Bệnh thận đái tháo đường là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

Ngọc Anh

01-08-2024

goole news
16

Bệnh tiểu đường thận là biến chứng phổ biến và nguy hiểm của bệnh tiểu đường, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng lọc máu của thận. Do lượng đường huyết cao kéo dài, các mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương, dẫn đến giảm khả năng lọc máu và bài tiết chất thải.

Bệnh thận đái tháo đường là gì?

Bệnh thận đái tháo đường là hiện tượng các cầu tế bào cầu thận bị xơ cứng, xơ hoá. Đây là một trong số các biến chứng của người bệnh đái tháo đường gặp phải do cơ thể bị rối loạn chuyển hoá tang glucose giảm insulin và rối loạn huyết động. 

Đây là bệnh lý thường gặp trên lâm sàng khoa Thận tiết niệu. Nếu bệnh nhân mắc hội chứng thận hư thì rất dễ rất dễ tiến triển thành bệnh thận đái tháo đường trong tương lai. Theo các bác sĩ của Bệnh viện TW Quân đội 108 có tới 20 - 40% số ca bệnh mắc đái tháo đường sẽ mắc các bệnh về thận, đặc biệt là các bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2. Cụ thể, các bác sĩ phát hiện không ít bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2 có lượng protein cao bất thường trong nước tiểu. 

(Hình 1 - Bệnh thận rất thường gặp ở người đái tháo đường)

(Hình 1 - Bệnh thận rất thường gặp ở người đái tháo đường)

Đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 thì bệnh thận diễn ra muộn hơn. Khoảng 10 năm sau thì ½ số ca bệnh sẽ có biểu hiện suy thận giai đoạn cuối và ½ số bệnh nhân chưa có biến chứng thận còn lại cũng sẽ có thận bị suy giảm chức năng. Nếu bạn quan sát các bệnh nhân đang thực hiện chạy thận tại các Bệnh viện thì khoảng 40% số đó là có tiền sử bệnh đái tháo đường. 

Tại sao người bệnh đái tháo đường hay mắc các bệnh thận? 

Giải thích mối liên hệ của bệnh thận với bệnh đái tháo đường, các Bác sĩ của Bệnh viện TW Quân đội 108 cho hay: Người bệnh đái tháo đường có lượng đường huyết cao trong máu cao hơn bình thường. Điều này khiến thận phải hoạt động hết công suất trong thời gian dài. 

Kết quả là hệ thống lọc của thận quá tải và bắt đầu để nhiều protein hơn lọt ra bên ngoài.

(Hình 2 -Lượng đường huyết cao khiến thận của người bệnh phải hoạt động nhiều, theo thời gian dễ sinh ra các bệnh về thận)

(Hình 2 -Lượng đường huyết cao khiến thận của người bệnh phải hoạt động nhiều, theo thời gian dễ sinh ra các bệnh về thận)

Chức năng thận bị mất hoàn toàn cho đến khi bệnh nhân bị khả năng lọc của thận chỉ còn dưới 15%, tức thận đã hoàn toàn mất khả năng lọc chất độc - suy thận giai đoạn cuối. Khi đó, người bệnh buộc phải lọc máu bởi lượng chất thải, chất độc như ure, creatinin,... tích tụ trong máu người bệnh tăng cao, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

Triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường

Điều nguy hiểm của bệnh lý tiết niệu này là trong giai đoạn đầu - thời điểm vàng để điều trị bệnh và đảm bảo được hiệu quả hoạt động của thận thì bệnh lại không có triệu chứng mà chỉ có các biểu hiện thoáng qua như:

  • Phù
  • Mất ngủ
  • Đau đầu
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi
  • Giảm trí nhớ
  • Tăng huyết áp

Nguyên nhân các dấu hiệu của bệnh thận giai đoạn đầu không điển hình. Bởi lúc này, chức năng thận vẫn ổn định và đang tăng cường hoạt động được để bù trừ cho các mao mạch tổn thương. 

Ngược lại, triệu chứng của biến chứng thận ở người đái tháo đường trong các giai đoạn sau điển hình hơn. Do khi đó, khả năng lọc máu của thận giảm mạnh, quá nhiều protein tràn vào máu khiến cơ thể không thể giữ dịch ở trong lòng mạch. Nước và dịch tiết thừa không được đào thải ra ngoài khiến người bệnh:

  • Phù toàn thân
  • Có cổ chướng
  • Buồn nôn, nôn ói, chán ăn
  • Có biểu hiện bị tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim,...

(Hình 3 - Người bệnh thận đái tháo đường bị chướng bụng, phù toàn thân, ăn uống không ngon)

(Hình 3 - Người bệnh thận đái tháo đường bị chướng bụng, phù toàn thân, ăn uống không ngon)

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận do đái tháo đường

Ngoài tiền sử bệnh đái tháo đường còn có các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận như:

  • Hàm lượng đường trong máu cao không kiểm soát được
  • Huyết áp cao không kiểm soát được
  • Hay hút thuốc lá
  • Lượng cholesterol trong máu cao
  • Gia đình có lịch sử bị đái tháo đường hoặc bệnh thận như sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu….

Bệnh thận đái tháo đường có nguy hiểm không?

Có. Đây là bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng theo tháng, năm,... Theo thời gian, nó tiềm tàng nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh như:

  • Ứ dịch, có thể phù ở tay và chân, tăng huyết áp, hoặc xuất hiện dịch trong phổi (phù phổi)
  • Tăng nồng độ Kali trong máu
  • Mắc bệnh tim và mạch máu, có thể dẫn đến đột quỵ
  • Tổn thương mạch máu của võng mạc ở mắt (bệnh lý võng mạc)
  • Thiếu máu
  • Đau ở bàn chân, rối loạn cương dương, tiêu chảy và các vấn đề khác liên quan đến tổn thương thần kinh và mạch máu
  • Biến chứng trong thai kỳ ảnh hưởng đến cả mẹ và con
  • Suy thận giai đoạn cuối, bắt buộc phải lọc thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống. 

(Hình 4 - Người bị bệnh thận dễ bị huyết áp cao, mắc các bệnh tim và đột quỵ)

(Hình 4 - Người bị bệnh thận dễ bị huyết áp cao, mắc các bệnh tim và đột quỵ)

Cách chẩn đoán của bệnh thận đái tháo đường

Cách hiệu quả nhất để phát hiện bệnh nhanh chóng, kịp thời là đến Bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ y tế. Bạn có thể được chỉ định thực hiện:

  • Xét nghiệm máu để xem xét tình trạng máu, mỡ máu, chức năng thận, điện giải (đặc biệt là Kali máu)
  • Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện protein trong nước tiểu là dấu hiệu sớm của bệnh lý thận
  • Chẩn đoán hình ảnh (Chụp CT, chụp MRI, siêu âm,..) để phát hiện các bệnh lý thận, tiết niệu như sỏi thận, viêm nhiễm hệ tiết niệu, khối u hệ tiết niệu,..
  • Sinh thiết thận với mục đích xác định chính xác nguyên nhân gây tổn thương thận trong những trường hợp khó

Điều trị cho bệnh thận đái tháo đường

Tuy nguy hiểm nhưng bệnh thận đái tháo đường có thể được kiểm soát nếu điều trị theo phác đồ phù hợp và ngăn chặn các yếu tố nguy cơ theo nguyên tắc:

  • Kiểm soát huyết áp dưới 140/90 mmHg
  • Kiểm soát đường máu mục tiêu HbA1c dưới 7%
  • Điều chỉnh rối loạn mỡ máu cholesterol và triglyceride trong máu
  • Kiểm soát cân bằng Calci và Phospho trong máu để đảm bảo sức khoẻ xương
  • Giảm Protein trong nước tiểu

(Hình 5 - Bệnh nhân cần kiểm soát lượng cholesterol nạp vào mỗi ngày, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi)

(Hình 5 - Bệnh nhân cần kiểm soát lượng cholesterol nạp vào mỗi ngày, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi)

Kiểm soát lượng đường trong máu

Bạn phải duy trì đường huyết HbA1C luôn nhỏ hơn hoặc bằng 7,0. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu quả khi albumin niệu vi lượng ở bệnh thận giai đoạn đầu. Nó không thể làm chậm tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường đã được hình thành rõ rệt.

Kiểm soát huyết áp

Để chống lại biến chứng về glucose trong máu của người bệnh, các bác sĩ sẽ thực hiện mọi biện pháp để giữ cho huyết áp bệnh nhân <130/80 mm Hg hoặc <140/90 mmHg. Khi đó, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc:

  • Thuốc ức chế Angiotensin với tác dụng làm giảm protein niệu, từ đó, kéo dài diễn biến của bệnh đái tháo đường
  • Thuốc lợi tiểu 
  • Thuốc chẹn kênh canxi nondihydropyridine có hiệu quả làm giảm protein niệu, bảo vệ thận…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

  • Hạn chế calo nạp vào để kiểm soát cân nặng và giảm gánh nặng cho thận. Đồng thời, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ/chuyên gia dinh dưỡng để xác định lượng calo phù hợp
  • Hạn chế protein từ từ thịt đỏ, nội tạng và thực phẩm chế biến sẵn, giảm lượng protein nhìn chung trong ngày. Chuyển sang lựa chọn các loại protein chất lượng cao như thịt nạc, cá, trứng, sữa ít béo,..
  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt
  • Chọn chất béo tốt từ thực vật: dầu olive, dầu hạt cải, các loại hạt. Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo trans.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu. Một số bệnh nhân cần hạn chế kali và photpho.
  • Uống đủ 2 lít nước/ ngày
  • Lên thực đơn hàng ngày đầy đủ dưỡng chất, kiểm soát lượng calo, protein, chất béo. Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày.

(Hình 6 - Chế độ ăn của người bệnh thận phải kiểm soát lượng đường, muối và protein hiệu quả)

(Hình 6 - Chế độ ăn của người bệnh thận phải kiểm soát lượng đường, muối và protein hiệu quả)

Ghép thận

Ghép thận là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường thận giai đoạn cuối, mang lại hy vọng sống và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nó sẽ giúp thay thế chức năng quả thận bị hỏng, giảm nhẹ gánh nặng chi phí và tăng cơ hội sống. 

Theo nhiều nguồn thông tin, thời gian sống thêm 5 năm đối với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 được ghép thận là gần 77%, so với 88% đối với bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ sống sót của thận ghép đồng loại lần lượt là > 97% và 77% ở những người được ghép thận từ người hiến tặng còn sống và đã chết, ở thời điểm 5 năm.

Nhưng trên thực tế, nguồn nội tạng hiến ghép còn hạn chế, thời gian chờ tạng kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ bệnh nhân. 

Chuyên khoa Nội thận - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán - điều trị các bệnh lý thận, gan mật như TTƯT.Ths.BSNT Nguyễn Thị Tường Vân, ThS.BS Nguyễn Tuấn Dũng,... 

(Hình 7 - Các bác sĩ tiến hành mổ nội soi tán sỏi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

(Hình 7 - Các bác sĩ tiến hành mổ nội soi tán sỏi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị y tế cực kỳ hiện đại bao gồm dàn máy nội soi, công nghệ nội soi AI, máy chụp CT Scanner 128 lát cắt, máy siêu âm Philips Affiniti,... giúp phát hiện chính xác, kịp thời các bất thường ở hệ tiết niệu như viêm cầu thận, suy thận, biến chứng do tăng huyết áp,... Đồng thời, hệ thống phòng nội trú tiện nghi, hiện đại, chính sách thanh toán nhiều ưu đãi giúp người bệnh an tâm, nhẹ nhàng khi thăm khám. 

Có thể nói, bệnh thận đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để chủ động bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và những người thân yêu, bạn nên chủ động thăm khám khi cơ thể có các biểu hiện bất thường và kiên trì khám sức khoẻ định kỳ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
212

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS. BS

TRẦN QUÝ DƯƠNG

Phó Trưởng khoa Ngoại

ThS. BS

TRẦN QUÝ DƯƠNG

Phó Trưởng khoa Ngoại
19001806 Đặt lịch khám