WBC trong xét nghiệm máu là gì? Cách để đánh giá chỉ số WBC

Nguyễn Thị Vân Anh

27-08-2022

goole news
16

Khi bạn nhận về kết quả phân tích mẫu máu, không ít lần trong phiếu sẽ xuất hiện thêm một chỉ số đó là WBC. Đây là chỉ số để phản ánh về dấu hiệu sức khỏe của bạn, vậy WBC trong xét nghiệm máu là gì, chỉ số này tăng giảm phản ánh điều gì? Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần của chỉ số này cùng những bệnh lý có liên quan. 

Tìm hiểu về chỉ số WBC trong máu

Nếu như bạn đã từng lấy mẫu máu để xét nghiệm, chắc hẳn đã từng nghe qua hoặc nhìn thấy chỉ số đặc biệt này. WBC trong xét nghiệm máu là gì, đây là điều mà nhiều người thắc mắc. Trong các xét nghiệm huyết học, có rất nhiều thông số khác nhau, trong đó WBC được viết tắt của từ White Blood Cell là ký hiệu để nhắc đến số lượng của bạch cầu có trong máy của bạn và được tính theo đơn vị (g/l). 

White Blood Cell (hay bạch cầu) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đường máu. Đây là thành phần chính đóng vai trò hàng rào miễn dịch để chống lại các tác nhân có khả năng gây nhiễm trùng. Trong công thức của WBC, người ta chỉ ra  5 loại tế bào bạch cầu chính đó là bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân ái kiềm, đa nhân ái toan, trung tính và Lympho.

Vai trò của chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì? Việc thực hiện xác định được lượng WBC trong máu có vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình chẩn đoán, đồng thời thực hiện các phương pháp điều trị bệnh. Nếu như chỉ số này có thay đổi sẽ phản ánh rất rõ chỉ số sức khỏe của bạn. 

 WBC-White Blood Cell là ký hiệu để nhắc đến số lượng của bạch cầuWBC-White Blood Cell là ký hiệu để nhắc đến số lượng của bạch cầu

Tại sao cần kiểm tra thực hiện xét nghiệm WBC?

Việc thực hiện phương pháp WBC xét nghiệm máu đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi trong cơ thể của chúng ta có đến 5 loại bạch cầu khác nhau, số lượng tế bào tăng hoặc giảm đều phản ánh những hoạt động và chức năng bất thường trong cơ thể con người. 

Vậy vai trò WBC trong xét nghiệm máu là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản mục đích khi thực hiện phương pháp này đó chính là để chẩn đoán những vấn đề sức khỏe của người bệnh. Thông qua đó, các bác sĩ có thể lên phương án để giúp cho sức khỏe người bệnh được cải thiện một cách tối đa. Trên thực tế, dù chỉ số WBC tăng hay giảm đều có thể phản ánh những nguy cơ nguy hiểm.

Phương pháp WBC xét nghiệm máu đóng vai trò vô cùng quan trọngPhương pháp WBC xét nghiệm máu đóng vai trò vô cùng quan trọng

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm WBC? 

Bên cạnh băn khoăn WBC trong xét nghiệm máu là gì, nhiều người cũng đặt câu hỏi là khi nào cần thực hiện các xét nghiệm WBC. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo nếu như bạn gặp những dấu hiệu dưới đây, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám. Bởi đây là những dấu hiệu bất thường cho thấy chỉ số WBC của bạn tăng hoặc giảm, cụ thể: 

  • Tình trạng cơ thể mệt mỏi, chóng mặt buồn nôn kéo dài nhiều ngày. 
  • Cơ thể xuất hiện tình trạng sụt cân nhưng không thể xác định được nguyên nhân cụ thể.
  • Khu vực tay, chân, toàn thân xuất hiện những dấu hiệu bầm tím mà không thể tìm ra được nguyên nhân chính xác. 
  • Có cảm giác biếng ăn, cơ thể khi ăn không có cảm giác ngon miệng.

Các chuyên gia cho biết, nếu như cơ thể bạn xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên cần phải đi thăm khám ngay. Những dấu hiệu nhỏ này có thể phản ánh những vấn đề lớn hơn trong cơ thể của bạn.

Khu vực tay, chân xuất hiện những dấu hiệu bầm tím cần khám ngayKhu vực tay, chân xuất hiện những dấu hiệu bầm tím cần khám ngay

Kết quả xét nghiệm chỉ số WBC bình thường là bao nhiêu? 

Khi bạn tìm hiểu về WBC trong xét nghiệm máu là gì, bạn cũng cần phải xác định được chỉ số WBC bình thường là bao nhiêu. Theo đó, số lượng bạch cầu trong máu của người bình thường là 4-10 giga/L cho tới 11.000 WBC mỗi microliter (µL). Nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng, giá trị có thể thay đổi đôi chút phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau:

  • Những phòng thí nghiệm khác nhau sẽ áp dụng kỹ thuật và phép đo nhất định, từ đó sẽ dẫn đến những sự chênh lệch nhỏ trong phạm vi số tế bào WBC bình thường. Vậy nên để có kết quả chính xác nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết được kết quả kiểm tra của mình. 
  • Yếu tố tuổi tác cũng là nguyên nhân tác động đến số lượng bạch cầu dẫn đến có sự chênh lệch nhỏ trong chỉ số WBC.

Số lượng bạch cầu trong máu của người bình thường là 4-10 giga/LSố lượng bạch cầu trong máu của người bình thường là 4-10 giga/L

Ý nghĩa của chỉ số bất thường WBC trong xét nghiệm máu

Như đã đề cập ở trên, việc bạch cầu trong máu tăng hay giảm đều phản ánh rõ nét sức khỏe của bạn, cụ thể như sau: 

Xét nghiệm WBC giảm

Số lượng WBC thấp hơn 4 (Giga/L) - lượng WBC bình thường được xem là hiện tượng giảm bạch cầu. Nguyên nhân gây ra chỉ số WBC thấp hơn mức bình thường có thể do cơ thể xuất hiện những bệnh lý dưới đây: 

  • Cơ thể nhiễm virus Dengue, HIV…
  • Do nhiễm trùng, khối u hoặc xuất hiện những vết sẹo bất thường gây da thiếu/ suy giảm tủy xương. 
  • Rối loạn tự miễn dịch trong cơ thể như SLE.
  • Cơ thể sử dụng một số loại thuốc điều trị ung thư, hoặc các loại thuốc khác có tác động đến bạch cầu.
  • Do bệnh gan hoặc lá lách.
  • Do xạ trị, một số bệnh virus gây ra, điển hình là bạch cầu đơn nhân (mono).
  • Tủy xương đóng vai trò sản xuất các tế bào máu, nếu như tủy xương bị tổn thương sẽ dẫn đến số lượng bạch cầu giảm.
  • Nhiễm khuẩn nặng.
  • Do căng thẳng đặc biệt nghiêm trọng, hoặc có ảnh hưởng đến các vấn đề về thể chất.

Bên cạnh những nguyên nhân về bệnh lý, một số loại thuốc như thuốc chống co giật, thuốc hóa trị Chlorpromazine Clozapine...), thuốc chẹn histamine-2 Sulfonamid Quinidin Terbinafine Ticlopidin, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống tuyến giáp Asen Captopril,... cũng là nguyên nhân khiến cho chỉ số WBC bị giảm.

Cơ thể nhiễm HIV khiến cho lược WBC giảm mạnh trong cơ thểCơ thể nhiễm HIV khiến cho lược WBC giảm mạnh trong cơ thể

Xét nghiệm WBC tăng

Nếu như số lượng bạch cầu WBC cao hơn mức bình thường, điều này sẽ gây ra hiện tượng tăng bạch cầu. Nguyên nhân xuất phát từ rất nhiều yếu tố khác nhau, điển hình như: 

  • Cắt bỏ lá lách sau phẫu thuật.
  • Hút thuốc lá.
  • Nhiễm trùng.
  • Bệnh viêm như viêm khớp dạng thấp hoặc cơ thể dị ứng. 
  • Bệnh bạch cầu.
  • Bệnh Hodgkin tổn thương mô: Bỏng, ung thư máu, bị đa hồng cầu. 
  • Một số bệnh lý khác (ít phổ biến).
  • Dùng các loại thuốc như Thuốc chủ vận beta adrenergic, một số yếu tố kích thích bạch cầu Heparin Liti,... cũng khiến cho chỉ số WBC tăng cao. 

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra WBC tăng caoHút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra WBC tăng cao

Chỉ số WBC cao có gây nguy hiểm không?

Không phải ai cũng đủ kiến thức về chỉ số xét nghiệm WBC, chính vì thế, tìm hiểu WBC trong xét nghiệm máu là gì cũng như những bệnh lý liên quan rất cần thiết. Nhiều người chủ quan, khi chỉ số WBC tăng cao, không thực sự hiểu rõ bệnh lý của mình. 

Theo đó, chỉ số WBC tăng cao có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Điều này có thể phản ánh một số bệnh lý liên quan như bạch cầu cấp, bạch cầu dòng tủy mạn,… Những bệnh lý này có thể dẫn đến những bất lợi về máu, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. 

Kết quả WBC là chỉ số nhỏ trong xét nghiệm máu nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mình. Chính vì thế, bạn cần phải có những hiểu biết, đồng thời thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ 1 năm 2 lần để có thể nhanh chóng xác định được tình trạng bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Chỉ số WBC có thể phản ánh rõ nét tình trạng bạch cầu dòng tủy mạnChỉ số WBC có thể phản ánh rõ nét tình trạng bạch cầu dòng tủy mạn

Quy trình thực hiện xét nghiệm wbc là gì?

Hiện nay, việc thực hiện các bước để xét nghiệm WBC khá đơn giản, thực hiện qua các bước sau đây: 

  • Các bác sĩ sẽ dùng một kim tiêm chích ra một lượng máu vừa đủ cánh tay người bệnh để thực hiện xét nghiệm này.
  • Sau khi thu được máu vào ống nghiệm vô trùng, máu sẽ được chuyển tiếp vào phòng xét nghiệm, tại đây sẽ có những máy móc và kỹ thuật xét nghiệm để đưa ra được những thông số cụ thể nhất.
  • Thông thường, sẽ mất từ 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi để thu về kết quả của chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì, từ đó xác định tình trạng. 

Việc tiến hành để lấy máu xét nghiệm, cũng như phân tích không chỉ giúp cho các bác sĩ nắm được các chỉ số bạch cầu (WBC), đồng thời nắm được các chỉ số khác như hồng cầu, tiểu cầu… Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy nên tốt nhất bạn nên đi thăm khám sức khỏe theo lịch định kỳ. Không nên đến khi phát bệnh mới bắt đầu kiểm tra sức khỏe. 

Các bác sĩ sẽ dùng một kim tiêm chích ra một lượng máu vừa đủCác bác sĩ sẽ dùng một kim tiêm chích ra một lượng máu vừa đủ

Những lưu ý cần biết khi thực hiện lấy máu WBC

Để giúp cho kết quả của bạn thật chính xác, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau khi thực hiện các xét nghiệm lấy máu, cụ thể: 

Không sử dụng thuốc

Nếu như bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị bệnh, trước khi thực hiện xét nghiệm WBC không nên uống. Nếu như bạn đã lỡ uống thuốc, tốt nhất nên báo lại với các y bác sĩ để có hướng xử lý tốt nhất. Bởi một số loại thuốc có thành phần tác động đến máu, gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. 

Không nên ăn trong 8-12h

Với phương pháp xét nghiệm WBC, bạn không nên ăn trong khoảng từ 8-12 tiếng trước khi thực hiện lấy mẫu máu. Vậy nên, tốt nhất nên đi khám bệnh vào buổi sáng, đây là thời điểm phù hợp nhất khi bạn chưa ăn gì sau một đêm ngủ. Điều này sẽ giúp phản ánh rõ rệt nhất, chính xác nhất kết quả xét nghiệm và tình trạng của bạn. 

Không dùng chất kích thích

Các chuyên gia khuyến cáo, trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm, bạn tuyệt đối không được dùng chất kích thích, hút thuốc lá, cà phê, rượu bia. Tất cả những chất này đều không tốt cho sức khỏe, lại ảnh hưởng không tốt đến kết quả xét nghiệm. Bên cạnh đó, việc lấy mẫu máu rất nhanh, chỉ hơi đau và buốt tay nên người bệnh không cần quá lo lắng khi thực hiện kết quả xét nghiệm. 

Không dùng đồ uống có cồn làm ảnh hưởng đến kết quảKhông dùng đồ uống có cồn làm ảnh hưởng đến kết quả

Chọn cơ sở uy tín

Người bệnh nên đến những cơ sở y tế tốt, chất lượng để thực hiện các xét nghiệm. Những cơ sở y tế không đảm bảo, thường sẽ không đủ khả năng để có thể đưa ra được những phân tích chuẩn xác. Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông là đơn vị hàng đầu chuyên thực hiện các xét nghiệm WBC, mang đến kết quả chính xác, đồng thời khám chữa bệnh hiệu quả cho bệnh nhân. 

Bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm WBC tại bệnh viện Đa Khoa Phương Đông được thực hiện bởi những y bác sĩ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm cao trong ngành, đặc biệt có hệ thống máy móc chất lượng và hiện đại. Nhờ vậy, đảm bảo tất cả quy trình thực hiện chuyên nghiệp, mang đến kết quả đáng tin cậy. 

Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông chuyên thực hiện các xét nghiệm đưa kết quả chính xácBệnh viện Đa Khoa Phương Đông chuyên thực hiện các xét nghiệm đưa kết quả chính xác

Với những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời cho WBC trong xét nghiệm máu là gì. Đây là một chỉ số vô cùng quan trọng, giúp phản ánh rõ nét về tình trạng sức khỏe, từ đó có những phương án để xác định bệnh và điều trị kịp thời. Hãy thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông để nhanh chóng phát hiện sớm những vấn đề về sức khỏe. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

36,466

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám