Tìm hiểu về sỏi túi mật và biến chứng sỏi túi mật
Sỏi mật là gì?
Sỏi túi mật là hiện tượng các sắc tố mật hình thành nên bùn mật hoặc viên sỏi gây ứ trệ và tức nghẽn sự lưu thông đường mật. Bộ Y Tế đã liệt đây là một trong số các bệnh lý thường gặp nhất ở túi mật với số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị chưa có xu hướng giảm xuống. Nếu bệnh đang trong giai đoạn đầu thì việc điều trị khá đơn giản nhưng bệnh nhân đã xuất hiện biến chứng sỏi túi mật thì hầu hết phải phẫu thuật để chữa bệnh.
Minh hoạ sỏi túi mật
Nguyên nhân sỏi túi mật
Không có nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh sỏi mật. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ khiến người bệnh bị tạo sỏi mật bao gồm:
- Ít vận động, chế độ ăn tiêu thụ nhiều chất béo, cholesterol, ít chất xơ, giảm cân nhanh trong thời gian ngắn
- Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường
- Người béo phì
- Thói quen sử dụng thuốc như cholesterol máu cao, thuốc có nồng độ estrogen cao
Triệu chứng của bệnh lý sỏi mật
Theo Trưởng khoa Phẫu Thuật Gan Mật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Không phải trường hợp sỏi túi mật nào cũng có biểu hiện rõ ràng. Đồng thời, vị trí sỏi mật khác nhau cũng dẫn đến các dấu hiệu bệnh khác nhau. Đối với bệnh nhân có sỏi ở đường mật, ống mật chủ, ống gan chung, đầu ống gan thì có triệu chứng từ rất sớm nhưng sỏi ở đường mật thì không.
Sỏi túi mật là bệnh lý khá thường gặp
Thông thường, bệnh chỉ có các triệu chứng rõ ràng với đặc trưng là cơn đau vùng mạn sườn phải khi sỏi túi mật đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Tuy nhiên, nhìn chung, bạn phải lưu ý đến các dấu hiệu của bệnh lý sỏi túi mật như sau:
- Đau hạ sườn phải: Người bệnh thường cảm thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội trên hạ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị lan lên vai phải và ra sau lưng
- Sốt, ớn lạnh: Do nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật nên người bệnh sẽ có cảm giác rét run, vã mồ hôi nhiều sau khi hạ sốt.
- Rối loạn tiêu hoá: Bệnh nhân sẽ cảm thấy sợ đồ dầu mỡ, ợ chua, đầy bụng, ăn không tiêu,....
- Vàng da: Mức độ vàng da cũng phản ánh diễn biến bệnh của sỏi mật
Biến chứng sỏi túi mật cấp tính
Tham khảo từ các bác sĩ của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, biến chứng sỏi túi mật có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới túi mật, gan. Trong số đó, phải kể đến các biến chứng của sỏi túi mật xảy ra sớm như sau:
Thẩm mật phúc mạc
Các viên sỏi hình thành với số lượng lớn trong túi mật sẽ khiến tắc đường mật. Theo thời gian, đường mật dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Mặt khác, đường mật bị tắc nghẽn khiến dịch mật bị ứ đọng, túi mật phải căng to dẫn đến áp lực của cơ quan này lớn.
Nhiễm trùng ổ bụng có thể xảy ra ở bệnh nhân gặp biến chứng sỏi túi mật
Điều này có thể khiến dịch mật nhiễm trùng vào ổ phúc mạc làm ổ bụng bị nhiễm trùng.
Viêm phúc mạc mật
Biến chứng này là 1 trong những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi bị sỏi túi mật. Lý do là bởi túi mật bị vỡ, thủng hoặc hoại thử khiến dịch mật và vi khuẩn tràn vào ổ bụng gây viêm nhiễm. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng này đó là thành bụng bị co cứng, nếu để lâu bụng sẽ bị chướng, người bệnh bị bí trung tiện, đại tiện.
Viêm phúc mạc mật trong phẫu thuật nội soi, dẫn lưu ổ bụng
Viêm tuỵ cấp do sỏi
Đây là một trong số các biến chứng sỏi túi mật thường gặp. Người bị sỏi túi mật dễ bị viêm tuỵ cấp thể phù và thể hoại tử. Viêm tuỵ thể hoại tử có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ sốc nhiễm trùng nhiễm độc, thậm chí gây tử vong.
Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như đau dữ dội, nôn nhiều, co cứng thành bụng ở vùng trên rốn.
Viêm tuỵ cấp có thể xảy ra ở bệnh nhân có sỏi mật
Chảy máu đường mật
Khi sỏi túi mật gây viêm và áp xe có thể khiến thành túi mật, ống mật bị loét ảnh hưởng đến nhu mô gan gà gây chảy máu từ động mạch hoặc tĩnh mạch gan vào đường mật.
Khi gặp phải tình trạng này người bệnh có thể nôn ra máu cục, đại tiện ra phân đen. Khi nội soi dạ dày tá tràng có thể thấy máu trong tá tràng nguồn gốc từ đường mật.
Xuất huyết đường mật đã được xử lý sau phẫu thuật
Viêm mủ đường mật và áp xe gan mật
Viêm đường mật là nguyên nhân gây sỏi túi mật hàng đầu (chiếm 77,8 - 97,52% các trường hợp). Đây cũng là biến chứng sỏi túi mật thường gặp do tình trạng mật bị ứ đọng gây nhiễm khuẩn và viêm mủ. Tình trạng viêm mủ đường mật để lâu sẽ tạo thành các khối áp xe.
Ổ áp xe hình thành trong gan do tình hình viêm nhiễm kéo dài
Biểu hiện khi bị biến chứng này đó là người bệnh sốt cao, rét run, môi khô lưỡi bẩm thể trạng suy kiệt... và cần phải chụp X quang hoặc siêu âm để chẩn đoán. Áp xe đường mật có thể vỡ làm tràn dịch vào ổ bụng gây viêm phúc mạc hoặc gây tràn dịch màng phổi… đe dọa đến sức khỏe người bệnh.
Sốc nhiễm khuẩn đường mật
Đây là 1 biến chứng sỏi túi mật nặng nề, xảy ra ở 16 - 24% các trường hợp. Sốc nhiễm khuẩn thường gặp nhiều ở người lớn tuổi (>50 tuổi).
Nguyên nhân là do vi khuẩn tiết ra chất lipopolysaccharide gây hoạt hóa chuỗi phản ứng nội tại hoặc do tổn thương gan, tổn thương túi mật hoặc đường mật trong và ngoài gan. Biến chứng sỏi túi mật này có thể khiến người bệnh tử vong, hay gặp ở các bệnh nhân có sỏi mật, đau sốt nhiều nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng có túi mật to, một số người bệnh có thể bị nhiễm trùng máu
Biến chứng sỏi túi mật mạn tính
Xơ gan mật
Xơ gan mật là biến chứng sỏi túi mật với tình trạng đường mật trong gan bị phá huỷ gây ra các chất độc hại tích tụ trong gan. Tổn thương này có thể dẫn đến sẹo của mô gan (xơ gan). Lưu ý rằng, xơ gan đường mật là bệnh tự miễn khiến các tế bào miễn dịch tự chống lại các tế bào của riêng mình.
Đây là bệnh diễn biến chậm, nếu điều trị sớm có thể làm chậm lại sự tiến triển của bệnh tránh diễn biến thành xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch và ung thư đường mật trong gan.
Cần cảnh giác với những biến chứng của sỏi túi mật
Ung thư đường mật
Viêm đường mật kéo dài có thể làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào lạ, Trong đó có tế bào ung thư. Đây được coi như diễn biến nghiêm trọng nhất của biến chứng sỏi túi mật khiến người bệnh sút cân, vàng da,... và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Điều trị sỏi túi mật tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Hiện nay, sỏi túi mật tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã và đang thực hiện nhiều phương pháp điều trị sỏi túi mật. Trong đó các phương pháp điều trị nổi bật có thể kể đến:
Cắt túi mật
Trong trường hợp bệnh nhân đã gặp biến chứng của túi mật, bệnh diễn biến trong thời gian dài khiến bệnh nhân đau đớn thì có thể được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt túi mật. Bệnh nhân T.T.Đ gặp biến chứng viêm túi mật do sỏi với tiền sử sỏi mật 2 năm đã được chỉ định mổ nội soi ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Bác chia sẻ sau phẫu thuật: “Trước khi phẫu thuật thì tôi rất là yếu. Sau khi phẫu thuật được các bác sĩ y tá hỗ trợ tận tình thì sức khoẻ phục hồi cũng rất là tốt và càng ngày càng chuyển biến tốt hơn”.
So với mổ mở thì mổ nội soi cắt túi mật có nhiều ưu điểm hơn. Thời gian mổ rất ngắn, bệnh nhân phục hồi sau mổ nhanh, liền sẹo sớm và ít gặp biến chứng sau mổ.
Các bác sĩ có thể cắt túi mật bằng phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở
Tán sỏi ngược dòng bằng laser
Nếu bệnh nhân có ít sỏi trong túi mật, các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật ngược dòng để tán sỏi. Bằng cách này, các viên sỏi mật sẽ được tác động để làm vỡ, trở nên đủ nhỏ để trôi qua đường mật và vào ruột non một cách an toàn.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp như điều trị nội khoa, điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường tập thể dục thể thao,.... tùy tình trạng bệnh nhân.
Tán sỏi ngược dòng bằng laser cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Tuy nhiên các bác sĩ Khoa Ngoại của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cũng cho hay: Cách tốt nhất là bệnh nhân nên thăm khám và điều trị bệnh sỏi túi mật từ sớm, ngay từ thời điểm bệnh chưa xảy ra các biến chứng. Khi đó, việc điều trị sẽ đơn giản và giảm được nhiều rủi ro sức khoẻ cho bệnh nhân hơn.
Có thể nói, biến chứng sỏi túi mật đều là các diễn biến hết sức nghiêm trọng ở ổ bụng, đường mật, gan,... Vì thế, để chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ, khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường nên đi gặp bác sĩ ngay!