Đau lưng bên trái: Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Phương Loan

16-03-2024

goole news
16

Đau lưng bên trái là hiện tượng cơ xương khớp phổ biến, chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi do thoái hóa khớp hoặc bệnh lý liên quan làm suy giảm chức năng khớp. Tuy nhiên, đau thắt lưng trái ngày càng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, đi đứng sai tư thế,...

Đau lưng bên trái là bệnh gì?

Đau lưng bên trái là tình trạng đau vùng lưng dưới bên trái cơ thể, thường gặp các cơn đau nhói, đau buốt hoặc đau châm chích. Tùy bệnh nhân mà cơn đau có tần suất và cường độ khác nhau, hoàn toàn phụ thuộc vào sức khỏe của cơ xương khớp cũng như những bệnh nền khác.

Đau lưng bên trái thường xuất hiện cơn đau nhói, đau buốt, đau châm chích

(Đau lưng trái thường xuất hiện cơn đau nhói, đau buốt, đau châm chích)

Đau thắt lưng bên trái là bệnh lý phổ biến nhất, vì xương vùng thắt lưng là nơi chịu áp lực chính từ các hoạt động đi, đứng, chạy nhảy của cơ thể. Đau lưng trái cũng là biểu hiện của một số căn bệnh xương khớp như:

  • Đau xơ cơ.
  • Thoái hóa mấu khớp.
  • Tràn dịch mấu khớp.
  • Lệch nhân đĩa đệm.
  • Thần kinh tọa.

Vùng thắt lưng và đốt sống cùng là hai vị trí thường bị di căn tế bào ung thư, vậy nên khi xuất hiện các cơn đau lưng hoặc đau mỏi lưng bên trái, người bệnh cần được thăm khám tại cơ sở y tế, đặc biệt đối tượng người cao tuổi.

Triệu chứng đau sau lưng bên trái

Đau lưng trái xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, tương ứng với từng bệnh lý riêng biệt. Triệu chứng cơn đau lưng trái có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc bùng phát theo đợt, gây bất tiện cho những hoạt động sinh hoạt thường ngày. 

Biểu hiện đau lưng người bệnh có thể gặp phải:

  • Cơn đau âm ỉ, đau nhói ở lưng hoặc vai.
  • Căng cơ.
  • Xương giảm tính linh hoạt, vùng thắt lưng hoặc toàn lưng gặp tình trạng căng cứng.
  • Yếu hoặc tê vùng cánh tay, chân.
  • Mất kiểm soát tiểu tiện.
  • Tê hoặc ngứa ran bàng quang.

Triệu chứng đau sau lưng bên trái

(Triệu chứng đau sau lưng bên trái)

Một số vị trí xuất hiện cơn đau như:

  • Bị đau sau lưng bên trái dưới bả vai.
  • Đau lưng bên trái gần eo.
  • Đau lưng bên trái gần mông.
  • Đau thắt lưng bên trái lan xuống mông.
  • Đau lưng bên trái phía dưới.
  • Đau nửa lưng bên trái.

Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau tại các vị trí nêu trên, cần đến thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau tại nhà, gây biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây đau lưng bên trái

Đau lưng trái có thể là cơn đau cấp tính do bị chấn thương, ngã hoặc cơn đau mạn tính do viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa. Dưới đây là 10 bệnh lý gây đau lưng trái thường gặp.

Tổn thương hoặc căng cơ

Người bệnh liên tục có hành động đứng, chạy với cường độ cao quá mức, xương vùng thắt lưng và đốt sống sẽ cùng chịu áp lực lớn từ cơ thể, dẫn đến căng cơ. Khi nhóm cơ bị lạm dụng quá mức, tình trạng căng cơ kéo dài sẽ khiến đau thắt lưng trái gia tăng. Phổ biến ở nhóm đối tượng trẻ.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hệ quả của việc lao động quá sức, vùng cơ xương bị áp lực khiến cột sống bị tổn thương. Dẫn đến nhân nhầy bên trong rò rỉ ra bên ngoài, chèn ép rễ thần kinh và gây cơn đau tại vị trí đó.

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây cơn đau lưng trái

(Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây cơn đau lưng trái)

Có ba loại thoát vị đĩa đệm gây đau lưng trái:

  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
  • Thoái hóa khớp ở khớp mặt.
  • Rối loạn chức năng khớp.

Nhiễm trùng thận

Thận nằm tại vùng lưng dưới, gần các xương thắt lưng và xương đốt sống cùng nên khi nhiễm trùng thận hay viêm thận xảy ra sẽ gây đau lưng. Cơn đau do nhiễm trùng thận tạo ra thường bị nhầm lẫn thành đau lưng và đau thắt lưng.

Sỏi thận

Sỏi thận gây đau lưng thường có kích thước lớn, gây căng tức vùng hông hoặc thắt lưng kéo dài. Các viên sỏi bên trong thận di chuyển, gây va chạm với thận khiến thận bị trầy xước hoặc chảy máu, dẫn đến cơn đau thắt lưng trái.

Viêm tụy

Tuyến tụy nằm ngang qua xương cột sống lưng, đảm nhiệm chức năng hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa lượng đường trong máu. Khi tuyến tụy bị sưng, vị trí cột sống có tuyến tụy đi qua sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến đau thắt lưng trái.

Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng các mô khớp bị phá vỡ theo thời gian, thường gặp ở quá trình lão hóa xương tự nhiên của người cao tuổi. Hiện tượng này làm giảm khả năng linh hoạt, cùng vùng khớp, gây ra những triệu chứng lâm sàng như đau thắt lưng bên trái, đau thắt lưng bên phải hoặc khó di chuyển.

Rối loạn chức năng khớp

Rối loạn chức năng khớp là sự suy giảm chức năng các khớp và bộ phận liên quan đến vận động của khớp, gồm gân, xương, khớp, sụn và cơ. Bệnh thường phát triển ở người cao tuổi, người lao động nặng hoặc ngồi làm việc sai tư thế.

Rối loạn chức năng khớp do lao động nặng và ngồi sai tư thế

(Rối loạn chức năng khớp do lao động nặng và ngồi sai tư thế)

Rối loạn cơ xương khớp có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào, tuy nhiên hay gặp ở một số vùng khớp ít vận động như cánh tay, vai, gáy, cổ, hông, lưng, đầu gối hoặc bàn chân. Đau lưng trái là một trong những triệu chứng của bệnh, bên cạnh các biến chứng như viêm đĩa đệm, thoái hóa cột sống, bệnh gout, viêm cơ tim, viêm khớp dạng thấp,...

Khối u cột sống

U cột sống có triệu chứng đau thắt lưng trái, đau lưng vùng trên hoặc lưng giữa do các cơ khỏe mạnh bị suy yếu, dây thần kinh bị chèn ép. Người bệnh cần phân biệt cơn đau u cột sống gây tại vùng lưng trên, vùng trung tâm với cơn đau bất thường xuất hiện tại lưng dưới hoặc bụng.

Chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống thường do tai nạn gây nên, cột sống chịu tổn thương trực tiếp dẫn đến vùng cơ xương xung quanh, gồm cả xương thắt lưng bị ảnh hưởng. Bệnh đi kèm với triệu chứng đau lưng bên trái hoặc cả hai bên, đồng thời làm hạn chế khả năng hoạt động liên quan đến cột sống

Đau lưng bên trái ở phụ nữ

Ở phụ nữ, có hai nguyên nhân riêng biệt gây đau phần lưng bên trái:

Nguyên nhân gây đau lưng trái ở phụ nữ

(Nguyên nhân gây đau lưng trái ở phụ nữ)

  • Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng các mô tế bào tử cung phát triển bất thường bên ngoài tử cung. Cơn đau bên trái xuất phát từ buồng trứng, ống dẫn trứng bị ảnh hưởng.
  • Đau thắt lưng trái ở phụ nữ mang thai là tình trạng không hiếm gặp, hormone relaxin phát triển dẫn đến nội tiết tố thay đổi, gây các cơn đau nhức.

Biến chứng đau thắt lưng bên trái

Đau thắt lưng bên trái tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng gây suy giảm sức khỏe thể chất, tinh thần người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng, dẫn tới các biến chứng:

  • Đau lưng mạn tính.
  • Suy giảm sức khỏe tinh thần nghiêm trọng.
  • Người bệnh gặp khó khăn trong vận động, tiền đề của những căn bệnh về tim mạch, béo phì, viêm khớp hoặc đái tháo đường.

Những biến chứng nguy hiểm của đau thắt lưng bên trái

(Những biến chứng nguy hiểm của đau thắt lưng bên trái)

Vậy nên, khi xuất hiện các cơn đau lưng bên trái, dù cường độ hay tần suất ít thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị, phòng tránh biến chứng xảy ra.

Phương pháp chẩn đoán đau mỏi lưng bên trái

Hiện nay có ba phương pháp chẩn đoán đau lưng bên trái được ứng dụng phổ biến, bao gồm:

  • X-quang cho phép xem xét tình trạng xương vùng thắt lưng, chủ yếu chẩn đoán hình dáng cũng như cấu trúc xương.
  • CT chỉ định nhằm chẩn đoán các trường hợp nhiễm trùng, rối loạn cơ, gãy xương hoặc xác định vị trí khối u bất thường.
  • Chụp cộng hưởng từ: MRI giúp bác sĩ nhìn rõ và chi tiết hơn tình trạng cơ xương khớp bệnh nhân, đánh giá chính xác tiên lượng biến chứng hoặc nguy cơ người bệnh gặp phải.

Điều trị đắt lưng bên trái

Các điều trị đau lưng trái đầu tiên là cần thăm khám bác sĩ chuyên môn, người bệnh được đánh giá, chẩn đoán và xây dựng phương án điều trị kịp thời. Tiếp đến sẽ thực hiện một số chỉ định tăng hiệu quả như:

  • Nghỉ ngơi điều độ, tránh vận động mạnh gây áp lực đến cơ xương khớp.
  • Vật lý trị liệu tại các trung tâm, tăng cường sức mạnh cơ lưng và cơ bụng.
  • Dùng thuốc chống viêm NSAID hoặc thuốc giãn cơ.
  • Phẫu thuật áp dụng với trường hợp cơn đau dữ dội, không đáp ứng tốt với phác đồ điều trị lâm sàng từ 6 - 12 tuần

Phòng ngừa cơn đau nhức lưng trái

Nếu thuộc danh sách đối tượng nguy cơ mắc bệnh đau lưng trái, chưa xuất hiện triệu chứng hay biến chứng thì bạn cần lập tức phòng ngừa bằng cách:

Những biện pháp phòng ngừa đau lưng bên trái

(Những biện pháp phòng ngừa đau lưng bên trái)

  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn để duy trì và tăng sức khỏe cơ lưng.
  • Giảm hoạt động làm áp lực lớn đến cột sống, vùng xương thắt lưng.
  • Giữ thế thẳng, hạn chế đi giày cao gót.
  • Hạn chế nằm, ngồi một chỗ quá lâu khiến cơ lưng bị yếu, trì trệ.

Trong trường hợp cần một phác đồ chuyên sâu, tư vấn bởi chuyên gia hàng đầu lĩnh vực Chấn thương chỉnh hình thì bạn có thể liên hệ 1900 1806 để đặt lịch với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Như vậy, Phương Đông vừa chia sẻ đến bạn đau lưng bên trái là hiện tượng đau cơ xương khớp phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất ở người già. Người trẻ đang có xu hướng mắc bệnh, cần phòng tránh bằng cách điều chỉnh lối sống, tư thế cũng như hoạt động thường ngày.

2,532

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp

PGS.TS.BS Cao Cấp

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp
19001806 Đặt lịch khám