Sỏi túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dương Minh Ngọc

08-08-2024

goole news
16

Sỏi túi mật là gì? Sỏi túi mật là tình trạng lắng đọng cứng dịch tiêu hóa trong túi mật, đa dạng kích thước, từ nhỏ đến to. Bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi mật, tuy nhiên chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ trên 40 tuổi, thừa cân, béo phì, lười vận động.

Sỏi túi mật là gì?

Bệnh sỏi túi mật là sự lắng đọng cứng của dịch tiêu hóa có thể hình thành trong túi mật. Chúng có đa dạng kích thước, từ nhỏ như hạt cát đến lớn như quả bóng golf. Bệnh chỉ cần điều trị khi gây triệu chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống, nếu không thì không cần điều trị.

sỏi túi mật là gì? Sỏi túi mật hình thành từ sự lắng đọng cứng của dịch tiêu hóa

(Sỏi túi mật hình thành từ sự lắng đọng cứng của dịch tiêu hóa)

Phân loại sỏi túi mật

Túi mật là cơ quan thiết yếu trong hệ thống tiêu hóa, có nhiệm vụ lưu trữ mật và hỗ trợ phân hủy chất béo. Nếu bộ phận này hình thành sỏi, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như viêm túi mật, thủng túi mật, ung thư túi mật,...

Tùy loại sỏi sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe:

Sỏi cholesterol

Sỏi cholesterol là loại sỏi có cholesterol chiếm ít nhất 80%, kích thước 2 - 3cm, có màu vàng nhạt, xanh đậm, nâu hoặc trắng phấn, hình bầu dục, có đốm nhỏ sẫm ở trung tâm. Phụ nữ, người béo phì liên quan đến mật độ bão hòa cholesterol có nguy cơ mắc bệnh cao.

Sỏi cholesterol có màu vàng, kích thước trung bình 2 - 3cm

(Sỏi cholesterol có màu vàng, kích thước trung bình 2 - 3cm)

Sỏi sắc tố mật

Sỏi sắc tố mật có lượng cholesterol chiếm ít hơn 20%, chủ yếu hình thành từ bilirubin và muối canxi. Kích thước những viên sỏi này tương đối nhỏ, sẫm màu trong đó đa phần là màu đen.

Sỏi sắc tố mật hình thành từ bilirubin và muối canxi

(Sỏi sắc tố mật hình thành từ bilirubin và muối canxi)

Sỏi hỗn hợp

Sỏi mật hỗn hợp hình thành từ cholesterol (20 - 80%), canxi cacbonat, palmitat photphat, bilirubin, sắc tố mật khác, phát triển thứ phát sau nhiễm trùng đường mật. Vì hàm lượng canxi trong sỏi cao nên có thể phát hiện qua hình ảnh chụp X-quang.

Sỏi hỗn hợp hình thành từ cholesterol, canxi photphat, bilirubin và sắc tố mật khác

(Sỏi hỗn hợp hình thành từ cholesterol, canxi photphat, bilirubin và sắc tố mật khác)

Nguyên nhân hình thành sỏi túi mật

Sau khi hiểu rõ về sỏi túi mật là gì chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân sỏi túi mật. Sỏi mật được hình thành khi dịch mật lưu trữ tại túi mật bị kết tủa lại thành những mảnh vật chất rắn. Quá trình này cần thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản sau:

  • Mật chứa quá nhiều cholesterol do gan bài tiết, không thể hòa tan dẫn đến hình thành các tinh thể và thành sỏi.
  • Mất chứa quá nhiều bilirubin do xơ gan, nhiễm trùng đường mật, bệnh lý về máu, góp phần hình thành sỏi mật.
  • Chức năng đào thải mật của túi mật bất thường do không hoạt động hoàn toàn hoặc thường xuyên, khiến mật trở nên cô đặc làm xuất hiện sỏi mật.

Yếu tố nguy cơ sỏi túi mật

Sỏi mật xuất hiện do sự mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật như quá trình tổng hợp và dịch chuyển mật trong gan, ứ dịch mật kéo dài, viêm đường mật, nhiễm khuẩn. Những yếu tố nguy cơ khác liên quan đến cơ địa cũng có thể tăng tỷ lệ bệnh như:

  • Tiền sử gia đình bị bệnh sỏi túi mật.
  • Nữ giới.
  • Trên 40 tuổi.
  • Béo phì, thừa cân.
  • Lười vận động.
  • Chế độ ăn giàu chất béo, cholesterol và ít chất xơ.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Tiểu đường.
  • Người mắc bệnh đường ruột như bệnh Crohn.
  • Thiếu máu tán huyết hoặc xơ gan.
  • Dùng thuốc giảm cholesterol.
  • Người ăn chay.
  • Giảm cân cấp tốc.

Nữ giới trên 40 tuổi là đối tượng nguy cơ hình ảnh sỏi mật cao

(Nữ giới trên 40 tuổi là đối tượng nguy cơ hình ảnh sỏi mật cao)

Nếu nằm trong nhóm nguy cơ nêu trên, người bệnh nên chủ động thăm khám y tế định kỳ, đều đặn giúp phát hiện và điều trị kịp thời. Đồng thời thay đổi lối sống, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, duy trì năng lượng và xây dựng hàng rào đề kháng khỏe mạnh.

Triệu chứng sỏi túi mật

Thông thường kích thước sỏi mật rất nhỏ, không gây bất kỳ triệu chứng cho người bệnh, chỉ phát hiện khi vô hình thăm khám sỏi túi mật. Biểu hiện ra bên ngoài khi sỏi lớn chặn đường vận chuyển dịch mật tự nhiên, làm tổn thương túi mật hoặc tuyến tụy:

  • Đau vùng bụng phải.
  • Đau vùng bụng giữa phía trên.
  • Đau phía trên bụng phải, có thể lan ra vai hoặc lưng.
  • Đau bụng sau ăn.
  • Vàng da.
  • Vàng mắt.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Nước tiểu nâu nhạt.
  • Đại tiện màu phân khác lạ.

Triệu chứng vàng da do sỏi túi mật gây nên

(Triệu chứng vàng da do sỏi túi mật gây nên)

Nếu xuất hiện các triệu chứng nêu trên, bạn có thể nghi ngờ bệnh sỏi túi mật, kích thước to gây cản trở chức năng thông thường của thận. Trường hợp này cần nhanh chóng thăm khám, kiểm tra tình trạng và áp dụng liệu pháp phù hợp. chính bởi vậy mà mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ về bệnh lý sỏi túi mật là gì và những thông tin liên quan để có thể phát hiện kịp thời tình trạng bệnh của bản thân nếu không may mắn mắc phải.

Phương pháp chẩn đoán

Trước khi chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh, đưa kết luận ban đầu. Một số kỹ thuật có thể xác định, phát hiện sỏi túi mật:

  • Xét nghiệm máu phát hiện nhiễm trùng, viêm đường mật, viêm tuyến tụy, viêm túi mật, viêm gan.
  • Chụp X-quang tìm sỏi mật.
  • Siêu âm tạo ra hình ảnh cấu trúc túi mật, phát hiện sỏi mật.
  • Chụp CT-Scan phát hiện sỏi mật, kiểm tra các biến chứng như nhiễm trùng, tắc nghẽn túi mật, ống dẫn mật,...
  • Chụp MRI tạo hình ảnh chi tiết về cơ quan, mô mềm, phát hiện sỏi túi mật bên trong đường mật.
  • Quét HIDA sử dụng chất phóng xạ để thu hình ảnh đường mật, phát hiện cơn co thắt bất thường túi mật hoặc tắc nghẽn ống mật do sỏi.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng ERCP là phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh lý liên quan đến ống túi mật, tụy và loại bỏ sỏi mật.

Sỏi túi mật là gì? Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý sỏi mật?

(Sỏi túi mật là gì? Những kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý sỏi mật?)

Phương pháp điều trị sỏi túi mật

Dựa vào những thông tin liên quan đến sỏi túi mật là gì và kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng, kích thước và khả năng tổn thương của sỏi túi mật. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, đạt hiệu quả loại bỏ sỏi túi mật và bảo toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.

Cách điều trị sỏi túi mật không triệu chứng

Với bệnh nhân được chẩn đoán sỏi túi mật nhưng không có triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định theo theo dõi thay vì can thiệp điều trị. Xây dựng chế độ ăn cân bằng, giảm mỡ, tăng chất xơ, bổ sung đầy đủ nước, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, thể dục thể thao đều đặn để đưa sỏi ra ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu tự nhiên.

Thuốc điều trị sỏi túi mật

Người bệnh bị sỏi cholesterol, bệnh lý nền nghiêm trọng không thể phẫu thuật sẽ được chỉ định điều trị nội khoa. Ba phương pháp phá vỡ cấu trúc, loại bỏ sỏi mật không cần xâm lấn sâu gồm có:

  • Nội soi tụy ngược dòng ERCP: Chỉ định với trường hợp sỏi túi mật mắc kẹt trong ống mật chủ.
  • Dùng thuốc: Những loại thuốc chứa axit mật như Ursodiol NIH và Chenodiol NIH thường được kê đơn để phá vỡ sỏi cholesterol kích thước nhỏ, tuy nhiên cần dùng trong thời gian dài.
  • Tán sỏi bằng sóng xung kích: Phá vỡ sỏi mật thành mảnh nhỏ, dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể.

Điều trị nội khoa sỏi mật bằng thuốc

(Điều trị nội khoa sỏi mật bằng thuốc)

Can thiệp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa là phương pháp điều trị phổ biến đối với bệnh sỏi túi mật, bệnh nhân được gây mê toàn thân để cắt bỏ túi mật. Dựa vào bệnh tình cụ thể sẽ thực hiện:

  • Nội soi cắt túi mật: Người bệnh có thể xuất hiện trong ngày, hoạt động thể chất bình thường sau khoảng 1 tuần.
  • Mở mổ cắt túi mật: Áp dụng mổ sỏi túi mật với túi mật bị viêm nặng, nhiễm trùng, có sẹo. Người bệnh thường phải lưu viện 1 tuần, theo dõi và hoạt động thể chất bình thường sau 1 tháng.

Can thiệp ngoại khoa khi sỏi túi mật diễn tiến nghiêm trọng

(Can thiệp ngoại khoa khi sỏi túi mật diễn tiến nghiêm trọng)

Hậu phẫu, người bệnh sẽ có những thay đổi tạm thời như tăng tần suất đại tiện, phân mềm hơn. Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật rất hiếm, nếu có thường gặp nhất là nhiễm trùng đường mật.

Chữa sỏi túi mật tại nhà

Bệnh nhân thực hiện, áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ khác tại nhà nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh sỏi túi mật. Gồm:

  • Uống nước ép táo để làm mềm sỏi mật.
  • Ăn hoặc uống hoa atiso.
  • Kim tiền thảo có thể ức chế hình thành sỏi mật và làm mềm sạn túi mật.
  • Các động tác yoga có thể cải thiện triệu chứng liên quan đến sỏi mật.
  • Châm cứu kiểm soát triệu chứng đau do sỏi mật.

Bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi túi mật nếu không điều trị, chăm sóc tích cực có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Viêm túi mật do sỏi mật mắc kẹt ở cổ túi mật, kèm theo cơn đau dữ dội.
  • Tắc nghẽn ống mật chủ khi sỏi mật làm gián đoạn quá trình vận chuyển dịch mật từ túi mật đến ruột non.
  • Tắc nghẽn ống tụy do sỏi mật, gây viêm tụy và đau bụng dữ dội.
  • Ung thư túi mật, nguy cơ cao ở người có tiền sử sỏi mật.

Mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi mật nếu không được điều trị kịp thời

(Mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi mật nếu không được điều trị kịp thời)

Biện pháp phòng tránh sỏi túi mật

Phòng tránh bệnh sỏi túi mật là phương pháp bảo vệ sức khỏe an toàn, kịp thời ngăn chặn các đe dọa đến tính mạng. Một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo như:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Giảm thực phẩm chứa nhiều đường, carbohydrate tinh chế.
  • Ưu tiên chất béo lành mạnh như dầu cá, dầu ô liu, hỗ trợ túi mật co bóp cố định.
  • Loại bỏ chất béo không lành mạnh như đồ chiên rán, món tráng miệng nhiều đường.

Câu hỏi thường gặp

Bên cạnh câu hỏi sỏi túi mật là gì, nhiều bệnh nhân còn băn khoăn về những vấn đề khác liên quan đến bệnh. Dưới đây là những thắc mắc liên quan được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tổng hợp và giải đáp.

Sỏi túi mật 8mm và 17mm có phải phẫu thuật không?

Sỏi túi mật 8mm là loại sỏi có kích thước nhỏ, không cần thiết phải phẫu thuật, có thể dùng thuốc tán sỏi và đào thải qua đường niệu đạo. Sỏi kích thước 17mm tương đối lớn, nếu không gây ảnh hưởng hay biến chứng nghiêm trọng, theo dõi thêm, chưa cần can thiệp ngoại khoa.

Phụ nữ bị sỏi túi mật có nên mang thai không?

Mang thai làm tăng nồng độ hormone estrogen và progesterone, khiến quá trình bài tiết mật chậm lại, gia tăng nguy cơ hình thành sỏi. Bác sĩ luôn khuyến cáo, người bệnh nên điều trị dứt điểm sỏi mật trước khi mang thai, tránh bệnh tình diễn tiến nặng, ảnh hưởng đến thai kỳ.

Phụ nữ bị sỏi mật nên điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai

(Phụ nữ bị sỏi mật nên điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai)

Cách xử lý tình trạng đau sỏi túi mật

Để giảm các triệu chứng đau đớn do bệnh gây ra, bệnh nhân có thể chườm nóng để thuyên giảm hoặc dùng thuốc giảm đau có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Nếu cơn đau dữ dội, tăng dần, không thuyên giảm cần cấp cứu y tế sớm.

Cắt sỏi túi mật có ảnh hưởng gì không?

Sau cắt túi mật, tùy tình trạng mà bệnh nhân được chỉ định dùng thêm một số loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa và bài tiết chất dịch. Thay vào đó, người bệnh cần cắt giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo, trứng ít nhất 3 tháng để cơ thể tự điều chỉnh chức năng dự trữ dịch mật.

Kết lại, bệnh túi sỏi mật là bệnh lý làm tắc nghẽn đường vận chuyển dịch mật tự nhiên, không điều trị và chăm sóc bệnh nhân sỏi túi mật kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân khi có dấu hiệu nghi ngờ cần nhanh chóng thăm khám y tế, chủ động thay đổi lối sống để hỗ trợ cải thiện bệnh tình. Hy vọng bài của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sỏi túi mật là gì và những thông tin liên quan đến bệnh lý này. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,823

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS. BS

TRẦN QUÝ DƯƠNG

Phó Trưởng khoa Ngoại
19001806 Đặt lịch khám