Cơn đau quặn thận thường là cơn đau do sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Cơn đau thường khá dữ dội, kéo dài vài giờ khiến người bệnh không thể chịu đựng được và buộc phải đi cấp cứu. Đây là tình trạng rất nguy hiểm khiến người bệnh phải chịu biến chứng nặng nề như ứ nước, ứ mủ, suy thận cấp,... thậm chí tử vong.
Cơn đau quặn thận là gì?
Cơn đau quặn thận là cơn dau do viên sỏi kích thước lớn hoặc vì một lý do gì đó mà mắc kẹt trong đường tiết niệu gây cản trở dòng tiểu. Cơn đau quặn thận điển hình bao gồm các đặc điểm sau:
- Thường xảy ra ở 1 bên thận
- Cơn đau dữ dội và có xu hướng lan xuống vùng bẹn
- Triệu chứng khác: tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi, sốt, ớn lạnh,...
Cường độ cơn đau từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào kích thước và vị trí viên sỏi.
(Hình 1 - Cơn đau quặn thận thường là do sỏi thận gây ra)
Triệu chứng của cơn đau quặn thận
Bạn có thể nhận biết cơn đau quặn thận bằng các dấu hiệu như sau:
- Đột ngột cảm thấy đau từ mạn sườn ở bên lan đến xương sườn dưới và hông. Sau đó, cơn đau lan ra lưng, bụng dưới hoặc hướng về bẹn.
- Cơn đau xuất hiện từng đợt và kèm theo cảm giác buồn nôn
- Đau khi đi tiểu
- Có máu trong nước tiểu
- Nước tiểu đục
- Đi tiểu nhiều, ít hơn bình thường hoặc đi tiểu gấp
- Xuất hiện tinh thể trong nước tiểu
- Sốt
- Ớn lạnh
Cách phân biệt cơn đau quặn thận so với các vị trí khác
Triệu chứng cơn đau quặn thận trên lâm sàng
- Đau đột ngột sau những hoặc xuất hiện sau những cơn đau nhẹ ở vùng hông
- Cơn đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ
- Người bệnh cảm thấy đau dữ dội và không có tư thế giảm đau hiệu quả
- Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau đớn ở vùng thắt lưng. Sau đó, cơn đau lan ra trước xuống vùng bẹn, hố chậu hay vùng cơ quan sinh dục ngoài tùy vào vị trí tắc nghẽn
- Cơn đau có thể chấm dứt đột ngột sau đó chuyển sang âm ỉ đau ở vùng lưng, hông
- Triệu chứng khác: chướng bụng, nôn mửa, rối loạn đường tiểu (đái buốt, đái máu, đái nhiều lần),....
(Hình 2 - Các cơn đau do thận gây ra thường xuất hiện từ thắt lưng, kéo xuống vùng bẹn và hố chậu)
Chẩn đoán cận lâm sàng
Trên thực tế, các bác sĩ sẽ dựa trên các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán xác định và các chẩn đoán loại trừ để đưa ra được kết luận bệnh nhân có đang phải chịu đựng cơn đau quặn thận hay không.
Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp X quang có thể phát sỏi thận, vị trí và kích thước viên sỏi
- Siêu âm ổ bụng để nhận định tình trạng ứ nước thận cùng bên với cơn đau. Ngoài ra, siêu âm sỏi thận ổ bụng còn phát hiện được sỏi kém cản quang hoặc các vật gây bế tắc đường tiểu như cục máu đông, cục mủ, ô bướu,.... và loại trừ sỏi mật
- Chụp hệ niệu cản quang đường tĩnh mạch để xác định hình ảnh giãn nở của hệ tiết niệu trên vị trí tắc của tác nhân gây ra cơn đau quặn thận và đánh giá chức năng thận ở bên đau cũng như bên không đau.
- Chụp CT với nhiều lát cắt giúp bác sĩ nhận biết hình sỏi niệu tốt kể cả trường hợp sỏi kém cản quang với độ chính xác từ 93 - 98%. CT Scan có thể đánh giá mức độ tắc đường niệu mà không cần tiêm thuốc cản quang.
- Xét nghiệm nước tiểu: Nếu trong kết quả tổng phân tích nước tiểu phát hiện hồng cầu vượt ngưỡng cho phép.
(Hình 3 - Phát hiện sỏi thận là nguyên nhân gây ra cơn đau quặn thận qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh)
Chẩn đoán phân biệt
Đê chẩn đoán chính xác cơn đau quặn thận, bác sĩ cần phân biệt vị trí sỏi thận với vị trí tắc niệu quản đoạn trên trở lên như sau:
- Bên phải dễ nhầm lẫn với viêm túi mật cấp và sỏi mật
- Bên trái cần phân biệt với viêm loét dạ dày, viêm tuỵ
Vị trí niệu quản giữa cũng cần loại trừ:
- Với viêm ruột thừa cấp nếu đau bên phải
- Với viêm túi thừa đại tràng nếu đau bên trái
Vị trí niệu quản dưới cũng dễ nhầm lẫn với triệu chứng kích thích bàng quang như viêm bàng quang, sỏi bàng quang,...
Đồng thời, người bệnh cần phân biệt cơn đau quặn thận với các nguyên nhân gây đau hông, lưng khác:
- Phình động mạch chủ bụng
- Viêm bể thận
- Áp xe thận
- Nhồi máu thận
- Các nguyên nhân gây tắc niệu quản như bệnh khúc nối bể thận, xơ hẹp niệu quản, xơ hoá sau phúc mạc,...
- Đau cơ thắt lưng
- Bệnh zona thần kinh
- Viêm rễ thần kinh thắt lưng
- Viêm màng phổi
(Hình 4 - Zona thần kinh cũng có thể gây ra các cơn đau lưng hông)
Ngoài ra các cơn đau quặn thận cũng rất dễ nhầm lẫn với bệnh sản phụ khoa như:
- Thai ngoài tử cung hoặc thai vòi tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Nang buồng trứng xoắn
- Hội chứng giãn tĩnh mạch buồng trứng
- Có thai gây hiện tượng thận ứ nước sinh lý
Cơn đau quặn thận có nguy hiểm không?
Có. Tình trạng này nếu không xử trí kịp thời sẽ gây biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Một số biến chứng thường gặp như ứ nước, ứ mủ, suy thận cấp,...
Cơn đau quặn thận kéo dài bao lâu?
Cơn đau quặn thận có 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn khởi phát: Cơn đau bộc phát từ lúc sáng sớm hoặc trong đêm khiến người bệnh thức dậy. Cường độ đau tăng dần và đạt đỉnh điểm sau 30 phút
- Giai đoạn ổn định: Bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau mạnh mẽ nhất vào lúc 1 - 4 giờ, lâu nhất là nửa ngày. Điều này khiến đa số người bệnh phải đến Bệnh viện trong giai đoạn này.
- Giai đoạn giảm đau: Cơn đau giảm nhanh sau 1 - 3 giờ (sau khi người bệnh được dùng thuốc giảm đau hoặc tự nhiên không cần dùng thuốc. Sau đó, người bệnh có thể ngủ và cơn đau sẽ biến mất khi thức dậy.
(Hình 5 - Cơn đau có thể hành hạ người bệnh hàng giờ)
Cách làm giảm cơn đau quặn thận
Điều trị triệu chứng
Với các cơn đau quặn thận trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần uống acetaminophen và theo dõi. Trong trường hợp người bệnh đau nặng phải cấp cứu thì người bệnh sẽ cần tiêm thuốc giảm đau, uống thuốc chống co thắt. Nếu có biểu hiện nôn ói, nhân viên y tế sẽ tiêm thêm thuốc chống nôn hoặc người bị mất điện giải sẽ truyền dịch.
Trên lâm sàng cũng tồn tại một số ca bệnh dùng thuốc giảm đau không hiệu quả, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau NSAIDs, thuốc giảm đau thần kinh.
Điều trị ngoại khoa
Nếu các phương pháp điều trị triệu chứng, bác sĩ sẽ cần tiến hành các biện pháp ngoại khoa để giải quyết nguyên nhân triệt để như:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Sóng xung động tác động hướng vào vùng có sỏi, phá vỡ thành nhiều mảnh nhỏ và tự đào thải ra ngoài khi đi tiểu
- Nội soi qua hông lưng: Bác sĩ sẽ chèn dụng cụ nội soi vào bên trong cơ thể đẻ tìm, phá vỡ và hút sỏi ra ngoài
- Tán sỏi qua da: bác sĩ sẻ sử dụng cây kim chọc vào vùng da lưng để tiếp cận và đường hầm đó được nong bằng một dụng cụ khác để đạt kích thước mong muốn. Sau đó, máy nội soi sẽ được đưa vào để sử dụng năng lượng laser tán sỏi. Sỏi được tán thành nhiều mảnh vụn nhỏ và hút ra ngoài.
- Sonde JJ niệu quản: Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được đặt JJ niệu quản để giảm tắc nghẽn đường tiểu và sỏi tự đào thải ra ngoài.
(Hình 6 - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thực hiện nội soi tán sỏi bằng laser)
Những lưu ý quan trọng cho bệnh nhân và gia đình
Để chăm sóc bệnh nhân cơn đau quặn thận hiệu quả, gia đình cần lưu ý:
- Nếu cơn đau kéo dài hàng giờ thì không nên tự ý mua thuốc uống và cần đến Bệnh viện kịp thời
- Tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc của bác sĩ
- Sau khi được điều trị bằng cách biện pháp như mổ nội soi, tán sỏi qua da,... hãy tái khám định kỳ và dùng thuốc sau phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ
Làm thế nào để phòng ngừa cơn đau quặn thận
Điều may mắn là mỗi người vẫn có thể chủ động phòng ngừa cơn đau quặn thận bằng các thói quen đơn giản như:
- Uống đủ 2 lít nước/ ngày
- Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn xuống còn 2g/ ngày
- Cắt giảm dần protein động vật như thịt bò, hải sản
- Giảm lượng thức ăn có hàm lượng oxalate cao như các loại hạt và rau chân vịt
- Cung cấp canxi từ các nguồn thực phẩm có mùi như phomai, đậu lăng và rau lá xanh
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về thận hoặc muốn kiểm tra chức năng thận định kỳ thì gợi ý bạn nên đến Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn cao kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại, sẽ giúp bệnh nhân chẩn đoán hiệu quả và xét nghiệm chính xác tình trạng thận - tiết niệu - nam học.
Có thể nói, cơn đau quặn thận với cường độ lớn, kéo dài hàng giờ có thể khiến người bệnh đau đớn, khổ sở và phải đi cấp cứu ngay lập tức. Do đó, ngay khi phát hiện bạn có các dấu hiệu tiểu tiện bất thường và các cơn đau quặn thận, hãy đến Bệnh viện uy tín sớm nhất có thể!