Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào đúng cách?

Dương Minh Ngọc

09-12-2022

goole news
16

Theo các số liệu thống kê, khoảng 40% trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, 7/10 trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm. Do đó việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vô cùng cấp thiết cần được chú trọng đúng mức.

Tổng quan về vi chất kẽm

Kẽm là một trong các vi chất quan trọng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Mặc dù chỉ cần một lượng rất ít, thế nhưng nếu thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Cơ thể người không tự tổng hợp kẽm mà chủ yếu được cung cấp qua đường tiêu hoá bằng thực phẩm hay uống bổ sung (dưới dạng kẽm gluconat, kẽm sulfat, kẽm acetat)... và hấp thu tại ruột non. 

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy vai trò của kẽm với các chức năng của cơ thể và sự có mặt của kẽm trong quá trình tăng trưởng, phát triển cũng được giới y khoa đặc biệt quan tâm. Bởi vậy mà nguy cơ sức khỏe liên quan đến thiếu kẽm là điều mà cộng đồng cần tích cực phòng tránh và việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh là điều rất cần chú trọng.

Kẽm là một nguyên tố vi lượng vô cùng cần thiết đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏKẽm là một nguyên tố vi lượng vô cùng cần thiết đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Vai trò của kẽm đối với trẻ sơ sinh

Con người cần rất nhiều chất dinh dưỡng và các nguyên tố cần thiết để đảm bảo sự cân bằng về chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Kẽm là một trong số đó với sự đóng góp rất lớn vào hàng loạt các vai trò như:

Phát triển não bộ

Kẽm tồn tại một lượng lớn trong trung tâm bộ nhớ của não bộ, do đó trong quá trình hoàn thiện và phát triển não bộ ở trẻ nhỏ không thể thiếu được nguyên tố này, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, đối với người trưởng thành cũng vậy, sau bệnh lý và chấn thương, kẽm giúp sức khỏe của não được cải thiện và giảm lão hoá do tuổi tác nhờ khả năng tăng cường hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh tại đây.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch chính là hàng rào mạnh mẽ nhất để chống lại tác động của bệnh tật. Vậy kẽm có vai trò gì ở đây? Nguyên tố vi lượng này giúp tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch gồm tế bào lympho B và T cùng đại thực bào. Nhờ đó bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh chính là cách giúp củng cố “tấm khiên” bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn đầu đời cũng như trong cuộc đời của trẻ.

Kẽm giúp củng cố hàng rào miễn dịch để chống lại bệnh tậtKẽm giúp củng cố hàng rào miễn dịch để chống lại bệnh tật

Phát triển hệ xương

Không chỉ có Canxi, vitamin D hay photpho mới cần thiết để xương phát triển và chắc khỏe. Kẽm cũng được tìm thấy trong cấu tạo xương. Do đó để trẻ đủ các nguyên tố cần thiết cho một hệ xương toàn diện, giúp năm tháng về sau của trẻ cao lớn và xương chắc khỏe thì ngoài bổ sung canxi, cha mẹ hãy chú trọng đến bổ sung kẽm cho bé.

Giúp trẻ phát triển toàn diện 

Trong khi mang thai, nếu mẹ bổ sung đủ kẽm thông qua thức ăn và các thực phẩm bổ sung (theo hướng dẫn của bác sĩ) thì trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh. Lý do là vì kẽm có mặt trong thành phần cấu tạo của hơn 80 loại enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp ADN, ARN từ đó tạo thành protein giúp trẻ phát triển toàn diện về cân nặng, chiều cao và trí tuệ.

Điều hòa chức năng nội tiết

Các tuyến nội tiết trong cơ thể là “nhà máy” trực tiếp sản xuất nên các loại hormone trong cơ thể. Kẽm lại là nguyên tố không thể thiếu trong việc điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết này (như tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến sinh dục,...). 

Ngoài ra, kẽm còn có chức năng điều hòa và phát triển đặc tính sinh dục, tồn tại trong tuyến tiền liệt giúp tăng cường chức năng sinh lý của nam giới. Đối với nữ giới, kẽm giúp điều hòa kinh nguyệt và giúp làn da khỏe mạnh.

Kẽm giúp duy trì chức năng sinh lý ở bé traiKẽm giúp duy trì chức năng sinh lý ở bé trai

Hấp thu, chuyển hóa các chất

Kẽm tham gia vào quá trình hấp thu và chuyển hoá các vi chất khác như mangan, đồng, nhôm, canxi, magie,... và các enzym khác. Ngoài ra, khi cơ thể không may phải tiếp nhận các kim loại nặng như Asen (As), Cadimin (Cad),… kẽm sẽ giúp làm giảm độc tính, tránh tình trạng oxy hoá tế và ngăn ngừa ngộ độc.

Tăng cường thị lực

Đối với thị lực, kẽm có vai trò như một “nhà vận chuyển” giúp đưa vitamin A vào võng mạc. Khi cơ thể thiếu kẽm, mắt sẽ không nhận đủ vitamin A cần thiết dẫn tới suy giảm thị lực, với người già còn gây thoái hoá điểm vàng. Bởi vậy trong giai đoạn sơ sinh, kẽm giúp hoàn thiện chức năng của mắt, giúp mắt trẻ tinh anh, nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn.

Tăng cảm giác ngon miệng

Trẻ nhỏ thường kén ăn, ăn ít, nhất là khi bị bệnh sẽ ảnh hưởng tới việc nạp dinh dưỡng cho cơ thể. Do vậy, cha mẹ hãy bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tăng cảm giác ngon miệng, kích thích hệ tiêu hoá, giúp trẻ bú sữa và ăn uống đầy đủ.

Kẽm giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích trẻ ăn ngonKẽm giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích trẻ ăn ngon

Dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm

Tỷ lệ trẻ bị thiếu kẽm hiện nay tại Việt Nam rất lớn, biểu hiện khi thiếu vi chất này cũng khó nhận biết bởi dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác của sức khỏe. Vậy khi cơ thể thiếu kẽm sẽ có các triệu chứng nào?

  • Trẻ suy dinh dưỡng nhẹ, chậm tăng trưởng chiều cao và cân nặng.
  • Rối loạn chuyển hoá: Trẻ bỏ bú, chán ăn, táo bón nhẹ, buồn nôn và hay nôn trớ.
  • Rối loạn tâm - thần kinh: Trẻ hay khóc đêm, trằn trọc khó ngủ, thức giấc giữa đêm, thần kinh dễ bị kích thích, trầm cảm, thờ ơ, tính tình cáu gắt,... Ngoài ra, thiếu kẽm khiến trẻ chậm chạp, mơ màng, suy yếu hoạt động của não, chậm phát triển về vận động, rối loạn vị giác - khứu giác, hoang tưởng, bại não,...
  • Suy giảm miễn dịch, dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm đường tiêu hoá, viêm niêm mạc, viêm da,...
  • Tổn thương biểu mô: Viêm da, khô da, dày sừng, nứt gót da hai bên, viêm lưỡi, viêm niêm mạc miệng, dị ứng, viêm mé móng, rụng tóc, vết thương lâu lành,...
  • Tổn thương mắt: Khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, sợ ánh sáng, khó thích nghi với bóng tối,...

Thiếu kẽm gây tình trạng suy dinh dưỡng, quấy khóc, hay thức đêm ở trẻThiếu kẽm gây tình trạng suy dinh dưỡng, quấy khóc, hay thức đêm ở trẻ

Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kẽm không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bên cạnh đó nhu cầu về lượng kẽm cần bổ sung từng giai đoạn là khác nhau và cách bổ sung cũng không giống nhau. Cụ thể là:

  • Trẻ 0 - 6 tháng tuổi: Bổ sung kẽm là 2 mg/ ngày.
  • Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: Bổ sung 5mg kẽm/ngày.
  • Trẻ từ 4-13 tuổi: Bổ sung 10mg kẽm/ngày.
  • Người lớn: Bổ sung 15mg kẽm/ngày.
  • Phụ nữ có thai: Bổ sung 15 - 25mg kẽm/ngày.

Cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh theo độ tuổi

Với từng giai đoạn khác nhau, việc bổ sung kẽm cũng cần linh hoạt để phù hợp với cơ thể và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những cách bổ sung thông dụng nhất theo độ tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo:

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh 0 đến 6 tháng tuổi

Trẻ khi này trong giai đoạn đầu đời với nguồn dinh dưỡng cơ bản nhất chính là sữa mẹ, ngoài ra một số trẻ sẽ được kết hợp bú sữa mẹ và sữa công thức hoặc dùng sữa công thức toàn phần. Trong thời gian này, sữa mẹ có chứa rất nhiều kẽm cùng kháng thể và các chất dinh dưỡng tuyệt vời khác. Do đó mẹ nên ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian này. 

Ngoài ra sữa công thức hiện nay cũng đã được nghiên cứu để cân bằng đủ các lượng vi chất cần thiết, trong đó không thể thiếu kẽm. Tuy nhiên dù có tiên tiến như thế nào đi nữa thì sữa công thức cũng không thể thay thế được nguồn sữa mẹ.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm có lợi và an toàn nhất với trẻ sơ sinhSữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm có lợi và an toàn nhất với trẻ sơ sinh

Để bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh cần thiết cho sự phát triển, trong chế độ ăn từ khi mang thai đến suốt thời gian cho con bú, mẹ nên ưu tiên các thực phẩm giàu kẽm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, các loại hạt, họ nhà đậu và các loại quả giàu vitamin C (như cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi,...) giúp tăng cường hấp thu kẽm tốt hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh lạm dụng gây dư thừa, đồng thời nếu uống cùng sắt thì hãy uống sắt sau khi uống kẽm ít nhất 2 tiếng bởi 2 vi chất này dung nạp cùng lúc thì sắt sẽ ngăn cản quá trình hấp thu kẽm.

Bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Bắt đầu từ 6 tháng, trẻ sẽ được làm quen với việc ăn dặm. Chất lượng của sữa mẹ khi này đã giảm dần so với thời điểm mới sinh, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại tăng lên nên sữa không thể đáp ứng đủ. Do đó mẹ sẽ lựa chọn thực phẩm để chế biến ăn dặm để có thể cung cấp đủ lượng kẽm nói riêng và dinh dưỡng nói chung cho trẻ.

Mẹ hãy lưu ý những điểm sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn đủ 4 nhóm chất gồm tinh bột, đạm, chất béo và vitamin/khoáng chất.
  • Ưu tiên chọn các thực phẩm giàu kẽm như hàu, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, trứng, thịt đỏ, tim, gan, cật, sữa, sữa chua, phô mai, các loại đậu, rau màu xanh đậm, các loại hạt,...
  • Không nên ép trẻ ăn uống, mẹ có thể bổ sung cho trẻ viên kẽm để dần thay đổi khẩu vị, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn (cho trẻ uống dưới sự tư vấn của bác sĩ). Cho trẻ uống sau khi ăn 30 phút, thời gian uống chỉ nên kéo dài trong 2-3 tháng sau đó dừng lại.
  • Cho trẻ ăn thêm các loại trái cây giàu vitamin C để tăng cường hấp thu kẽm.

Lựa chọn thực phẩm giàu kẽm cho trẻLựa chọn thực phẩm giàu kẽm cho trẻ

Lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ

Để tối ưu hoá quá trình hấp thu kẽm, cha mẹ nên lưu ý bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh những điểm sau:

  • Cho trẻ uống kẽm sau khi ăn 30 phút.
  • Không uống đồng thời kẽm và sắt bởi sắt ngăn cản quá trình hấp thu kẽm. Uống sắt sau khi uống kẽm ít nhất 2 tiếng.
  • Kẽm và canxi cũng không nên uống cùng lúc, uống kẽm trước canxi ít nhất 2 tiếng.
  • Cho trẻ uống bổ sung kẽm và các vi chất khác theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tránh dư thừa gây nên tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, ốm vặt,...

Tăng cường trái cây giàu vitamin C để cơ thể trẻ hấp thu kẽm tốt hơnTăng cường trái cây giàu vitamin C để cơ thể trẻ hấp thu kẽm tốt hơn

Trên thị trường hiện nay có hai loại chế phẩm cung cấp kẽm gồm kẽm tổng hợp và kẽm sinh học. Kẽm tổng hợp là kết quả của các phản ứng hoá học trong phòng thí nghiệm của nhà máy dược phẩm; kẽm sinh học lại có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên được tách chiết từ thực phẩm hữu cơ nên đánh giá là an toàn do tương tự như kẽm trong thực phẩm. Do đó với trẻ nhỏ, phụ huynh nên lựa chọn kẽm sinh học để an toàn với trẻ và tăng khả năng hấp thu.

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh hay mọi lứa tuổi đều rất quan trọng giúp duy trì sự cân bằng các chức năng của cơ thể và sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ đi khám tại chuyên khoa Nhi của bệnh viện Đa khoa Phương Đông nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu kẽm và vi chất để được khám, tư vấn và hướng dẫn bổ sung đúng cách nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,025

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

PHẠM HỮU HÒA

Trung tâm sàng lọc Tim mạch và các bệnh bẩm sinh

PGS.TS.BS Cao Cấp

PHẠM HỮU HÒA

Trung tâm sàng lọc Tim mạch và các bệnh bẩm sinh
19001806 Đặt lịch khám