Viêm VA quá phát độ 3 là cấp độ diễn tiến nặng của bệnh viêm VA, làm cản trở khả năng hô hấp bình thường của người bệnh. Bệnh tình không được can thiệp kịp thời có thể làm khởi phát các biến chứng nguy hiểm như thấp khớp cấp, viêm nhiễm cầu thận cấp, viêm tấy quanh amidan, viêm tấy hành học,...
Viêm VA quá phát độ 3 là gì?
Viêm VA quá phát độ 3 là tình trạng các VA phì đại, chèn ép khoảng 75% cửa mũi sau. Vấn đề này khiến chức năng hệ hô hấp bị ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến các cơ quan xung quanh.

Viêm VA quá phát độ 3 là tình trạng VA phì đại chèn ép 75% cửa mũi sau
Bệnh thường khởi phát ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, do hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây hại. Mức độ diễn tiến từ nhẹ đến nặng như sau:
- Viêm VA quá phát độ 1 che lấp 25% cửa mũi sau.
- Viêm VA quá phát độ 2 che lấp 50% cửa mũi sau.
- Viêm VA quá phát độ 4 che lấp trên 75% cửa mũi sau.
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định VA phì đại từ 75% trở lên cần can thiệp ngoại khoa bằng cách nạo VA. Tùy theo vị trí bác sĩ sẽ có tư vấn phương pháp nạo, xử lý ổ viêm nhiễm phù hợp.
Triệu chứng khi bị viêm VA độ 3
Trẻ nhỏ bị viêm VA quá phát độ 3 có thể dễ dàng nhận biết thông qua những triệu chứng lâm sàng:
- Trẻ bị nghẹt mũi, phải thở hoàn toàn bằng đường miệng.
- Trẻ sốt cao trên 38 độ C.
- Chảy dịch mũi, tiết nhiều đờm xanh.
- Ho do dịch mũi chảy xuống cổ và thở bằng miệng lâu ngày.
- Trẻ mệt mỏi, chán ăn dẫn đến sụt cân, suy giảm sức đề kháng.
- Hơi thở có mùi hôi nặng.
- Trẻ rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, nôn trớ.
- Nói hoàn toàn bằng giọng mũi.

Biểu hiện lâm sàng viêm VA phì đại độ 3
Bệnh tình biểu hiện rõ ràng hơn qua hình ảnh chẩn đoán cận lâm sàng:
- Nội soi mũi cho hình ảnh niêm mạc, cuốn mũi dưới phù nề. Mũi chứa nhiều dịch mủ, nhiều khối sùi bóng, đỏ sau khi hút sạch dịch mũi. Thành sau họng phát hiện các khối lympho lớn như hạt đậu xanh.
- Nội soi tai phát hiện màng nhĩ bị lõm vào, màu hồng xung huyết góc sau trên hoặc toàn bộ vùng màng nhĩ.
- Bên dưới góc hàm phát hiện sưng hạch, nổi lên trên bề mặt.
Giai đoạn viêm VA độ 3 có khả năng diễn tiến độ 4 nhanh chóng, khiến bé bị nghẹt thở hoàn toàn bằng đường mũi. Tình trạng này kéo dài không điều trị, bé có thể bị ngưng thở khi ngủ, nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng viêm VA quá phát cấp 3
Viêm VA quá phát độ 3 không chỉ gây triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đời sống bệnh nhân, mà còn dễ tái phát sau khi được điều trị. Đối tượng trẻ nhỏ ở giai đoạn này rất dễ bị đuối sức, phụ huynh cần chú ý chăm sóc, phòng ngừa nguy cơ sốt cao.
Cơn sốt do viêm VA không được xử lý kịp thời có thể làm tổn thương não, co giật, rơi vào trạng thái lờ mờ hoặc hôn mê. Nghiêm trọng hơn có thể kéo theo các biến chứng nghiêm trọng:
- Kích thước khối lympho phát triển chèn ép lên cửa mũi sau, làm giảm lượng không khí vào phổi, não bộ không được cung cấp đủ lượng oxi thiết yếu.
- Vi khuẩn trú ẩn trong hốc mũi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh, khởi phát bệnh mũi xoang.
- Viêm VA phì đại mức 3 còn làm gia tăng nguy cơ viêm tai giữa mủ, viêm tai giữa cấp,... Về lâu dài bệnh nhân có thể bị giảm thính lực.
- Hình thành các bệnh lý về đường hô hấp như viêm nhiễm khí quản, viêm mũi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang,...
- Một số bệnh lý nguy cơ khác như thấp khớp cấp, viêm nhiễm cầu thận cấp, viêm tấy quanh amidan, viêm tấy hành học, nổi hạch dưới hàm,...

Cần thận trọng với những biến chứng viêm VA quá phát độ 3
Đây là những biến chứng không ai mong muốn, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Phụ huynh đặc biệt chú ý, có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.
Phương pháp điều trị
Tùy tình trạng viêm VA quá phát bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa trong 4 - 5 ngày. Nếu bệnh tình không thuyên giảm, tiếp tục tái phát nhiều lần sẽ được tiến hành nạo VA.
Hướng dẫn điều trị nội khoa cơ bản như sau:
- Dùng thuốc ức chế ổ viêm, tiêu viêm với thuốc kháng sinh và kháng viêm.
- Đều đặn vệ sinh tai, mũi, họng, miệng với nước muối pha loãng hoặc dung dịch nhỏ mũi.
- Sát trùng tay mỗi ngày cho trẻ nhỏ, trước khi ăn, trước khi ngủ và sau khi đi vệ sinh.
- Tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đảm bảo phù hợp với cơ địa và mức độ viêm VA.

Điều trị viêm VA phì đại độ 3 bằng thuốc
Về can thiệp ngoại khoa:
- Nạo VA để làm sạch ổ viêm, ngừa vi khuẩn ẩn nấp tiếp tục phát triển và tấn công lên các vùng khác. Phương pháp này diễn ra nhanh chóng trong 30 - 60 phút, có thể xuất viện trong ngày hoặc sáng ngày hôm sau.
- Nạo VA được chỉ định thực hiện khi viêm VA tái đi tái lại trên 5 lần trong năm, phù hợp với viêm VA cấp 3 và cấp 4. Phương pháp này cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Biện pháp phòng ngừa tái phát
Phần lớn các nguy cơ về viêm VA quá phát độ 3 có thể xử lý nhờ phương pháp nạo VA. Song để phòng ngừa, bệnh nhân và gia đình cần chú ý xây dựng lối sống khoa học theo khuyến nghị của chuyên gia y tế:
- Đều đặn vệ sinh răng miệng hàng ngày với nước muối pha loãng/nước muối sinh lý. Trung bình 2 lần sáng và tối sau khi đi ngủ, không quên bước đánh răng.
- Giữ không gian nhà ở thoáng mát, sạch sẽ hạn chế vi khuẩn sinh sôi.
- Chủ động cấp ẩm cho không khí với máy tạo ẩm, hạn chế hiện tượng khô miệng.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng nhóm chất với rau xanh, trái cây tươi, cá, sữa, thịt nạc,... Hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, dầu mỡ.
- Sau nạo VA ưu tiên thực phẩm mềm, loãng, lỏng, dễ tiêu hóa như canh, súp, cháo,...
- Bổ sung lượng nước cần thiết hàng ngày tránh cơ thể bị mất nước, cổ họng khô.
- Hạn chế đến những nơi đông người, tăng nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp.
- Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh khói bụi, gió lạnh, gió khô, môi trường bị ô nhiễm,...

Biện pháp phòng ngừa viêm VA phì đại tái phát
Viêm VA quá phát độ 3 là giai đoạn chuyển nặng của viêm VA, thường tái phát nhiều lần trong một năm. Bệnh nhân cần được can thiệp điều trị nội khoa, ngoại khoa sớm, tránh VA phì đại chèn ép lên cửa mũi sau, giảm chức năng hô hấp.