Bại não thể múa vờn là bệnh gì?
Bại não thể múa vờn (Athetoid Cerebral Palsy – ACP) là một trong những dạng bại não phổ biến, ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng kiểm soát vận động của người bệnh. Đây là một rối loạn thần kinh vĩnh viễn do tổn thương não xảy ra trong giai đoạn trước, trong hoặc ngay sau khi sinh.
Bại não thể múa vờn là một trong những biểu hiện của bệnh bại não, một tình trạng ảnh hưởng đến khả năng vận động và tư thế
Khác với bại não thể co cứng, bại não thể múa vờn đặc trưng bởi những hành vi - vận động không kiểm soát, không có mục tiêu cụ thể. Những cử động này chủ yếu xảy ra ở tay, chân, mặt và thân mình, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như cầm nắm, viết, hoặc duy trì tư thế ổn định.
Theo thống kê, có khoảng 10 - 15% các trường hợp bị bại não thể múa vờn, với tỷ lệ bé trai cao hơn bé gái. Các chuyên gia cho biết, bệnh thường liên quan tới việc trẻ bị sinh non hoặc nhẹ cân. Một số trẻ có phát triển bệnh sau khi trải qua tình trạng vàng da kéo dài, nguy cơ ngộ độc bilirubin tăng, ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của não, và các tổ chức thần kinh ngoại biên.
Căn nguyên gây ra bệnh bại não thể múa vờn
Chứng bại não thể múa vờn hiện vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, theo thống kê từ các trường hợp trẻ mắc bệnh, các chuyên gia đánh giá tổng quan được một số yếu tố nguy cơ như sau:
Tổn thương não có thể xảy ra trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc trong những năm đầu đời của trẻ
- Người mẹ mắc phải một số bệnh lây truyền virus trong thời gian mang thai: Đái tháo đường, nhiễm độc thai nghén, nhiễm độc thạch tín, cúm virus, herpes, thuỷ ngân,...hoặc một số bệnh lây nhiễm có liên quan đến nội tiết tố như nấm ngứa phụ khoa, viêm nhiễm, ung thư cổ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung,...
- Mẹ bầu sử dụng các chất kích thích có hại: Bia, rượu, thuốc lá ảnh hưởng đến não bộ của trẻ;
- Mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến não: Thiểu năng trí tuệ hay mẹ mang nhóm máu Rh;
- Mẹ khó sinh: Trong quá trình sinh có thể khiến trẻ bị ngạt khí, chấn thương sản khoa hoặc sinh non;
- Trẻ mắc bệnh bẩm sinh: Xuất huyết não, u não, viêm màng não bẩm sinh;
- Trẻ đã từng gặp một số tai nạn gây ảnh hưởng đến não: Chấn thương sọ não, thiếu oxy thở, đuối nước,...
Những yếu tố trên không phải là nguyên nhân chính khiến trẻ bị bại não thể múa vờn. Nhưng đây sẽ là những yếu tố khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh, chính vì thế bố mẹ cần hết sức lưu ý.
Triệu chứng của chứng bại não thể múa vờn
Mặc dù bệnh không tiến triển theo thời gian, nhưng những ảnh hưởng của nó có thể kéo dài suốt đời và tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bại não thể múa vờn có thể đi kèm với các cử động không tự chủ, bất thường và khó kiểm soát. Những triệu chứng này có thể khác nhau tùy theo mức độ tổn thương não và độ tuổi của người bệnh. Cụ thể:
- Cử động không kiểm soát như chậm, vặn xoắn hoặc đột ngột, không có chủ đích, thường xảy ra ở tay, chân, mặt và thân mình. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh cố gắng thực hiện các thao tác có chủ đích như cầm nắm đồ vật.
- Trương lực cơ thay đổi thất thường. Cơ bắp có thể thay đổi giữa trạng thái căng cứng (tăng trương lực) và mềm yếu (giảm trương lực). Việc kiểm soát các tư thế cơ thể trở nên khó khăn, dẫn đến mất ổn định trong di chuyển.
- Các cơ kiểm soát khuôn mặt, lưỡi và cổ họng có thể bị ảnh hưởng, gây khó khăn trong việc nói chuyện. Một số trẻ gặp vấn đề trong việc nhai, nuốt, dễ bị sặc khi ăn uống.
- Khó giữ thăng bằng và phối hợp vận động khi đứng hoặc đi lại do cơ thể mất kiểm soát. Sự phối hợp giữa tay và mắt kém, gây ảnh hưởng đến các hoạt động tinh vi như viết, cầm nắm đồ vật.
- Cử động không tự chủ có xu hướng gia tăng khi người bệnh bị kích thích, căng thẳng hoặc cố gắng tập trung vào một hành động nào đó.
- Các dấu hiệu khác: Động kinh, trẻ bị điếc ở tần số cao.
Do bất thường trong việc kiểm soát cử động nên trẻ bị bại nào khó có thể ngồi hoặc đi đứng như người bình thường. Ngoài ra, trẻ có dấu hiệu vàng da sơ sinh, các cơ ở mặt và lưỡi cũng bị ảnh hưởng nên trẻ sẽ khó bú, khó nuốt hay khó nói.
Tham khảo:
Biến chứng của bệnh bại não thể múa vờn
So với các bệnh lý khác, bại não thể múa vờn không gây nguy hiểm tới tính mạng bằng. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc phải bệnh lý này mà không được thăm khám và điều trị sớm, thì có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:
- Trẻ bị suy dinh dưỡng: Do gặp khó khăn trong quá trình nhai nuốt khiến trẻ biếng ăn, không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Lâu ngày có thể dẫn đến thiếu chất, không đảm bảo cân nặng.
- Hệ xương của trẻ bị biến dạng, bán trật khớp: Khi bị bệnh, trẻ có thể phải đối mặt với tình trạng trương lực cơ, khiến trẻ thường xuyên bị đau đớn, co giật, động kinh làm xương bị co rút. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần có thể ảnh hưởng không nhỏ tới hệ xương.
- Trẻ dễ bị tự kỷ: Ở giai đoạn 4– 5 tuổi, trẻ đã đủ nhận thức về các vấn đề xoay quanh cuộc sống như tình trạng chậm nói của bản thân hay mức độ nhận thức,....Chính điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy chán nản và dần hình thành bệnh tự kỷ nếu không được can thiệp sớm.
- Nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, hệ hô hấp.
Cách chẩn đoán bệnh bại não thể múa vờn
Bước đầu, bác sĩ sẽ khai thác các bất thường trong thời kỳ mang thai của mẹ bầu và sau khi sinh của trẻ. Bao gồm các biểu hiện rối loạn vận động, biểu hiện bệnh lý khác,...
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng thông qua việc quan sát và kiểm tra các dấu hiệu đặc trưng của bại não thể múa vờn như các cử động không tự chủ, trương lực cơ, vấn đề về thăng bằng và phối hợp động tác.
Tiếp theo, trẻ cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh, bao gồm:
Phương pháp chụp MRI giúp xác định các tổn thương hoặc bất thường trong não bộ ở trẻ
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp phát hiện tổn thương ở vùng hạch nền - khu vực chịu trách nhiệm điều khiển vận động, thường bị ảnh hưởng trong bại não thể múa vờn.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Hỗ trợ đánh giá các bất thường về cấu trúc não.
- Điện não đồ (EEG)/ điện cơ đồ (EMG) và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Nếu nghi ngờ có kèm theo động kinh. Đồng thời, để loại trừ các bệnh lý thần kinh, cơ khác có triệu chứng tương tự.
- Đo thị lực, thính lực;
- Các xét nghiệm khác: LDH (xét nghiệm xác định vị trí và mức độ nghiêm trọng của các rối loạn gây tổn thương mô trong cơ thể), CK (nhằm định lượng nồng độ enzyme Creatine Kinase trong cơ thể) để loại trừ bệnh cơ; T3,T4, TSH (hormone kích thích tuyến giáp) để loại trừ suy giáp.
Điều trị và phục hồi chức năng bệnh bại não thể múa vờn
Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng để có thể giúp trẻ dần cải thiện tốt các triệu chứng nguy hiểm thì các bậc cha mẹ cần phối hợp tốt với các bác sĩ chuyên môn trong thời gian nhất định. Cách tốt nhất để điều trị bại não thể múa vờn chính là phục hồi chức năng và luyện tập cho trẻ theo từng mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp phục hồi chỉ mang tính chất hỗ trợ. Bởi các thể bại não đều không có khả năng điều trị và cải thiện hoàn toàn, do các tổn thương ở não bộ là vĩnh viễn.
Một số phương pháp thường được áp dụng cho trẻ bại não bao gồm:
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu được xem là phương pháp được đánh giá là có mức độ hiệu quả nhất, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện được tình trạng nếu như tập luyện đều đặn. Từ đó, nâng cao kỹ năng theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kiểm soát đầu cổ - lẫy - ngồi - bò - quỳ - đứng - đi - chạy.
Điều trị vật lý trị liệu giúp cải thiện khả năng vận động và thăng bằng
Khi trẻ đã thực hiện được các chuỗi động tác trên thì các chuyên gia có thể nâng cao và phát triển các bài tập theo kỹ thuật phức tạp hơn. Cụ thể:
Kỹ thuật điều chỉnh tư thế: Dành cho trẻ bị bại não thể múa vờn có 1 tay duỗi, 1 tay gập hoặc cả hai cùng gập
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị với tư thế ngồi trên sàn, kỹ thuật viên ngồi đối diện với trẻ.
- Tiếp theo, kỹ thuật viên sử dụng 2 tay để giữ lấy 2 khuỷu tay của trẻ theo tư thế xoay trong của khớp vai. Điều chỉnh xuống thấp và kéo nhẹ về phía mình rồi từ từ nâng cao tay của trẻ lên.
Kỹ thuật phá vỡ tư thế tay co
Cách thực hiện:
- Cho trẻ nằm ngửa trên mặt thảm/sàn
- Buộc cố định phần phía trên khuỷu tay của trẻ và kéo dần tay - vai hướng về phía trước. Lúc này phần cẳng tay và khuỷu của trẻ sẽ được tự do.
Kỹ thuật phá vỡ phản xạ cầm nắm: Kỹ thuật này giúp trẻ dần cải thiện được khả năng cầm - nắm - giữ đồ vật cũng như xoè tay dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
- Sử dụng ngón trỏ để vuốt dọc bên cạnh phía ngoài bàn tay của trẻ (từ ngón út đến cổ tay).
Can thiệp giao tiếp, ngôn ngữ
Trẻ bị bại não thể múa vờn thường dẫn đến một số chứng rối loạn ngôn ngữ như nói lắp, chậm nói,.... Chính quá trình can thiệp về giao tiếp và ngôn ngữ này sẽ giúp trẻ dần gia tăng sự kết nối với mọi người xung quanh, cải thiện khả năng tự lập, không bị phụ thuộc vào người bên cạnh.
Càng can thiệp sớm càng tốt. Khi tương tác, trò chuyện cùng trẻ, chuyên gia hoặc cha mẹ cần chú ý tới tốc độ nói, cần nói chậm, nói rõ, nói ngắn gọn cụ thể và dễ hiểu.
Ngoài ra, có thể kích thích sự hứng thú của trẻ bằng các video, hình ảnh, hoạt động vui chơi hàng ngày để giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn. Nếu trẻ hoạt thành một nhiệm vụ bất kỳ được giao, hãy dành lời khen để trẻ cảm thấy phấn khích hơn.
Quý khách cần đăng ký thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có thể liên hệ qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám trực tiếp tại website.
Điện trị liệu
Phương pháp này thường ưu tiên cho các trường hợp trẻ bị bại não nhưng không có biểu hiện của động kinh lâm sàng. Điện trị liệu áp dụng dòng điện một chiều với tần suất thấp và không đổi. Chi tiết bao gồm:
- Galvanic dẫn Cacl2 lưng: Được chỉ định cho trẻ chưa biết ngồi, không có khả năng tự nâng cơ thể. Quá trình thực hiện điều trị kéo dài khoảng 15 – 30 phút/lần. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần duy trì điện trị liệu mỗi ngày, kiên trì tuỳ theo mức độ nghiêm trọng.
Hỗ trợ phục hồi chức năng cơ bắp và giảm co thắt khi điện trị liệu cho trẻ
- Galvanic dẫn CaCl2 cổ: Được chỉ định cho trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát vùng đầu, cổ, trẻ chưa biết lẫy, bò. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, trẻ cần thực hiện kiên trì trong vòng 20 – 30 ngày, mỗi lần điều trị từ 15 – 30 phút.
Thuỷ trị liệu
Phương pháp này tương tự như điện trị liệu, nhưng nguyên liệu chính là nước để tác động vào các cơ, giúp trẻ nhỏ giảm bớt trương lực cơ. Từ đó, trẻ có thể dần cải thiện tốt khả năng thực hiện các hoạt động theo ý, kiểm soát hiệu quả.
Thuỷ trị liệu thường áp dụng tại bể bơi, bồn xoáy nước, kéo dài khoảng 20 – 30 phút. Không chỉ định với những trẻ bị bại não thể múa vờn kèm theo động kinh.
Bại não thể múa vờn không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng phát hiện sớm và can thiệp đúng cách có thể giúp cải thiện đáng kể khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc thấu hiểu và đồng hành cùng trẻ trong quá trình điều trị sẽ giúp các em có cơ hội phát triển tốt nhất có thể, vượt qua những rào cản do bệnh lý gây ra.