Xoắn buồng trứng: Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Dương Minh Ngọc

23-12-2022

goole news
16

Xoắn buồng trứng (xoắn phần phụ) là bệnh cảnh cấp cứu trong sản phụ khoa, đặc biệt khi bệnh nhân đang trong độ tuổi sinh sản vì nếu không được điều trị kịp thời có thể hoại tử buồng trứng.

Bệnh xoắn buồng trứng là gì?

Xoắn buồng trứng (xoắn phần phụ) là một bệnh lý có thể gặp ở tất cả phụ nữ, nhất là những người nằm trong độ tuổi sinh sản và trên các buồng trứng có u. 

Đây là tình trạng buồng trứng bị rơi xuống và xoắn lại, kéo theo động mạch cấp máu tại đó cũng xoắn theo. Buồng trứng lúc này không còn được nuôi dưỡng được và dẫn đến quá trình hoại tử buồng trứng nếu không được điều trị sớm. Nó thường xảy ra khi buồng trứng có các nang khoảng từ 5 đến 10cm.

Xoắn phần phụ là môt bệnh lý phổ biến thứ 5 trong các cấp cứu phụ khoaXoắn phần phụ là môt bệnh lý phổ biến thứ 5 trong các cấp cứu phụ khoa

Nguyên nhân gây ra bệnh lý xoắn buồng trứng

Việc thay đổi vị trí giải phẫu và khối lượng của buồng trứng có thể dẫn đến việc thay đổi vị trí của ống dẫn trứng, gây nên tình trạng buồng trứng bị xoắn. 

Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản của bệnh xoắn tại buồng trứng:

  • Ống dẫn trứng dị tật bẩm sinh, kéo dài
  • Bệnh nhân có tiền sử phải phẫu thuật vùng chậu
  • Có các u nang như: U nang bì, u nang buồng trứng, u nang xuất huyết, u nang đơn thuần….
  • Phụ nữ bị kích thích buồng trứng

U nang buồng trứng là một trong số nguyên nhân gây bệnh xoắn ở buồng trứngU nang buồng trứng là một trong số nguyên nhân gây bệnh xoắn phần phụ

Biểu hiện xoắn buồng trứng thường gặp

Xoắn phần phụ là một bệnh lý rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy ngay khi gặp những triệu chứng sau, hãy lập tức đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện:

  • Triệu chứng xoắn tại buồng trứng phổ biến nhất là đau bụng đột ngột, đau liên tục ở bên trái và bên phải vùng bụng dưới. Cơn đau sẽ không suy giảm khi uống các loại thuốc giảm đau thông thường mà nó sẽ diễn tiến xấu đi khá nhanh.
  • Buồn nôn và nôn mửa cũng là những triệu chứng rất điển hình.
  • Tiểu khó, tiểu rắt, táo bón và phù 2 chi dưới là những triệu chứng biểu hiện tình trạng chèn ép của các cơ quan lân cận của tình trạng u nang buồng trứng lớn.
  • Sốt cao khi buồng trứng xoắn đến muộn và có biến chứng hoại tử ở buồng trứng.

Triệu chứng buồng trứng bị xoắn thường không đặc trưng và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý cấp cứu nội ngoại khoa khác. Vì thế, các chị em nằm trong độ tuổi sinh sản cần đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần nhằm để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Sốt cao cũng là một triệu chứng phổ biến của bệnh xoắn phần phụSốt cao cũng là một triệu chứng phổ biến của bệnh xoắn phần phụ

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xoắn buồng trứng

Bệnh xoắn tại buồng trứng thường gặp ở những đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ trong giai đoạn có thể sinh nở
  • Có tiền sử được phát hiện có u nang buồng trứng
  • Sử dụng nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản
  • Ống dẫn trứng dài
  • Người có tiền sửa phẫu thuật ở vùng chậu

Phụ nữ nằm trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh caoPhụ nữ nằm trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh cao

Biến chứng của bệnh xoắn buồng trứng

Buồng trứng bị xoắn không chỉ làm đau đớn cho những bệnh nhân mắc phải mà còn gây nhiễm trùng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản thậm chí là tính mạng. 

Biến chứng nguy hiểm nhất khi buồng trứng bị xoắn là hoại tử buồng trứng. Trường hợp này buộc phải cắt bỏ buồng trứng và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em

Khi đã hoàn thành việc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, các chị em cần tuân theo những biện pháp từ bác sĩ nhằm giảm nguy cơ tái phát và tránh việc nhiễm trùng của các dây chằng xung quanh buồng trứng.

Các biện pháp chẩn đoán của bệnh xoắn buồng trứng

Dựa vào biểu hiện lâm sàng

Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ thường không có biểu hiện thật sự rõ ràng. Do đó, nó dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Khi bệnh trở nặng, người bệnh thường sẽ xảy ra một số triệu chứng như: Buồn nôn và nôn mửa dữ dội, đau dữ dội vùng bụng và chậu, sốt cao,... Bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu này để chẩn đoán bệnh.

Dựa trên xét nghiệm cận lâm sàng

Siêu âm là một phương pháp phổ biến, thường được áp dụng để chẩn đoán tình trạng xoắn ở buồng trứng do thời gian thực hiện nhanh, phát hiện bệnh nhanh chóng và chi phí thấp. Đặc biệt, trong những trường hợp cấp cứu nghi ngờ do xoắn phần phụ biến chứng, cần phải siêu âm để chẩn đoán bệnh ngay. 

Hình ảnh xoắn buồng trứng siêu âm là tình trạng buồng trứng sưng to và chèn lên trên tử cung cùng với các nang noãn phù nề. 

Ngoài phương pháp siêu âm, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác chẳng hạn như:

  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Chụp cộng hưởng MRI
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu nhằm chẩn đoán nguy cơ nhiễm trùng
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu để phân biệt xoắn ở buồng trứng với một số bệnh khác như: thai ngoài tử cung, viêm ruột thừa, trùng đường tiết niệu, áp xe buồng trứng…

Xoắn buồng trứng trên siêu âmXoắn buồng trứng trên siêu âm

Phương pháp điều trị của bệnh xoắn buồng trứng

Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh xoắn phần phụ. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn hình thức can thiệp thích hợp. Mục đích của phẫu thuật là nhằm để tháo xoắn buồng trứng, cố gắng giữ lượng lớn nhất và đưa buồng trứng về đúng vị trí vốn có của nó. 

Nếu tình trạng buồng trứng bị xoắn còn nhẹ và được can thiệp từ sớm thì buồng trứng vẫn có thể hồi phục, người bệnh vẫn có khả năng mang thai và sinh con bình thường.

Tuy nhiên, nếu tình huống xoắn ở buồng trứng trở nặng và có dấu hiệu hoại tử thì các chị em sẽ phải phẫu thuật loại bỏ buồng trứng nhằm ngăn ngừa trạng thái nhiễm trùng cũng như là bảo vệ tính mạng của người bệnh.

Phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh xoắn ở buồng trứngPhẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh xoắn ở buồng trứng

Phương pháp phòng ngừa bệnh xoắn buồng trứng

Xoắn buồng trứng tồn tại khá nhiều biến chứng ở buồng trứng và các dây chằng xung quanh nó. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kì phương pháp phòng ngừa nào. 

Theo một số chuyên gia y khoa chuyên về lĩnh vực này thì cách duy nhất để giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm từ xoắn phần phụ là thường xuyên thăm khám và chú tâm đến những triệu chứng đau bất thường của cơ thể. Chăm chỉ tập thể dục đều đặn và tránh thực hiện các bài tập nặng. Đối với các chị em bị xoắn ở  bộ phận buồng trứng khi mang thai cần phải cẩn trọng trong quá trình vận động suốt thai kỳ. 

Luyện tập mỗi ngày những bài thể dục nhẹ nhàngLuyện tập mỗi ngày những bài thể dục nhẹ nhàng

Bệnh buồng trứng bị xoắn là một bệnh lý rất nguy hiểm cho phái nữ. Trong những trường hợp nặng, các chị em có thể bị mất khả năng mang thai. Chính vì vậy, mọi người cần phải chú ý quan tâm đến tình trạng sức khoẻ của bản thân và cố gắng dành thời gian khám sức khỏe định kỳ 1 năm khoảng 2 đến 3 lần. 

Nếu các bạn cần tư vấn thêm về vấn đề này, liên hệ bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ và đặt lịch thăm khám. Với cơ sở vật chất hiện đại cùng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe hậu phẫu thuật chu đáo, Phương Đông sẽ đem lại chất lượng điều trị cao nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,032

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám