gây nguy cơ ung thư dạ dày.

viêm niêm mạc dạ dày

Nhận biết tình trạng viêm niêm mạc dạ dày

Viêm niêm mạc dạ dày là do đâu?

Nguyên nhân gây ra viêm niêm mạc bao tử là do cơ quan bảo vệ thành dạ dày bị tổn thương, suy yếu. Một số nguyên nhân cụ thể như:

  • Cơ thể bị nhiễm khuẩn:

Hiện nay trên thế giới, 50%-70% dân số bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori dẫn đến bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh lý này, chỉ một vài trường hợp dẫn đến viêm dạ dày hay rối loạn tiêu hóa. Bệnh do nhiễm khuẩn có thể di truyền bởi thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.

  • Lạm dụng thuốc giảm đau:

Lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm có thể dẫn đến bệnh viêm niêm mạc bao tử. Việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm quá mức sẽ làm lớp viêm mạc suy giảm khả năng bảo vệ của mình.

  • Tuổi tác cũng là nguyên nhân gây bệnh:

So với người trẻ, người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm niêm mạc dạ dày cao hơn. Vì ở giai đoạn này, người lớn dễ bị tấn công bởi khuẩn Helicobacter Pylori, hệ thống tự miễn dịch của cơ thể cũng tăng lên.

  • Uống rượu bia quá mức:

Rượu là nguyên nhân gây kích ứng, ăn mòn niêm mạc dạ dày, làm cơ quan này bị dịch tiêu hóa tác động một cách dễ dàng. Vì vậy, sử dụng rượu quá mức là nguyên nhân dẫn đến viêm niêm mạch dạ dày.

  • Căng thẳng là nguyên nhân tâm lý gây bệnh:

Nếu tâm lý bất ổn, người bệnh sẽ xuất hiện các tình trạng như căng thẳng, stress,... dẫn đến căn bệnh viêm niêm mạc bao tử. Đối với các tình trạng căng thẳng sau chấn thương, phẫu thuật,... căn bệnh có thể phát triển nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Chữa trị bệnh ung thư:

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư phải thực hiện hóa trị, xạ trị, sử dụng các loại thuốc đặc trị để chữa bệnh, và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm dạ dày.

  • Tự miễn dịch của viêm dạ dày:

Đây chính là hiện tượng cơ thể tự tấn công tế bào niêm mạc dạ dày, làm cho cơ quan bảo vệ dạ dày bị bào mòn. Ngoài ra, nếu cơ thể thiếu Vitamin B12, hiện tượng tự miễn dịch của viêm dạ dày cũng có thể xảy ra.

Dấu hiệu bệnh viêm niêm mạc dạ dày

Trong nhiều trường hợp, viêm niêm mạc bao tử không xuất hiện các triệu chứng khác thường. Tuy nhiên, vẫn còn có một vài triệu chứng phổ biến như sau:

  • Khi đi vệ sinh, phân có màu đen, hắc
  • Người bệnh có cảm giác buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu
  • Xuất hiện cơn đau bụng nhiều lần
  • Dạ dày có cảm giác nóng rát, cồn cào trong các bữa ăn
  • Thường xuyên bị nấc cụt
  • Cảm giác ăn không ngon
  • Có tình trạng nôn ra máu hay các chất dịch khác

đau bụng là dấu hiệu cảu viêm niêm mạc dạ dày

Đau bụng là dấu hiệu của bệnh

Biến chứng khó lường của bệnh viêm niêm mạc dạ dày

Viêm niêm mạc bao tử hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Nếu không, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng như:

  • Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

Viêm niêm mạc bao tử trong thời gian dài sẽ xuất hiện lở loét, gây đau đớn. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cơ thể giảm khả năng hấp thu Vitamin B12, gây thiếu máu.

*Tìm hiểu thêm: Viêm loét dạ dày - Nắm được nguyên nhân, triệu chứng để điều trị hiệu quả

  • Xuất huyết ở dạ dày:

Vết lở loét ở dạ dày có thể làm mạch máu bị thủng, xuất hiện hiện tượng xuất huyết ở người mắc bệnh. Về sau, cơ thể sẽ đối mặt tình trạng thiếu máu do không thể sản xuất các tế bào hồng cầu một cách khỏe mạnh.

*Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán xuất huyết dạ dày và phương pháp điều trị hiệu quả

  • Gây thủng dạ dày:

Nếu niêm mạc dạ dày tổn thương, vết lở loét sẽ ngày càng trầm trọng, lây lan và gây thủng dạ dày. Lúc này, dịch sẽ tràn vào ổ bụng và lây lan vi khuẩn cho cơ thể. Nếu bị nhiễm trùng huyết, nguy cơ bệnh bị lan rộng là rất cao và rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

  • Hẹp môn vị:

Là tình trạng phát triển ở mô viêm xơ, xuất hiện tình trạng hẹp lòng ruột ở phía dưới dạ dày. Qua đó, thức ăn di chuyển thông qua đường tiêu hóa sẽ bị cản trở.

  • Ung thư dạ dày:

Viêm niêm mạc bao tử khiến tế bào ung thư dạ dày phát triển nhanh chóng, mất kiểm soát. Đây là biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

*Tìm hiểu thêm: Ung thư dạ dày - Mối đe doạ sức khoẻ, nguyên nhân và cách chữa trị

  • Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày:

Là biến chứng của bệnh viêm niêm mạc bao tử, tình trạng niêm mạc bị lở loét, viêm và các mạch máu bị giãn nở do ứ máu.

Viêm niêm mạc dạ dày gây lở loét ở dạ dày

Phương pháp chữa trị bệnh viêm niêm mạc dạ dày

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh mà cách điều trị bệnh viêm niêm mạc bao tử sẽ khác nhau. Một vài phương pháp chữa trị phổ biến như:

  • Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với bệnh nhân viêm niêm mạc bao tử. Có thể tham khảo một số loại thuốc như: Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori; thuốc ngăn sản xuất axit dạ dày, thuốc trung hòa axit dạ dày,...Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để quá trình chữa trị đạt hiệu quả cao, hạn chế xuất hiện tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Cách chữa không dùng thuốc: Nếu nguyên nhân viêm niêm mạc bao tử là do thiếu máu thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Vitamin B12. Bên cạnh đó, người bệnh phải xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả: không ăn đồ cay nóng, thực phẩm chứa chất gluten, lactose,...

phương pháp điều trj viêm niêm mạc dạ dày

Phương pháp điều trị viêm niêm mạc bao tử

Cách phòng ngừa viêm niêm mạc dạ dày

Viêm niêm mạc dạ dày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, do đó, chủ động phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết. Một vài biện pháp phòng ngừa hữu ích như sau:

  • Xây dựng thói quen vệ sinh cơ thể hàng ngày.
  • Chú trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần, giảm stress, giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ.
  • Ăn đúng bữa, ăn chậm và điều độ.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mờ, đường, muối,…
  • Nếu có hút thuốc lá, hãy ngừng hút.
  • Không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích.

Người mắc bệnh viêm niêm mạc dạ dày nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Người bệnh phải xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để quá trình phục hồi bệnh được diễn ra nhanh chóng.

Viêm niêm mạc dạ dày ăn gì thì tốt cho sức khỏe?

Người bệnh nên sử dụng thực phẩm tốt cho dạ dày và giảm các triệu chứng của bệnh. Gồm các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm nhiều chất xơ như: ngũ, các loại hạt, đậu, rau xanh, trái cây,…
  • Thực phẩm ít chất béo: cá, thịt nạc, rau xanh,…
  • Thực phẩm có nồng độ axit thấp: đậu, rau…
  • Thực phẩm chứa probiotic.

rau xanh tốt cho người bị viêm niêm mạc dạ dày

Rau xanh tốt cho bệnh nhân viêm niêm mạc dạ dày

Viêm niêm mạc dạ dày kiêng ăn gì?

Ăn uống không kiêng dè sẽ làm bệnh viêm niêm mạc dạ dày ngày càng  nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh phải hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: 

  • Thực phẩm chứa axit: một số trái cây, cà chua…
  • Không sử dụng đồ uống có cồn: rượu bia, có gas hay chứa caffeine: cà phê.
  • Không ăn đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ chiên
  • Tránh sử dụng các loại nước ép
  • Hạn chế thực phẩm được muối chua
  • Không nên dùng các loại thức ăn được chế biến cay, nóng.
  • Không nên uống trà.
  • Nếu thực phẩm làm triệu chứng bệnh ngày càng tồi tệ, bệnh nhân phải ngừng sử dụng ngay lập tức vì nó sẽ gây hại đến sức khỏe của mình.

không sử dụng rượu bia giúp làm giảm nguy cơ viêm niêm mạc dạ dày

Không sử dụng rượu bia

Viêm niêm mạc dạ dày là căn bệnh thường gặp, chủ yếu do các loại vi khuẩn tấn công. Căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu áp dụng phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Do đó, bạn cần theo dõi sức khỏe của bản thân để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Nếu cần tư vấn thêm về viêm niêm mạc dạ dày, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19001806 để được hướng dẫn đặt lịch hẹn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,668

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám