Vết bớt ở trẻ sơ sinh là một dạng bất thường bẩm sinh, lành tính, xuất hiện trên da khi trẻ mới sinh. Việc xuất hiện các vết bớt trên mặt của trẻ sơ sinh khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh tìm hiểu về các vết bớt và cách xóa vết bớt trên mặt trẻ sơ sinh hiệu quả.
Vết bớt trên mặt trẻ sơ sinh là gì?
Vết bớt ở trẻ sơ sinh là một dạng bất thường bẩm sinh, lành tính, xuất hiện trên da khi trẻ mới sinh ra hoặc trong thời gian ngắn sau đó. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da. Bản chất của các vết bớt được cho là do sự phát triển quá mức của các mạch máu, tế bào hắc tố, cơ trơn, chất béo, tế bào sừng hoặc nguyên bào sợi trong da và các cấu trúc dưới da.
Nguyên nhân gây ra vết bớt ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được hiểu rõ và không thể ngăn ngừa được. Một số giả thuyết cho rằng, các vết bớt xuất hiện do sự mất cân bằng cục bộ trong các yếu tố kiểm soát sự phát triển và di chuyển của tế bào da.
Phần lớn, các vết bớt ở trẻ sơ sinh lành tính và một số có thể tự mờ dần hoặc biến mất theo thời gian mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, một số loại vết bớt có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn. Điều này cần phải chú ý nếu các vết bớt phát triển với số lượng lớn hoặc thành từng cụm và vẫn tồn tại khi trẻ đã lớn lên.
Vết bớt bẩm sinh trên mặt trẻ sơ sinh.
Các vết bớt phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh
Các vết bớt ở trẻ sơ sinh thường được phân loại thành hai loại chính: bớt mạch máu và bớt sắc tố. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là các vết bớt mạch máu thường có màu đỏ, trong khi các vết bớt sắc tố có thể có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, xanh, đen, xám… Dưới đây là một số loại vết bớt ở trẻ sơ sinh thường gặp:
Vết bớt ban đỏ
Đây là loại vết bớt có màu sắc đỏ tươi và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể của trẻ. Thường thấy loại vết bớt này được ghi nhận xuất hiện trong vòng 1 tuần sau khi trẻ sinh ra.
Vết bớt ban đỏ trên mặt trẻ sơ sinh.
Vết bớt ban xanh
- Bớt xanh là một loại bớt bẩm sinh phổ biến, được ghi nhận đến 80% trẻ sơ sinh Châu Á.
- Thường thấy loại bớt này xuất hiện chủ yếu ở lưng, cột sống hoặc mông của trẻ, có thể có màu xanh xám, màu xanh đậm hoặc màu xanh lục.
- Bớt xanh, một loại bớt sắc tố, có nguyên nhân do các tế bào biểu bì sắc tố tụ lại dưới lớp hạ bì trong quá trình di chuyển từ trung tâm thần kinh xuống lớp biểu bì.
- Thường thì bớt xanh không ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ và không cần can thiệp liệu pháp nào.
- Thông thường, loại bớt này sẽ mờ dần và biến mất khi bé khoảng 6 tuổi.
- Tuy nhiên, nếu vết bớt này xuất hiện trên mặt và không biến mất, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp xoá bớt phù hợp.
Bớt đốm cá hồi
- Bớt đốm cá hồi, hay còn gọi là bớt cò mổ, thường có màu hồng nhạt hoặc đậm và thường xuất hiện ở vùng mặt của trẻ.
- Các vị trí thường gặp của bớt đốm cá hồi là phía sau đầu, khu vực sống mũi và vùng dưới trán của trẻ.
Bớt rượu vang
- Loại bớt này có màu sắc khá giống với bớt đốm cá hồi nhưng có kích thước lớn hơn nhiều so với bớt đốm cá hồi.
- Thường thấy chúng xuất hiện ở khu vực trên mặt của trẻ, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở vùng ngực hoặc lưng của một số trẻ.
Bướu máu
- Bướu máu là các mạch máu tạo thành một cục đỏ nổi lên trên bề mặt da, xuất hiện ngay sau khi sinh và thường có màu đỏ tươi như dâu tây.
- Loại này thường phổ biến hơn ở các bé gái, trẻ sinh non (sinh trước 37 tuần), trẻ nhẹ cân và trẻ sinh đa thai, như sinh đôi chẳng hạn.
- Bướu máu thường được quan sát là có thể phát triển lớn hơn trong khoảng từ 6 đến 12 tháng đầu tiên, sau đó sẽ nhỏ lại và biến mất vào khoảng năm 7 tuổi.
- Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể xuất hiện dưới da và chuyển sang màu xanh hoặc tím. Trong trường hợp này, bướu máu có thể cần điều trị nếu chúng gây ra các vấn đề như ảnh hưởng đến thị lực, hô hấp hoặc chức năng của các cơ quan liên quan.
Vết bớt đỏ trên mặt trẻ sơ sinh.
Bớt cà phê sữa
- Vết bớt này được gọi là vết bớt cà phê sữa vì màu sắc của nó tương tự như màu của một ly cà phê sữa, từ nâu nhạt đến nâu sẫm.
- Đây là một loạt vết bớt khá phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể, đồng thời cũng có thể có nhiều hơn một vết bớt kiểu này trên cơ thể của trẻ.
Nốt ruồi bẩm sinh hoặc nevi tế bào hắc tố bẩm sinh
- Nốt ruồi bẩm sinh là các nốt ruồi màu nâu hoặc đen do sự phát triển quá mức của các tế bào sắc tố trên da.
- Chúng thường xuất hiện tối hơn trên da sẫm màu và có thể nổi gồ lên hoặc mọc nhiều lông, đặc biệt là khi trẻ vào tuổi dậy thì.
- Tình trạng này có thể tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành ung thư da nếu nốt ruồi trở lớn hơn và nguy cơ này càng tăng khi chúng lớn dần.
- Tuy nhiên, các nốt ruồi dạng này thường không cần điều trị trừ khi có nguy cơ chuyển biến thành ung thư da.
Cách kiểm tra vết bớt sớm cho trẻ sơ sinh
Dưới đây là những cách kiểm tra vết bớt ở trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể tham khảo để kiểm tra sớm cho nhé.
Tiền sử bệnh
- Khi gặp bác sĩ da liễu, tình trạng vết bớt sẽ được xem xét kỹ lưỡng và thông tin về các thành viên trong gia đình hoặc các tình trạng y tế khác có thể liên quan, như ung thư da, cũng được thu thập.
- Thông tin này hỗ trợ bác sĩ trong việc quyết định xem có cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung hay không.
- Ví dụ, nếu trẻ có vết bớt cà phê sữa và có người trong gia đình mắc bệnh u sợi thần kinh loại 1, bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm tình trạng này cho trẻ.
Thăm khám
- Thăm khám da liễu bao gồm kiểm tra toàn diện làn da của trẻ và tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào.
- Bác sĩ cũng tập trung vào việc kiểm tra vết bớt ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trên vùng nhạy cảm như môi, miệng và mắt, bởi vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng của các cơ quan này.
Siêu âm
- Siêu âm da là một xét nghiệm hình ảnh không đau đớn, không xâm lấn, sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh của các cấu trúc bên trong cơ thể.
- Nếu bác sĩ da liễu phát hiện một vết bớt hoặc một nhóm vết bớt lớn với nhiều yếu tố nghi ngờ. Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm da để xem vết bớt có cấu trúc bên dưới như thế nào và liệu có liên quan đến các bộ phận khác của cơ thể hay không.
Quét cộng hưởng từ
- Quét cộng hưởng từ (MRI) sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cấu trúc bên trong cơ thể theo hai và ba chiều.
- Bác sĩ có thể đề xuất chụp MRI để hiểu rõ hơn về mức độ hoặc tính chất của một loại bớt cụ thể, như u mạch máu sâu, đặc biệt là khi siêu âm không cung cấp đủ thông tin.
- Ngoài ra, MRI cũng được sử dụng để cung cấp hình ảnh của não nếu Bác sĩ nghi ngờ về sự phát triển tế bào bất thường liên quan đến vết bớt có thể có ở các bộ phận khác của cơ thể, ví dụ như nếu trẻ có một vết bớt nevus bẩm sinh rất lớn.
Sinh thiết
- Các Bác sĩ da liễu có thể đề xuất làm sinh thiết nếu trẻ có nốt ruồi khi sinh ra trông có hình dáng bất thường.
- Trong quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ loại bỏ một phần nhỏ da tại vị trí nốt ruồi và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Vết chàm trên mặt trẻ sơ sinh.
Cách xóa vết bớt trên mặt trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian
Bớt bẩm sinh không phải là bệnh lý và thường không gây hại cho sức khỏe, chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da. Chỉ một số trường hợp nhỏ có thể liên quan đến các vấn đề về sức khỏe. Để biết chính xác và yên tâm hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ để kiểm tra xem con mình có thuộc trường hợp đó hay không.
Nếu vết bớt không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể thử áp dụng phương pháp dân gian tại nhà để xóa vết bớt trên mặt trẻ sơ sinh.
Sử dụng tôm đồng tươi và nước chanh pha loãng
- Hãy lột vỏ con tôm đồng và nhúng thịt tôm vào nước chanh pha loãng, sau đó chà nhẹ nhàng lên vết bớt trên da bé một cách cẩn thận.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, sau khoảng nửa tháng bạn có thể thấy vết bớt mờ dần đi.
- Mặc dù nhiều người truyền tai nhau cách chữa vết bớt cho trẻ sơ sinh bằng tôm đồng và nước chanh, nhưng thực tế hiệu quả của phương pháp này thường không như mong đợi.
Sử dụng tinh dầu dừa để xóa bớt cho trẻ sơ sinh
- Một trong những cách xóa vết bớt trên mặt trẻ sơ sinh theo dân gian là sử dụng tinh dầu dừa.
- Tinh dầu dừa được cho là có khả năng làm mờ vết bớt và giữ cho da mềm mại. Bạn có thể thoa một lượng nhỏ tinh dầu dừa lên vùng da bị vết bớt mỗi ngày và massage nhẹ nhàng.
- Tuy nhiên, nên thận trọng và kiểm tra da của bé trước khi sử dụng để đảm bảo không gây kích ứng da.
Khi nào cần điều trị vết bớt trên mặt trẻ sơ sinh?
Nếu như trẻ sơ sinh có vết bớt không ảnh hưởng đến sức khỏe, ba mẹ có thể thử áp dụng phương pháp dân gian. Tuy nhiên theo các chuyên gia y khoa, bớt sắc tố bẩm sinh ở trẻ hoàn toàn có thể xóa được. Tùy thuộc vào từng dạng bớt, có thể không cần điều trị hoặc áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay:
Phẫu thuật
- Nếu bớt sắc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, phương pháp phẫu thuật thường sẽ được áp dụng.
- Thông thường, bác sĩ sẽ đề xuất loại bớt cần loại bỏ khi chúng ăn sâu vào da, nằm gần vùng mắt và có thể ảnh hưởng đến thị lực, hoặc nếu có nguy cơ nghiêm trọng như ung thư.
Xóa bớt sắc tố bằng Laser công nghệ cao
- Xóa bớt sắc tố bằng công nghệ Laser cao cấp là phương pháp điều trị hiệu quả nhất, đặc biệt đối với các vết chàm như bớt xanh, bớt cá hồi và bớt rượu vang có kích thước lớn, gây ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ của trẻ.
- Do đó, việc làm mờ vết bớt sắc tố bẩm sinh càng sớm càng giúp tăng cơ hội thành công trong điều trị.
Bớt sắc tố ở trẻ sơ sinh cần được điều trị sớm
Hy vọng qua bài viết cách xóa vết bớt trên mặt trẻ sơ sinh sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về các vết bớt và cách điều trị vết bớt như thế nào nếu như làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ngoài ra nếu như ba mẹ còn có thắc mắc gì về cách điều trị vết bớt trên mặt trẻ sơ sinh hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất nhé. Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!